Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1-1-2017
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng – 250.000 đồng mỗi tháng so mức lương hiện nay; thời điểm thực hiện từ ngày 1-1-2017.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Đề xuất tăng thêm mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng-250.000 đồng/tháng từ ngày 1-1-2017
Theo đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 180.000 đồng – 250.000 đồng mỗi tháng so mức lương hiện nay; thời điểm thực hiện từ ngày 1-1-2017.
Video đang HOT
Cụ thể, theo đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp gồm 4 mức như sau: Mức 3,75 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng I; mức 3,32 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng II; mức 2,9 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với vùng III và mức 2,58 triệu đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, mức lương tối thiểu trên (tăng từ 180.000 đồng-250.000 đồng so với hiện hành năm 2016, tương ứng với mức tăng theo tỉ lệ phần trăm từ 7,1-7,5% tùy theo từng vùng, mức bình quân tăng 7,3%) được tính toán dựa trên cơ sở bù đủ trượt giá sinh hoạt năm 2016 dự kiến khoảng 4,5%-5% để bảo đảm tiền lương thực tế cho người lao động; cải thiện theo mức tăng năng suất lao động xã hội khoảng 2%-2,5% để thực hiện lộ trình điều chỉnh bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người lao động. Nếu thực hiện theo phương án nêu trên thì đáp ứng được khoảng từ 94% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tùy theo từng vùng.
Về địa bàn áp dụng, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất cơ bản giữ nguyên 4 vùng và danh mục địa bàn ở 4 vùng theo quy định tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14-11-2015 của Chính phủ; nhưng có xem xét, cân đối điều chỉnh, bổ sung một số địa bàn áp dụng theo đề nghị của UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương, cụ thể:
Điều chỉnh phân vùng từ vùng II lên vùng I đối với huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; từ vùng III lên vùng II, gồm: TP Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam, TP Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; Từ vùng IV lên vùng III, gồm: huyện Quế Sơn, Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam, thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh và điều chỉnh từ vùng III xuống vùng IV đối với huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang.
Theo Báo Người Lao Động
Người lao động được tăng lương từ hôm nay 1/1/2016
Mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP, từ hôm nay 1/1 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Người lao động được tăng lương từ hôm nay 1/1/2016
Mức lương mới này sẽ áp dụng với các đối tượng:
Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Việc tăng lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động vì trượt giá đồng tiền. Trước đó theo điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, có 19,9% người lao động cho biết tiền lương hiện nay không đủ sống, 72% phải "thắt lưng buộc bụng" để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Mức lương tối thiểu vùng này là mức thấp nhất để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận lương. Quyết định tăng lương này một mặt cải thiện đời sống người lao động, mặt khác cũng gây không ít gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Ngoài ra, từ 1/1/2016 Chính phủ sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này bằng mức lương cơ sở.
Theo_NDH
'Formosa thuê chúng tôi chở chất thải đi đổ 2,8 triệu đồng/chuyến' Đó là khẳng định của ông Nguyễn Giang Hà, Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ sinh thái Thiên Cầm (ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trước thông tin chất thải từ dự án Formosa Hà Tĩnh đem đổ ở bãi rác gần biển Thiên Cầm từ tháng 5-2015. Trưa 14-7, ông Hà cho biết khoảng tháng 5-2015,...