Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội
Bộ LĐTB&XH đề xuất tăng 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2022. Số người dự kiến được điều chỉnh từ nguồn ngân sách Nhà nước là gần 897.000 người.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Nếu nội dung này được thông qua, 8 nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/1/2022.
Theo đó, dự thảo đề xuất điều chỉnh cho người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, tăng 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng trở xuống. Tăng lên 2,5 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ 2,3 triệu đồng/người/tháng đến dưới 2,5 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội dự kiến tăng 15% kể từ năm 2022. Ảnh: Thế Sơn.
Bộ LĐTB&XH cho biết đề xuất này nhằm đảm bảo bù đắp trượt giá để duy trì giá trị của khoản lương hưu, trợ cấp hiện hưởng của người thụ hưởng do tác động bởi yếu tố lạm phát. Việc này cũng nhằm chia sẻ một phần thành quả từ phát triển kinh tế của các năm 2019-2021 và lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không được điều chỉnh trong giai đoạn 2020-2021.
Ngoài ra, mức điều chỉnh trên thấp hơn mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội trong 3 năm 2019, 2020 và 2021 (khoảng gần 17%), phù hợp với tốc độ tăng trưởng đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội.
Nếu thực hiện theo phương án này, số người được điều chỉnh lương và trợ cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước chi trả là gần 897.000 người, dự kiến kinh phí tăng thêm trong năm 2022 là 47.226 tỷ đồng, bao gồm cả khoản đóng bảo hiểm y tế.
Dự kiến, hơn 2,2 triệu người sẽ được điều chỉnh lương và trợ cấp từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, kinh phí tăng thêm trong năm 2022 khoảng 168.045 tỷ đồng.
Khoảng 426.000 người là đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 và có mức lương hưu đang hưởng thấp hơn 2,5 triệu đồng/tháng sẽ được điều chỉnh lương và trợ cấp. Nếu thực hiện điều chỉnh từ ngày 1/1/2022, chi phí tăng thêm dự kiến là 700 tỷ đồng.
Gộp trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hai tháng 3 và 4 tại 13 địa phương
Bảo hiểm xã hội đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm chi trả lương hưu và sắp xếp thời gian chi trả phù hợp với từng địa bàn, tránh tập trung đông người.
Chi trả tiền lương hưu tới tận tay người hưởng. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam )
Do dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện trở lại trong cộng đồng và diễn biến nhanh trong thời gian ngắn tại một số tỉnh, thành phố. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được đầy đủ, kịp thời và đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang triển khai gộp kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại một số địa phương có dịch COVID-19.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội 13 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Bình Dương, Hưng Yên thực hiện gộp chi trả lương hưu , trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 3 và 4 vào cùng một kỳ chi trả.
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với bưu điện tỉnh đề xuất các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm chi trả và thời gian chi trả phù hợp với từng địa bàn tránh tập trung đông người; thực hiện nghiêm yêu cầu 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế), đảm bảo an toàn cho người hưởng theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, riêng các địa bàn đang có dịch và bị phong tỏa, các cơ quan thực hiện xây dựng phương án tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng.
Tại tất cả các điểm chi trả, bưu điện 13 tỉnh, thành phố phải tổ chức phun khử khuẩn trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; tăng cường thêm nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để tập trung quá số người theo Chỉ thị số 05/CT-TTg, Thông báo số 28/TB-VPCP.
Để đảm bảo an toàn cho người hưởng, nhân viên làm công tác chi trả phải thực hiện nghiêm khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn./.
Hướng tới 50% người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội ở đô thị không bằng tiền mặt Mục tiêu đến hết năm 2021, 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, mai tháng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị. Giao dịch tại cơ quan bảo hiểm xã hội (Ảnh: VSS). Đây là một trong những nội dung trong Kế hoạch do Bảo hiểm xã...