Đề xuất sáp nhập sở kế hoạch và tài chính, sở xây dựng và giao thông
Nhiều sở ngành ở địa phương được đề xuất sáp nhập theo hướng tinh gọn, quy định rõ ràng số lượng cấp phó và số lượng tổ chức bên trong sở.
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành.
Theo dự thảo này, sẽ hợp nhất, cơ cấu lại một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh như: Sáp nhập sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính thành Sở Kế hoạch – Tài chính, đồng thời hợp nhất các tổ chức bên trong của 2 sở bảo đảm tinh gọn, sắp xếp số lượng cấp phó của tổ chức bên trong sở.
Các sở được sáp nhập để tinh giảm lãnh đạo và cán bộ. Ảnh: Xuân Hoa
Cơ cấu tổ chức của Sở này gồm: Văn phòng, Thanh tra và không quá 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Hà Nội và TP HCM được thành lập thêm một phòng để quản lý riêng về công sản và một chi cục thay cho một phòng chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính doanh nghiệp.
Sở Xây dựng cũng được đề xuất sáp nhập với Sở Giao thông vận tải và Sở Quy hoạch và Kiến trúc tại Hà Nội và TP HCM thành Sở Giao thông, Xây dựng và Phát triển đô thị. Cơ cấu gồm: Văn phòng, Thanh tra và không quá 9 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (trên cơ sở tổ chức lại 12 phòng chuyên môn, nhiệm vụ hiện có của các Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải).
Ngoài ra, Sở Du lịch sẽ được tách từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch với cơ cầu bao gồm văn phòng, Thanh tra và không quá 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo Anh Duy (VNE)
Video đang HOT
"Bộ trưởng nào muốn tinh giản bộ máy dễ bị cô lập"
Hầu hết các Bộ, ngành chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm biên chế. Trong số 22 Bộ, chỉ Bộ Công Thương, Nội vụ đề xuất giảm bộ máy. Những Bộ trưởng muốn thực hiện tinh giản, thu gọn bộ máy được cho là "dễ bị cô lập".
Sáng 22/2, đoàn giám sát của Quốc hội về vấn đề cải cách bộ máy hành chính nhà nước tổ chức Hội thảo "Cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước - khung chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện".
Bộ trưởng cũng khó xoay xở vì các mối quan hệ nội bộ
Tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản nêu thông tin, có đến 20/22 bộ ngành đồng thời đề nghị tăng biên chế. Chỉ có hai bộ đề xuất giảm là Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ, trong đó Bộ Công Thương là tiêu biểu, đề nghị giảm mạnh nhất.
Trao đổi thêm về thông tin này, Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, Bộ Công Thương đã làm rất quyết tâm, giảm từ hơn 30 đầu mối xuống còn 28.
Thông tin đưa ra nhận được nhiều ý kiến thảo luận. Nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Hồng Sơn nhận xét: "Tâm lý các Bộ, ngành luôn chỉ muốn tăng chứ không muốn giảm. Bộ trưởng nào muốn thực hiện tinh giảm, tinh gọn bộ máy thì dễ bị cô lập".
Ông Lê Hồng Sơn phân tích, thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, việc xác định cho phép thành lập, xác định tên đơn vị, xác định chức năng nhiệm vụ của các vụ là một sự dễ dãi. Thậm chí có người nói đó là sự tuỳ tiện theo ý muốn chủ quan của người đứng đầu.
"Mỗi nhiệm kỳ, mỗi đời Bộ trưởng lại có sự thay đổi về số lượng, tên gọi của các vụ. Sự thay đổi này lại chủ yếu theo hướng tăng, chia nhỏ chức năng. Cá biệt có vị lãnh đạo quan niệm rằng Bộ có nhiều đầu mối, nhiều đơn vị cấp dưới mới oai, mới thể hiện vị thế của Bộ, ngành mình" - ông Sơn trình bày tham luận của mình tại hội thảo.
Theo ông Sơn, quy chuẩn không chặt chẽ, nhận thức quan điểm không đúng đắn dẫn đến việc các đơn vị phình bộ máy, tăng biên chế. Gọi đó là căn bệnh trầm kha khó chữa, người từng nhiều năm làm việc "gác cửa" các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chỉ rõ, việc này khiến cho một số Bộ trưởng muốn thực hiện chủ trương tinh gọn, tinh giảm đúng định hướng cũng khó bề xoay xở vì không xử lý được mối quan hệ nội bộ. Cụ thể, đó là sự "vấp chân" với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ cũng như trong tập thể lãnh đạo Bộ.
Ông Sơn khái quát: "Nhìn chung tâm lý chung chỉ muốn tăng không muốn giảm đang khá phổ biến, những người thấy rõ sự bất hợp lý, muốn thực hiện đúng chủ trương tinh gọn, tinh giảm thì lại dễ bị cô lập, bị coi là đi ngược lại lợi ích của Bộ, ngành".
TS.Lê Hồng Sơn nguyên là Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp.
Việc quen thân, lo lót rất quan trọng với công chức
Đi liền với vấn đề bộ máy phình lớn, một vấn đề được các đại biểu nêu ra tại hội thảo là hệ quả của việc tuyển dụng, bổ nhiệm tràn la, những biểu hiện của tệ tham nhũng, "chủ nghĩa vị thân" len chân vào các cơ quan nhà nước.
TS.Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng phân tích bằng một công cụ đo đếm là chỉ số PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) từ 2011 - 2016. Hàng năm khảo sát PAPI đã trao đổi trực tiếp, lắng nghe những trải nghiệm của gần 14.000 người dân, được chọn ngẫu nhiên, về những nội dung về quản trị và hành chính công.
Phát hiện từ PAPI cho thấy, 5 năm qua các giá trị về lĩnh vực cải cách hành chính luôn được người dân đánh giá cao (trên 70% hài lòng) hơn hẳn các trục nội dung liên quan đến thể chế, đạo đức công vụ, liên quan đến lĩnh vực quản trị.
Cụ thể, các chỉ số như sự tham gia của người dân, công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tham nhũng luôn chỉ đạt trên 50% và chưa thấy tiến bộ qua các năm.
"Người dân đã không ngần ngại khi trả lời câu hỏi: Ông/bà có thấy việc quen thân (còn gọi là chủ nghĩa vị thân) hoặc lo lót có quan trọng khi vào làm công chức, viên chức không? Kết quả có đến trên 80% người được hỏi trả lời là rất quan trọng hoặc quan trọng. Nhìn cả 63 tỉnh, thành thì tỷ lệ số người cho rằng quan hệ thân quen hoặc hối lộ để có việc làm trong cơ quan nhà nước là không quan trọng rất khác nhau ở các tỉnh thành" - ông Dinh dẫn chứng.
Trong khi đó, mặt tiêu cực trong tuyển chọn công chức/viên chức, ảnh hưởng của "chủ nghĩa vị thân" cũng được thể hiện rõ trên phạm vi toàn quốc. Suốt 5 năm liền, sự đánh giá của người dân tính trung bình trên cả nước là rất thấp (có giá trị 1,06 - 1,2 trên giá trị tối đa là 5).
Những con số đong đếm được từ PAPI cũng cho thấy, xã hội dường như đã quen với tập quán tham nhũng vặt, giá trị của trục nội dung "kiểm soát tham nhũng" có giá trị thấp so với lĩnh vực cải cách hành chính và dẫm chân tại chỗ 5 năm liền.
Theo Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng, một hiện tượng cũng đáng quan ngại, đó là dường như người dân đã quen và cam chịu với tham nhũng vặt, chạy chọt, hối lộ. Số liệu từ khảo sát PAPI cho thấy người dân ngày càng không còn hăng hái tố cáo hành vi tham nhũng khi bị vòi vĩnh, đòi hối lộ.
Cụ thể, tỷ lệ người bị vòi vĩnh đã tố giác hành vi đòi hối lộ giảm dần từ 9,15% của 2011 xuống 2,67% năm 2015.
Sự chịu đựng đối với hành vi tham nhũng cũng tăng lên theo thời gian, sẵn sàng bỏ qua, đồng loã với tham nhũng, số tiền bị vòi vĩnh tăng nhiều qua các năm.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ Nội vụ ủng hộ chủ trương sáp nhập quận để tinh gọn bộ máy Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết, về thông tin liên quan đến đề xuất sáp nhập quận thành tại TP Hồ Chí Minh, đến thời điểm này (ngày 17/2), Bộ Nội vụ chưa nhận được văn bản chính thức của TP Hồ Chí Minh; nhưng quan điểm của Bộ Nội vụ rất ủng hộ vấn đề này. Quang cảnh buổi Họp...