Đề xuất quy định trách nhiệm công bố khi có dịch bệnh vật nuôi
Nhiều địa phương đang giấu dịch hoặc chậm công bố dịch bệnh, vì vậy dự thảo Luật thú y quy định phải công bố dịch khi có ổ dịch thuộc danh mục các bệnh phải công bố và có kết luận chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh.
Chiều 3/11, trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát trình bày Tờ trình về dự án Luật thú y. Theo ông Phát, thực tiễn tổng kết thi hành Pháp lệnh năm 2004 cho thấy việc công bố dịch bệnh động vật truyền nhiễm nguy hiểm ở địa phương nhiều nơi chưa thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, như nhiều địa phương còn có hiện tượng giấu dịch hoặc chậm công bố.
Vì vậy, dự thảo luật quy định, để chủ động và đáp ứng phòng, chống dịch kịp thời, thẩm quyền công bố dịch được trao cho Chủ tịch UBND các cấp. Dịch phải được công bố khi đáp ứng được các điều kiện có ổ dịch thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch xảy ra và có kết luận chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh.
Cán bộ thú y làm nhiệm vụ trong dịch cúm gia cầm hồi đầu năm 2014. Ảnh: Trí Tín.
Theo dự thảo, chủ tịch UBND cấp xã công bố dịch trên địa bàn xã khi có dịch bệnh xảy ra ở hai xã, chủ tịch UBND cấp huyện công bố dịch trên địa bàn cấp huyện. Trường hợp dịch xảy ra lan rộng từ hai huyện thì chủ tịch UBND cấp tỉnh phải công bố dịch.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật thú y, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho biết, Ủy ban thấy rằng, việc quy định về điều kiện được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; quyền lợi của vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh là cần thiết.
Về thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn, Uỷ ban nhận được nhiều ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất là tán thành với quy định của Dự thảo Luật là phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn tới chủ tịch UBND cấp xã. Loại ý kiến thứ hai đề nghị chỉ nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn tới chủ tịch UBND cấp huyện. Và loại ý kiến thứ ba, đề nghị giữ như quy định của Pháp lệnh Thú y hiện hành là thẩm quyền công bố thuộc Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Ông Dũng cho hay, qua thảo luận, Ủy ban tán thành với loại ý kiến thứ ba vì ở cấp huyện, cấp xã, nếu được Luật giao trách nhiệm công bố dịch sẽ có những khó khăn, bất cập về nhân lực, tài chính và thẩm quyền huy động nguồn lực. Đồng thời, để khắc phục tình trạng bất cập trong việc công bố dịch nêu trên, Dự thảo Luật cần bổ sung quy định về thời gian phải công bố dịch, việc đăng tải thông tin về dịch bệnh, trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc ra quyết định công bố dịch để bảo đảm tính chính xác, kịp thời.
Video đang HOT
“Ngoài ra, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về thẩm quyền công bố dịch của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật có khả năng lây sang người; về trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch bệnh động vật”, ông Dũng đề xuất.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Lời kể của nam thanh niên về từ vùng dịch Ebola
"Ở bên đó muỗi rất nhiều, con muỗi nào cũng to và độc. Chỉ cần nó chích vào người là sẽ bị sốt rét ngay. Người Việt ở bên Guinea không ai không bị sốt rét một lần..."
Đó là lời tâm sự của anh Chu Văn Ch. (SN 1988, quê Quảng Cát, Quảng Xương, Thanh Hóa). Anh Ch. là người mấy ngày trước bị nghi là nhiễm Ebola khi đi từ vùng dịch Guinea về Việt Nam.
Bệnh nhân Chu Văn Ch. nằm điều trị một mình một phòng, một tầng ở tầng 4 khoa Y học nhiệt đới, BV Đà Nẵng
Sáng 3/11, anh Chu Văn Ch. đã tỉnh táo và ngồi dậy nói chuyện với mọi người trong căn phòng được cách ly mấy ngày nay ở tầng 4, khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng). Có lẽ cảm giác vừa thoát khỏi bệnh dịch Ebola đã làm anh Ch. vui vẻ, mặc dù anh phải nằm một mình ở một tầng.
Tâm sự với phóng viên, anh Ch. cho biết: "Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Em điện về báo cả nhà, ai cũng mừng. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam như nhiều người lo sợ...".
Anh Chu Văn Ch. đã tỉnh táo, có thể ngồi dậy trên giường bệnh và thỉnh thoảng cười đùa khi tiếp xúc với PV
Đôi mắt tỉnh táo, khuôn mặt lâu lâu nở nụ cười, chàng thanh niên đang tuổi tràn đầy sức sống này kể: Cách đây khoảng 2 năm, anh qua Guinea làm nghề thợ ảnh và ở với người chú họ tại một thành phố trung tâm.
Theo anh Ch., cuộc sống ở Guinea khác nhiều so với ở Việt Nam. "Ở bên đó muỗi rất nhiều, con muỗi nào cũng to và độc. Chỉ cần nó chích vào người là sẽ bị sốt rét ngay. Người Việt ở bên Guinea không ai không bị sốt rét một lần...", anh Ch., kể.
Trước đại dịch Ebola, chính quyền thành phố nơi anh Ch. sinh sống đã cảnh báo và dùng mọi biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa virus này lây lan. Rất may đất nước này đã ngăn chặn tốt ở biên giới, sân bay...nên Ebola chưa thể xâm nhập vào thành phố nơi anh Ch. sinh sống.
Mặc dù sức khỏe đã tạm ổn, không bị dịch Ebola, nhưng anh Ch. vẫn được các bác sĩ theo giõi đặc biệt.
Thấy tình hình dịch bệnh bên đó ngày càng nhiều, nguy hiểm, anh Ch. quay về lại Việt Nam. Chiều ngày 28/10, Ch. cùng với một bạn nữa đi về tới Marrocco và bị hủy chuyến bay mất 2 ngày. Sau 2 ngày đó thì Ch. cùng bạn bay từ Marrocco qua Qatar rồi từ Qatar về sân bay Tân Sơn Nhất đúng vào 12 giờ trưa ngày 30/10.
"Chúng em đi qua sân bay nào cũng bị kiểm tra y tế, đo thân nhiệt hết. Họ kiểm tra kỹ lắm. Nếu em bị sốt bên đó thì chắc không về tới Việt Nam đâu. Khi đi từ Marrocco qua Qatar em không bị sốt, chỉ khi về tới sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu em có triệu chứng sốt. Và khi về tới sân bay Đà Nẵng thì cơn sốt mới nặng thêm...", anh Ch. cho biết.
"Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam", anh Ch. tâm sự
Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam, anh Ch. tâm sự. Ảnh Đức Hoàng
"Hôm qua khi nghe các bác sĩ nói qua xét nghiệm em không bị nhiễm Ebola, em mừng lắm. Niềm vui này không chỉ riêng của gia đình em mà cả người dân Việt Nam, vì "virus chết người" Ebola chưa thể xâm nhập vào Việt Nam", anh Ch. tâm sự. Ảnh Đức Hoàng
Anh Ch. tâm sự, là con út trong gia đình có 4 anh em, mặc dù ở Guinea anh làm nghề nhiếp ảnh, thu nhập cũng khấm khá. Nhưng bây giờ anh quyết định về ở hẳn Việt Nam vì tình hình dịch bệnh bên Guinea rất phức tạp và một phần rất nhớ nhà.
Hiện anh Chu Văn Ch. đang tiếp tục được theo giõi, điều trị ở khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng
"Khi biết tin qua phương tiện truyền thông, cả nhà ai cũng lo lắng điện cho em, ai cũng muốn vào chăm sóc. Nhưng em tin mình không bị nhiễm Ebola nên nói mọi người cứ yên tâm, không cần vào chăm sóc. Ở đây đã có các bác sĩ tận tình giúp đỡ. Khi nào em khỏe sẽ tự về nhà một mình...", nam thanh niên bị nghi nhiễm Ebola nói.
Theo các bác sĩ khoa Y học nhiệt đới (BV Đà Nẵng), hiện sức khỏe của bệnh nhân Chu Văn Ch. rất tốt, bệnh nhân đã tỉnh táo và khỏe hơn so với trước đó. Hiện vẫn đang được điều trị tích cực theo phác đồ sốt rét và theo giõi thêm một thời gian nữa. Khi nào bệnh nhân khỏe hẳn, qua khỏi 21 ngày rồi sẽ cho xuất viện.
Đồng thời, lệnh cách ly đối với bệnh nhân và nhân viên y tế theo giõi bệnh nhân Ch. đã chính thức được gỡ bỏ. Hiện mọi người có thể tiếp xúc với bệnh nhân Ch. một cách bình thường.
Theo VTC)
Sierra Leone: Nhiều ngôi làng bị "xóa sổ" vì virus Ebola Số lượng người thiệt mạng do nhiễm virus Ebola tại Sierra Leone có thể cao hơn nhiều so với thông kê trước đây, khi nhiều ngôi làng không còn người dân nào sống sót do ảnh hưởng của dịch bệnh này. Theo Rony Zachariah, điều phối viên hoạt động nghiên cứu của Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF), ảnh hưởng của...