Đề xuất quy định về trợ giúp khẩn cấp
Tại dự thảo Nghị định quy định chính sách trợ giúp xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất quy định về trợ giúp khẩn cấp.
Theo dự thảo, đối tượng được trợ giúp khẩn cấp gồm: 1- Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác; 2- Người bị thiếu đói dịp Tết nguyên đán, thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt; 3- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị sập, trôi, cháy, phải di dời khẩn cấp, bị hư hỏng nặng; 4- Người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc lý do bất khả kháng.
Nguồn lực trợ giúp khẩn cấp từ ngân sách nhà nước và từ nguồn đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó, về trợ giúp khẩn cấp từ nguồn lực vận động đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, dự thảo nêu rõ: Hàng hóa, nhu yếu phẩm do cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu của người dân và các tổ chức tại địa phương được trợ giúp. Đối với hàng hóa cứu trợ mới, yêu cầu phải có nguồn gốc về xuất xứ, bảo đảm niên hạn sử dụng hàng hóa phù hợp. Chi phí vận chuyển hàng hóa do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa cứu trợ tự bảo đảm ít nhất đến địa điểm được cứu trợ tập trung tại địa phương. Ban cứu trợ tại địa phương chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo đảm, điều phối hàng hóa cứu trợ đến đối tượng kịp thời, công khai, công bằng và minh bạch.
Theo dự thảo, hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 1 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết nguyên đán. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hoa hoan, mất mùa, giáp hạt hoăc ly do bât kha khang khac.
Đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, cơ quan, tổ chức trên địa bàn do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc lý do bất khả kháng khác mất nhà ở, trụ sở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ: lều bạt, nước uống, lương thực, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy, súng bắn dây và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
Theo dự thảo, người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với mức bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.
Video đang HOT
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất hỗ trợ chi phí mai táng; hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở; hô trơ khân câp đôi vơi tre em khi cha, me bi chêt, mât tich do thiên tai, hoa hoan hoăc cac ly do bât kha khang khac…
TQ
Theo PL&XH
Yêu cầu doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc
Bộ LĐTB&XH yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước ngoài tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc.
Tối 2/2, Văn phòng Bộ LĐTB&XH có công điện khẩn gửi đến UBND các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
Theo đó, Bộ trưởng LĐTB&XH yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động là người nước tại các địa phương tạm dừng tiếp nhận lao động từ Trung Quốc về quê ăn Tết quay trở lại Việt Nam làm việc và lao động là người nước ngoài di chuyển qua các vùng dịch trong thời gian công bố dịch bệnh nCoV.
Trong trường hợp đã tiếp nhận trở lại, doanh nghiệp phải báo cáo danh sách những lao động của doanh nghiệp vừa trở về Việt Nam từ Trung Quốc cùng với những thông tin cần thiết theo yêu cầu.
"Các đơn vị này cũng cần thực hiện các biện pháp cách ly tại nơi ở và nơi làm việc theo hướng dẫn của cơ quan y tế, đồng thời theo dõi, kiểm tra sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam", công văn của Bộ nêu rõ.
Bộ LĐTB&XH yêu cầu các doanh nghiệp tạm dừng tiếp nhận lao động Trung Quốc sau khi Thủ tướng công bố về dịch bệnh corona ở Việt Nam.
Cục Việc làm và Sở LĐTB&XH, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế các địa phương phải tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh nCoV.
Cục Việc làm phải chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê, cập nhật hàng ngày các số liệu, thông tin y tế liên quan tới lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch, nhất là lao động Trung Quốc (tổng số lao động nước ngoài, số về quê ăn Tết, số đi qua vùng có dịch, số đã quay trở lại Việt Nam...) để kịp thời báo cáo Bộ các giải pháp xử lý khi có dấu hiệu bất thường liên quan đến dịch bệnh nCoV.
Cục Quản lý lao động ngoài nước cần rà soát, nắm rõ số lượng người lao động Việt Nam làm việc tại các nước đã có các trường hợp nhiễm dịch bệnh nCoV. Các doanh nghiệp được khuyến cáo tạm thời lùi thời gian xuất cảnh đối với lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước có các trường hợp nhiễm dịch bệnh nCoV.
Trong trường hợp cần thiết xuất cảnh, người lao động cần phải được quán triệt để chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nCoV, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang cách ly nhiều công nhân làm việc tại Công ty Nihon Plast Việt Nam có biểu hiện nghi ngờ nhiễm virus corona. Ảnh: Hồng Quang.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tập trung đẩy mạnh các hoạt động vệ sinh khử trùng phòng học, nơi học để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
"Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xem xét, quyết định cho học sinh, sinh viên nghỉ học để tập trung phòng, chống dịch bệnh nCoV", công điện của Bộ nêu.
Bên cạnh đó, trong thời gian Việt Nam công bố dịch bệnh nCoV, các địa phương phải dừng tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người liên quan tới lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành; không tổ chức các hội nghị, hội thảo, phiên giao dịch việc làm,... trường hợp cần thiết báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Bộ LĐTB&XH đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng và của Bộ để ngăn chặn dịch do virus corona (nCoV) gây ra.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 27 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc).
Tính đến sáng 2/2, tổng số ca nhiễm trên thế giới được ghi nhận là 14.551 trường hợp. Số ca tử vong đã lên tới 304. Cũng trong sáng 2/2, Philippines công bố ca tử vong vì virus corona đầu tiên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Việt Nam đến nay đã có 7 trường hợp mắc virus corona. Trong đó, 2 cha con người Trung Quốc (1 người đã khỏi); 3 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc; 1 công dân Việt Nam là lễ tân khách sạn có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc; và một Việt kiều bay từ Mỹ về Việt Nam quá cảnh ở Vũ Hán trong vòng 2 tiếng.
Theo news.zing.vn
60 doanh nghiệp vận tải ở Hà Tĩnh cam kết chấp hành nghiêm Luật Giao thông Phòng CSGT Hà Tĩnh vừa tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành nghiêm Luật Giao thông cho các doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe ô tô, thuyền, phà trên địa bàn Hà Tĩnh và triển khai năm ATGT 2020 với chủ đề "Đã uống rượu, bia - Không lái xe". 60 doanh nghiệp vận tải...