Đề xuất sửa luật cho xe máy phân khối lớn vào cao tốc
Cho rằng xe phân khối lớn có độ an toàn cao, một số ý kiến đề xuất cấp phép cho loại xe này đi vào cao tốc.
Tại Hội thảo lấy ý kiến sửa Luật Giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ tổ chức ngày 9/11, một số đại biểu đề nghị cơ quan chức năng cân nhắc việc cho xe máy phân khối lớn lưu thông vào cao tốc.
Theo ông Trần Hữu Minh, Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Việt Nam hiện có hơn 20.000 xe trên 175cc do đó cần xây dựng lộ trình cho loại xe phân khối lớn đi vào đường cao tốc. Để đảm bảo an toàn, ông Minh cho rằng chỉ nên cấp phép với loại xe 1.100cc trở lên.
Đại diện diễn đàn Otofun, ông Nguyễn Mạnh Thắng nêu thông tin, đa số quốc gia trên thế giới đã cho phép xe máy phân khối lớn đi vào đường cao tốc. Loại xe từ 400cc trở lên được thiết kế tích hợp nhiều công nghệ an toàn, hệ số an toàn cao, duy trì được tốc độ ổn định có thể lưu thông trên cao tốc. Xe từ 1.000 cc trở lên ở Việt Nam rất ít mà hệ số an toàn giữa xe 400cc và 1.000 cc không khác nhau nhiều.
“Chúng ta nên quy định thế nào là xe phân khối lớn, bao nhiêu dung tích trở lên sẽ được lưu thông trên đường cao tốc”, ông Thắng đề nghị.
Theo Luật giao thông đường bộ hiện nay, xe phân khối lớn không được lưu thông trên cao tốc. Ảnh: Xuân Hoa
Video đang HOT
Trái với quan điểm trên, bà Trịnh Minh Hiền, nguyên Vụ trưởng Pháp chế Bộ Giao thông cho rằng xe máy vào cao tốc rất nguy hiểm do không kiểm soát được số lượng xe.
“Không phải chúng ta không quản được thì cấm, nhưng trong điều kiện Việt Nam, lực lượng kiểm soát nhìn bằng mắt thường khó nhận biết xe nào 400 phân khối, xe nào 300, 200 hay 1.000″, bà Hiền nói và cho hay, các nước cho xe máy vào cao tốc do họ ít xe và đi với tốc độ cao, còn Việt Nam có nhiều xe máy với nhiều chủng loại, phân khối khác nhau.
Theo bà Hiền, nhiều người có bằng A2 mà không được đi vào cao tốc cũng phí xe, nhưng đây là vấn đề khoa học và cần tổng kết từ thực tiễn. Cần tính toán xe có phân khối từ bao nhiêu trở lên được đi vào cao tốc, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng ra sao, lực lượng chức năng có kiểm soát được không…
Vấn đề cho phép xe phân khối lớn đi vào cao tốc hay không được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu từ năm 2015. Dù Luật giao thông đường bộ chưa quy định song nhiều chuyên gia kiến nghị cho phép phương tiện này đi vào cao tốc.
Nguyên Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng từng nhận định, đường cao tốc chỉ quá tải vào ngày lễ, bình thường rất vắng nên không co cơ gi đê không cho xe phân khôi lơn lưu thông. Nếu Luật chưa cho phép, Bộ Giao thông có thể xin Thủ tướng cho thí điểm tại 3 tuyến cao tốc gồm Hà Nội – Lào Cai, TP HCM – Dầu Giây và TP HCM – Trung Lương.
Anh Duy
Theo VNE
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai bắt đầu áp dụng phạt qua camera
Ngày 3/11, hệ thống camera trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai bắt đầu tự động ghi hình ảnh về hành vi vi phạm để cảnh sát giao thông xử lý theo cả hai hình thức "xử phạt nóng" và "xử phạt nguội".
Tại lễ ra quân tuần tra, kiểm soát trên cao tốc sáng 3/11, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông, cho biết sau khi camera tự động ghi lại hình ảnh xe vi phạm trên cao tốc, cán bộ trung tâm điều hành sẽ thông báo cho lực lượng tuần tra trên đường để dừng phương tiện xử lý. Trường hợp vi phạm chưa xử phạt tại chỗ sẽ được nhận văn bản thông báo theo địa chỉ của chủ xe.
"Với xe chưa sang tên đổi chủ, xe cho thuê... phiếu báo vi phạm vẫn gửi về địa chỉ của chủ xe. Ngoài phạt lỗi vi phạm trên đường, chủ xe còn bị phạt chưa sang tên đổi chủ theo nghị định 46", ông Dánh nói. Lực lượng công an địa phương, cơ quan đăng kiểm sẽ giám sát chủ xe thực hiện nộp phạt.
Hình ảnh vi phạm được camera chụp lại và báo về trung tâm điều hành. Ảnh: Đ.Loan
Theo Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, hiện cả nước có hơn 700 km cao tốc, mật độ giao thông lớn nên sẽ tạo áp lực cho ngành công an nếu phải bố trí cảnh sát trên các tuyến cao tốc. Việc đưa camera giám sát ghi lại hình ảnh để phạt nguội là giải pháp tích cực, được nhiều nước áp dụng, Việt Nam cũng từng bước thực hiện biện pháp này.
"Hệ thống giám sát không được để xảy ra sai sót, gây khiếu kiện đối với chủ phương tiện. 2 tháng thí điểm xử phạt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai sẽ là kinh nghiệm để nhân rộng phạt qua camera trên các tuyến cao tốc khác", Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
6 cột đo tốc độ tự động cả hai chiều đường được lắp đặt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh: Đ.Loan
Hệ thống giám sát và xử lý vi phạm an toàn giao thông bằng hình ảnh trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai do Công ty Hệ thống thông tin FPT xây dựng, bao gồm 6 máy đo tốc độ, 58 camera trong đó 42 camera lắp đặt tại 22 vị trí có chức năng tự động ghi lại hình ảnh vi phạm; 16 camera lắp đặt tại 6 trạm thu phí để kiểm soát xe ra vào cao tốc, tự động cảnh báo phương tiện vi phạm, hết hạn đăng kiểm...
Công nghệ xử lý hình ảnh nhận dạng biển số xe tự động có độ chính xác cao, tốc độ nhanh, nhận dạng được cả biển số hư hỏng, mờ sơn và trong điều kiện thời tiết xấu, ban đêm.
Đoàn Loan
Theo VNE
TS Lê Xuân Nghĩa: Có thể chấp nhận vay vốn Trung Quốc làm đường cao tốc Bắc Nam Đóng góp ý kiến về các nguồn vốn để xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng nên vay nguồn vốn bên ngoài. "Trong hoàn cảnh hiện nay, chúng ta có thể chấp nhận vay đồng Nhân dân tệ để tránh rủi ro về tỷ giá". Đưa...