Đề xuất rút học phổ thông xuống 11 năm: Chuyên gia nói gì?
Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội nên rút học phổ thông 12 năm xuống còn 11 năm, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới đều áp dụng hệ học phổ thông 12 năm. Do vậy, Việt Nam không nên thay đổi.
Chiều 11/6, tại phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước Quốc hội, đại biểu Trịnh Ngọc Phương, tỉnh Tây Ninh, cho biết, nhiều nhà khoa học nhận định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay không phù hợp, cần rút ngắn. Theo đại biểu Phuơng, đã đến lúc phải đổi mới toàn diện chương trình phổ thông nên theo cơ cấu 9 2 thay vì 12 năm. Vì xét hoàn cảnh phần lớn người học và điều kiện kinh tế của đất nước, việc kéo dài đến 12 năm học là không phù hợp, lãng phí, các em học hết 12 năm vẫn quay về lao động chân tay, nếu thi rớt đại học.
GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết, năm 2013, theo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Chỉ có ít nước sử dụng hệ học phổ thông 11 năm.
Ở Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, ta sử dụng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, sau tăng lên 12 năm. Mặt khác, nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 cũng đã quyết định chọn hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm.
“Quan điểm của tôi là vẫn giữ nguyên hệ giáo dục học phổ thông 12 năm. Bởi nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng áp dụng hệ học phổ thông 12 năm và họ đã có nghiên cứu chứng minh là phù hợp”, GS Hạc nói.
GS Hạc dẫn chứng, ở Anh, Mỹ, Đức… hiện nay cũng đều sử dụng hệ giáo dục phổ thông 12 năm. Chỉ có điều khác là các nước này phân hóa, phân ban trình độ nhận thức của học sinh từ sớm. Nước Anh cũng chỉ để học sinh học phổ thông đến hết 10 năm, 2 năm cuối cùng người ta gọi là trình độ A (ở Việt Nam gọi là lớp 11, 12). Học sinh được học theo môn mà mình dự định thi vào đại học, cao đẳng. Như vậy, với chương trình này, sau lớp 10, một số học sinh cũng có thể đi học nghề, lao động…
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng, nên giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Bởi theo Tiến sĩ Lâm, nếu thay đổi, Việt Nam sẽ phải đổi mới rất nhiều thứ như: hệ thống sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình học… Những việc này khá tốn kém, trong khi đó kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa thật sự nhiều. Hơn nữa, ở nước ngoài, phần lớn dạy học sinh cả ngày, còn ở Việt Nam chỉ dạy nửa ngày.
Video đang HOT
“Như vậy, số giờ để cho học sinh trau dồi kiến thức, kỹ năng ít và các em sẽ khó đảm bảo chương trình học hiện nay. Thêm nữa, nếu bớt đi một năm, sự trưởng thành ở các em chưa nhiều, khi ra ngoài xã hội, các em dễ vấp ngã, ứng xử trong công việc chưa linh hoạt”, Tiến sĩ Lâm chia sẻ.
“Tôi cũng đã ra nước ngoài. Tôi thấy ở các nước tiên tiến cũng sử dụng hệ giáo dục phổ thông 12 năm. Ở nước Đức cũng học 12 năm, nhưng trong quá trình học phổ thông họ phân luồng rất rõ. Ngay từ lớp 9, những em học tốt mới cho vào trường học phổ thông tốp trên rồi học tiếp lên đại học. Còn học sinh trung bình sang học tốp dưới rồi đi vào học nghề hoặc học trường cao đẳng. Việc phân luồng họ làm rất chặt. Tôi thấy Việt Nam cũng có thể xem xét để học hỏi việc phân luồng này”, Tiến sĩ Lâm nói.
Học sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, với điều kiện như hiện nay, Việt Nam nên giữ nguyên học phổ thông 12 năm. Bởi có hơn 100 nước trên thế giới đang sử dụng hệ học phổ thông 12 năm và họ cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh việc học 12 năm là hợp lý. Chỉ có số ít nước như Philippines sử dụng hệ học phổ thông 11 năm, nhưng hiện nay cũng đang cân nhắc chuyển sang hệ 12 năm.
“Hiện tại, tôi thấy nhiều học sinh trung học phổ thông khi tốt nghiệp ra trường trình độ, nhận thức vẫn còn kém. Nếu rút ngắn hệ giáo dục phổ thông xuống còn 11 năm, học sinh ở miền núi có thể bị cắt giảm chương trình thì khi tốt nghiệp trình độ sẽ còn kém hơn. Do vậy quan điểm của tôi vẫn ủng hộ hệ học phổ thông 12 năm”, PGS.TS Vỳ nói.
Về ý kiến cho rằng việc kéo dài đến 12 năm học là không phù hợp, lãng phí, phần lớn các em học hết 12 năm vẫn quay về lao động chân tay, nếu thi rớt đại học, TS Vỳ cho rằng, mục tiêu hướng đến việc giảm chi phí cũng cần thiết nhưng việc lo cho học sinh đến nơi đến chốn và chất lượng vẫn quan trọng hơn. Nếu giảm bớt được một năm mà chương trình không đảm bảo thì lại không tốt.
Theo Khampha
Tuyển sinh 2014: Dưới điểm sàn có thể đỗ đại học
Đó là ý kiến của ông Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT trước rất nhiều thắc mắc của học sinh về việc liệu tuyển sinh riêng có làm mất cơ hội vào đại học năm 2014.
Sáng (26/12), buổi giao lưu với Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga về những điểm mới trong mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, đã thu hút rất đông sự quan tâm của phụ huynh, học sinh.
Tăng cơ hội vào đại học
Trong buổi giao lưu, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhận được nhiều thắc mắc từ các sĩ tử về việc kết quả thi của trường tuyển sinh riêng không được sử dụng để xét tuyển sang các đại học khác liệu có làm mất đi cơ hội vào đại học. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, phương án tuyển sinh mới sẽ tăng cơ hội vào đại học của các sĩ tử.
Giải thích rõ hơn về băn khoăn này, ông Ga cho biết: "Nhiều thí sinh chỉ giỏi 1-2 môn học, khi thi theo ba chung rất có thể bị trượt, thậm chí dưới điểm sàn. Nhưng nếu tham dự kỳ tuyển sinh riêng do các trường tổ chức, các em vẫn có cơ hội đỗ đại học".
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 sẽ mở rộng hơn cánh cửa vào đại học của sĩ tử - Ảnh: Hoàng Hà.
Theo ông Ga, các trường tuyển sinh riêng có thể tổ chức phương án thi hoàn toàn mới, thậm chí chưa bao giờ có trong thực tế. Bởi mục tiêu của kỳ thi này nhằm giúp trường tìm được những thí sinh có năng lực phù hợp với ngành nghề đào tạo. Đây là điểm yếu mà kỳ thi ba chung không thực hiện được.
Có mặt tại buổi giao lưu, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Khảo thí và kiểm định chất lượng cũng cho rằng: "Năm nay cơ hội để các em được vào đại học cao hơn mùa tuyển sinh năm 2013. Ngoài kỳ thi ba chung, các em có thể tham gia hai đợt tuyển sinh riêng. Như vậy, cơ hội thi của các em nhiều hơn, xác suất đậu sẽ lớn hơn".
Là người cũng có con sẽ dự thi đại học năm 2013, ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Giáo dục đại học chia sẻ: "Sau khi dự thảo tuyển sinh riêng được ban hành, con tôi cũng rất lo lắng và thắc mắc. Tuy nhiên khi tiến hành bất cứ đổi mới nào, Bộ GD - ĐT vẫn coi trọng quyền lợi của các em học sinh".
Đề thi vẫn bám sát chương trình phổ thông
Cũng theo ông Bùi Anh Tuấn dù kỳ thi năm nay có nhiều thay đổi, nhưng nội dung, hình thức thi vẫn phụ thuộc vào chương trình phổ thông.
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Bùi Văn Ga trong buổi giao lưu
Được biết, sau 10/2/2014, đề án tuyển sinh riêng, trong đó có quy định rõ về hình thức (thi tuyển, xét tuyển), nội dung thi (tự luận, trắc nghiệm, phỏng vấn), sẽ được Bộ GD - ĐT công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của xã hội.
Các học sinh cũng có quyền tham gia góp ý, nếu đề án nào không được sự đồng tình của dư luận, chắc chắn sẽ chưa được thực hiện trong năm 2014.
Ngày 10/3/2014, danh sách các trường được quyền tuyển sinh riêng sẽ được công bố. Những nội dung này Bộ GD - ĐT sẽ cập nhật trong cuốnNhững điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 để các sĩ tử có đầy đủ thông tin trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Để giúp các sĩ tử yên tâm, Thứ trưởng Bùi Văn Ga động viên: "Các em hãy học bình thường. Dù theo phương án nào, nội dung, đề thi đại học, cao đẳng sẽ không có sự thay đổi lớn, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Nếu các em cảm thấy tự tin, có thể thử sức tham gia các kỳ thi riêng, hoặc không vẫn thi theo ba chung của Bộ tổ chức. Điều đó sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các em thể hiện năng lực của mình".
Theo Trithuc
Xin lỗi... em đã trượt đại học Suốt 18 năm qua chị vất vả nuôi em ăn học. Vậy mà, em lại không thể hoàn thành được nguyện ước của chị! Vậy là kết thúc kỳ thi đại học được gần hai tháng, kết quả mà em đạt được sau 12 năm đèn sách là: trượt đại học. Sau hơn một tháng kể từ ngày biết điểm, còn lại trong...