Đề xuất tách Tây nguyên gộp vào 2 vùng khác
Hoàn thiện phương án phân vùng để tăng liên kết, hợp tác phát triển giữa các tỉnh, vùng nhưng không thể bỏ qua các yếu tố an ninh chính trị.
Ngày 4-6, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để triển khai thực hiện Luật Quy hoạch.
Đưa Lâm Đồng, Bình Thuận về Đông Nam bộ
Để triển khai Luật Quy hoạch, mới đây Bộ KH&ĐT trình Chính phủ hai phương án phân vùng.
Phương án 1 sẽ giữ nguyên hai vùng đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL, tách vùng trung du và miền núi phía bắc hiện tại thành vùng Đông Bắc và Tây Bắc, tách vùng duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ (tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa vào vùng Nam Trung bộ). Cùng đó là điều chỉnh đưa Lâm Đồng và Bình Thuận sang vùng Đông Nam bộ và gộp bốn tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào vùng Nam Trung bộ.
Như vậy, vùng Đông Nam bộ mới được hình thành trên cơ sở vùng Đông Nam bộ hiện nay và bổ sung thêm hai tỉnh (Lâm Đồng và Bình Thuận).
Trong khi đó, phương án 2 được đa số bộ, ngành, địa phương đồng thuận. Tính đến ngày 4-6, phương án này được 10/14 bộ, ngành và 49/59 địa phương chọn. Theo đó, tách vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung thành hai vùng, đó là vùng Bắc Trung bộ và vùng Nam Trung bộ (tỉnh Thừa Thiên-Huế ở vùng Bắc Trung bộ), mở rộng vùng đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang để trở thành vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ.
Với phương án này, vùng Bắc Trung bộ gồm năm tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế; vùng Nam Trung bộ gồm tám tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Các vùng Tây Nguyên (năm tỉnh), Đông Nam bộ (sáu tỉnh, TP) và vùng ĐBSCL (13 tỉnh, TP) vẫn giữ nguyên như hiện nay.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: VGP/NHẬT BẮC
Video đang HOT
Phân vùng không phải là cộng dồn các tỉnh
Phát biểu tại cuộc họp, đa số chuyên gia ủng hộ phương án 2.
GS-TS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng trước đây chúng ta đã có nhiều quy hoạch nhưng vấn đề phát triển vùng, liên kết vùng còn nhiều hạn chế. Vấn đề cần đặt ra là cần thể chế về chính sách, pháp luật để quy hoạch gắn kết các tỉnh, thành, gắn kết nguồn lực. Nếu không thì phân vùng, quy hoạch chỉ là sự cộng dồn của các địa phương.
“Nhân quy hoạch về phân vùng này thì cần kiến nghị thêm về cơ chế điều hành, điều tiết trong các vùng. Đây là điểm yếu nhất từ quy hoạch đến thực tiễn” – ông Thái nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS-TS Trần Trọng Hanh, nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, cho rằng chúng ta đã có những quy hoạch nhưng thiếu ba vấn đề về thể chế rất lớn, đó là: Cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng và chính sách liên kết vùng. Trong đó, cơ quan điều phối vùng, chính sách tài khóa vùng thì không hiện diện trong các văn bản pháp luật, còn vấn đề liên kết vùng được đề cập đến nhiều nhưng việc thực hiện còn mờ nhạt trên thực tiễn.
TS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Hà Nội, cho rằng bên cạnh việc phân định các vùng, cần tạo các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển. Đại biểu kiến nghị vùng thủ đô và vùng TP.HCM là hai vùng đặc thù.
Bên cạnh đó, ông Đào Ngọc Nghiêm cho rằng khi đã có phân vùng thì phải xây dựng quy chế hợp tác trong nội vùng, để khắc phục hạn chế hiện nay các tỉnh phải tự xúc tiến hợp tác với nhau. Ông Nghiêm đề xuất cần có quỹ hợp tác vùng do Chính phủ quyết định, bởi không có quỹ thì không thể đẩy mạnh hợp tác.
GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, cho rằng kèm theo quy hoạch vùng này phải có cơ chế để kỷ luật chấp hành. “Làm quy hoạch vùng là để quy hoạch kinh tế – xã hội tỉnh. Là tỉnh này phải giảm công nghiệp, nhường việc đó cho tỉnh kia. Chứ mạnh ông nào ông ấy làm, mất tính đồng bộ thì vỡ trận hết” – ông Võ nói.
Hoàn thiện phương án trình Chính phủ quyết định
Sau khi lắng nghe, tiếp thu các ý kiến, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh quy hoạch vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch quốc gia, là quy hoạch có tính tích hợp đa ngành nhằm đưa ra phương hướng phát triển tổng thể, đồng bộ của toàn vùng.
Phó Thủ tướng cho rằng quy hoạch vùng làm nổi bật lên những đặc trưng, tạo ra không gian kết nối, hỗ trợ và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tinh thần, bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Qua ý kiến của các chuyên gia (đa số đồng thuận với phương án 2), Phó Thủ tướng nhấn mạnh những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện như: Mục tiêu của phân vùng, cơ chế hợp tác, liên kết vùng, những tác động về chính sách thông qua kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn vốn đầu tư, không gian phát triển của vùng…
Theo Phó Thủ tướng, phân vùng phải tính đến sự tương đồng về yếu tố địa lý, tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa, dân tộc… phát huy tiềm năng lợi thế của vùng, các địa phương để phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời ứng phó với các thách thức, phát huy sự gắn kết trong nội vùng. Ngoài các vùng kinh tế còn cần các vùng đặc thù để tạo động lực phát triển.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ KH&ĐT tổng hợp các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ quyết định về phương án phân vùng ngay trong tháng 6 này.
Cần chú trọng đặc trưng Tây Nguyên
Theo ý kiến các bộ, ngành, phương án 2 được đánh giá là có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, độ ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng.
Riêng về vùng Tây Nguyên, phương án 2 cho rằng cần phải giữ quy hoạch vùng, không thể ghép với vùng Nam Trung bộ. Lý do là vùng Tây Nguyên có những đặc trưng văn hóa, dân tộc và đời sống xã hội cần được chú trọng để phát huy. Tây Nguyên có nhiều yếu tố về kinh tế – xã hội, an ninh chính trị cần được quan tâm, có chính sách riêng để xử lý hài hòa. Bên cạnh đó, về điều kiện tự nhiên, địa hình vùng Tây Nguyên khác so với các tỉnh Nam Trung bộ: Có địa hình cao, là cao nguyên đá xếp tầng có độ cao trung bình 600-800 m so với mực nước biển, khí hậu cận xích đạo có hai mùa mưa và khô rõ rệt.
Hoàn thiện "đề bài" cho việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia
Đây là mục đích của phiên họp Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì sáng 19-5 tại Trụ sở Chính phủ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Theo Luật Quy hoạch, có 4 Quy hoạch cấp quốc gia là Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và Quy hoạch ngành quốc gia. Để triển khai lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, ngày 14-2-2020, Chính phủ đã có Nghị quyết thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng thẩm định. Thành viên Hội đồng là bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và một số chuyên gia về quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng.
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và các đơn vị nghiên cứu quy hoạch đã cơ bản xây dựng được các nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị và các chuyên gia, nhà khoa học. Trên cơ sở đó, cuộc họp của Hội đồng thẩm định sẽ xem xét trước khi trình Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở cho việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại cuộc họp, các ý kiến thảo luận đều nhất trí cho rằng Quy hoạch tổng thể quốc gia là một quy hoạch mới, vừa mang tầm vóc của chiến lược phát triển quốc gia, vừa có tính chất vật thể, không gian. Việc xây dựng, trình Quốc hội thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia là bước đột phá, thể hiện tầm nhìn chiến lược trong phân bố không gian các hoạt động kinh tế-xã hội, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030 đang được xây dựng, trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao và biểu dương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển, các bộ, cơ quan liên quan và các chuyên gia, nhà khoa học đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hồ sơ nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 để trình Hội đồng thẩm định. Trên cơ sở ý kiến thảo luận, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ để sớm trình Chính phủ theo quy định.
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, do phải thực hiện song song, gần như đồng thời các Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch vùng, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch tổng thể quốc gia nên phải có sự phối hợp rất chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cơ quan bộ, ngành Trung ương, các địa phương; huy động sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà khoa học ở từng ngành, lĩnh vực. "Cách làm chung là không quá cầu toàn, theo phương pháp đúng dần, không máy móc, phụ thuộc", Phó Thủ tướng nói.
Về quan điểm, Phó Thủ tướng lưu ý việc lập Quy hoạch tổng thể quốc gia phải phù hợp với Cương lĩnh xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030. Quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm phân bổ và huy động hợp lý các nguồn lực quốc gia bảo đảm phát triển nhanh và bền vững phải có tính định hướng cao, thể hiện rõ các quan điểm, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, định hướng 2045-2050, phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Đồng thời, thể hiện được việc định hướng không gian phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng; tạo sự gắn kết hài hòa giữa phát triển với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thể hiện được sự kế thừa, phát triển các quy hoạch hiện có.
* Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045 là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trong buổi làm việc với Tổng cục Quản lý đất đai về Đề án lập nhiệm vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2045, ngày 19-5, tại Hà Nội. Thứ trưởng đề nghị, Tổng cục tiếp thu ý kiến các đại biểu nhằm hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2045; làm rõ mục tiêu của chiến lược nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đến năm 2045.
Theo ông Chu An Trường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, hiện nay Tổng cục đã xây dựng dự thảo đề cương nhiệm vụ xây dựng Chiến lược sử dụng đất cấp quốc gia có tầm nhìn dài hạn đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược này sẽ tạo nền tảng cơ sở lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; phát huy nguồn lực đất đai, tăng giá trị kinh tế, tài chính đất đai đem lại hiệu quả sử dụng đất cao nhất; Góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và giữ vững chủ quyền; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài.
Thường trực Chính phủ họp về các chương trình, dự án hợp tác với Lào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải chủ động tăng cường hợp tác thực chất, hiệu quả với các đối tác bạn Lào. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Thực hiện Thỏa thuận Lãnh đạo cấp cao hai nước Việt-Lào, chiều 3/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã...