Đề xuất tăng lương hưu từ đầu năm 2022
Dự kiến có 8 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/1/2022 khi chính sách được ban hành…
Ảnh minh họa.
Nội dung này được nêu trong dự thảo Nghị định Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang được lấy ý kiến.
Theo dự thảo, từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với 8 nhóm đối tượng.
Cụ thể, điều chỉnh tăng cho nhóm cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
Video đang HOT
Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại các nghị định: 92, 34, 121 và 09.
Nhóm người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91 về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng.
Nhóm cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130.
Nhóm quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương.
Nhóm công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Nhóm quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 62 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Cuối cùng là nhóm người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
Đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng, dự thảo đề xuất tăng thêm 200.000 đồng/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng trở xuống.
Trường hợp người có mức lương hưu, trợ cấp hằng tháng từ 2,3 triệu đồng/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/tháng thì tăng lên bằng 2,5 triệu đồng.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lý giải, đề xuất mức điều chỉnh là 15% nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát.
Đồng thời, mức này để chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 do trong năm 2020 và năm 2021 không thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Mức điều chỉnh trên thấp hơn mức lãi suất đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội trong 3 năm 2019, 2020 và năm 2021 (khoảng gần 17%), như vậy phù hợp với tốc độ tăng trưởng đầu tư của Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Thực hiện theo phương án này thì số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả ước là 896.823 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng (bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế). Số đối tượng được điều chỉnh từ nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả ước là 2.283.819 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 168.045 tỷ đồng.
Việc thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với nhóm đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng thì có khoảng 426 nghìn người được điều chỉnh. Dự kiến kinh phí tăng thêm nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022 là 700 tỷ đồng.
Chế độ khi nghỉ việc để cách ly
Đối với trường hợp người lao động bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc đối tượng có đủ điều kiện để hưởng 1 trong 5 chế độ theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng chế độ BHXH .
Ông Nguyễn Văn Quang Quân (TP Hà Nội) hỏi: "Mới đây, khi tôi thông báo phải thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày do dịch Covid-19 theo yêu cầu của cơ quan y tế, công ty yêu cầu tôi phải làm đơn xin nghỉ phép hoặc nghỉ không hưởng lương. Xin hỏi yêu cầu của công ty có phù hợp với quy định hiện hành. Những ngày tôi thực hiện cách ly thì có được hưởng BHXH không?".
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) trả lời: Theo quy định tại khoản 1 điều 3 và khoản 1 điều 4 Luật BHXH năm 2014, BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động (NLĐ) khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. Chính sách BHXH được thực hiện với 5 chế độ là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đối với trường hợp NLĐ bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc đối tượng có đủ điều kiện để hưởng 1 trong 5 chế độ nêu trên theo quy định của pháp luật sẽ không được hưởng chế độ BHXH. Việc trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch Covid-19 được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 98 của Bộ Luật Lao động 2012, hướng dẫn tại Văn bản số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25-3-2020 của Bộ LĐ-TB-XH. Đề nghị ông căn cứ vào quy định trên để thực hiện hoặc liên hệ sở LĐ-TB-XH tỉnh, TP nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Các địa phương tăng cường đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại cơ sở lao động Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường triển khai đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong các cơ sở lao động. Hải Dương xet nghiêm sang loc cho công nhân cac khu công nghiêp trươc khi đi vao san xuât (Ảnh:...