Đề xuất phương án bảo tồn con tàu 700 tuổi
Để có ph ương án bảo tồn tàu 700 tuổi mang tính khoa học trong khi còn nhiều tranh cãi về việc bảo tồn trên bờ hay dưới nước, tỉnh Quảng Ngãi vừa đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cho ý kiến.
Kết thúc việc khai quật “kho cổ vật” ở vùng biển Bình Châu, UBND tỉnh Quảng Ngãi đưa ra hai phương án bảo quản tàu 700 tuổi đề nghị Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch cho ý kiến. Một là đưa vỏ tàu về Bảo tàng tổng hợp tỉnh để bảo tồn, phát huy giá trị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan. Với cách này phải có nguồn tài chính rất lớn và kinh nghiệm xử lý, bảo quản tiên tiến của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Cách thứ hai là sẽ tiến hành bảo tồn tàu ở vùng biển Bình Châu nhằm phục vụ nghiên cứu du lịch văn hóa biển đặc biệt hiếm có, kết hợp trưng bày cổ vật dưới nước. Phương án này thì công tác bảo vệ tàu, tránh sự xâm hại của môi trường, con người là rất khó.
Tỉnh Quảng Ngãi đề xuất Bộ Văn hóa thể thao & Du lịch cho ý kiến về hai phương án bảo tồn tàu 700 tuổi hiếm hoi, độc đáo này ở dưới nước hay trên bờ. Ảnh: Trí Tín.
Về việc bảo quản con tàu này, TS Nguyễn Văn Cường, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết, ở nhiều nước trên thế giới, sau khi hoàn tất khai quật cổ vật, họ thường trục vớt xác tàu đưa về bảo tàng. Đây là cách tốt nhất bởi lẽ xác tàu giá trị không kém gì cổ vật nhưng chi phí lớn.
Video đang HOT
PGS.TS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam chia sẻ, ở các nước Thái Lan, Australia, Nhật Bản, Indonesia…giới khoa học thường bảo tồn xác tàu ngay dưới biển. Ngoài ra, họ còn để nguyên cổ vật, vật dụng sinh hoạt của thuỷ đoàn trên tàu để phát triển du lịch lặn biển. Tổ chức UNESCO cũng khích lệ phương án bảo tồn này.
Còn TS Nguyễn Việt, giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á lại cho rằng, chi phí để ngâm, xả mặn xác tàu cổ ở vùng biển Bình Châu sẽ không tốn kém như nhiều người nghĩ. “Điểm thuận lợi của con tàu 700 tuổi này là sát bờ, Trung tâm chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quảng Ngãi khâu ngâm tẩm, xả mặn và phục dựng nguyên vẹn xác tàu”, ông Việt nói.
Đến sáng 17/7, việc khai quật cổ vật ở trong phạm vi 600 m2 ở vùng biển Bình Châu, huyện Bình Sơn đã hoàn tất với tổng cộng hơn 4.100 cổ vật còn nguyên vẹn. Trong đó bao gồm bát, dĩa, hũ, chậu men ngọc, đồ sứ hoa lam, đồ sứ men trắng xanh… cùng một số vật dụng của thủy thủ đoàn như quả cân, bát đồng, đèn đồng, viên ngọc trang sức và nhiều loại đồng tiền cổ đặc trưng thế kỷ 13.
Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương cũng vừa gửi văn bản kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi cho phép tiếp tục mở rộng, tìm kiếm một số tàu cổ khác ở eo biển Vũng Tàu (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu) rộng khoảng 1.000 ha kéo dài từ 20/7 đến 20/7/2014. Theo qui hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất của Chính phủ, trong tương lai gần, cả khu vực eo biển Vũng Tàu sẽ bị san lấp, nạo vét xây dựng cảng nước sâu Dung Quất 2. Nếu không khảo sát, khai quật thì di sản văn hóa dưới nước ở vùng biển này sẽ bị vùi lấp hoàn toàn.
Theo Khampha
Phát hiện nhiều cổ vật xung quanh tàu 700 tuổi
Sau khi khai quật 4.000 cổ vật bên trong khu vực đê vây, các chuyên gia và nhà khảo cổ đã phát hiện thêm nhiều hiện vật quý xung quanh con tàu 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu (Quảng Ngãi).
Sáng 8/7, ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương cho biết, kết thúc đợt khai quật trong khu vực đê vây theo phương pháp như trên cạn, các chuyên gia, thợ lặn tiếp tục mở rộng, phát hiện thêm hàng chục hiện vật quý xung quanh con tàu 700 tuổi.
Phiến gỗ còn nguyên khối của con tàu 700 tuổi vừa được tìm thấy dài 5,6 m, dày 80 cm y hệt như phiến gỗ ở phần mũi con tàu trong khu vực đê vây. Ảnh: Trí Tín.
"Trong tuần qua, các thợ lặn đã tìm thấy gần 20 tô, dĩa men ngọc, men nâu, hũ chạm khắc hoa văn tinh xảo và đèn cổ bằng đồng (vật dụng của thủy thủ đoàn). Đặc biệt, các chuyên gia đã phát hiện, trục vớt phiến gỗ còn nguyên khối dài 5,6m, dày hơn 80 cm trôi dạt từ con tàu cổ", ông Sung nói.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng quyết định giao cho Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương mở rộng thăm dò, khảo sát di sản văn hóa dưới nước ở thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu. Nếu phát hiện tàu cổ đắm tiếp tục lập dự án khai quật nhằm bảo tồn di sản quốc gia trước khi các nhà đầu tư triển khai dự án cảng Dung Quất 2.
TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á nhận định, nhiều khả năng phiến gỗ vừa tìm thấy trôi dạt từ phần mũi con tàu 700 tuổi. So với 6 con tàu tìm thấy tại vùng biển Việt Nam, chỉ duy nhất con tàu cổ tại vùng biển Bình Châu được đo vẽ chính xác nhất. Nếu phục dựng lại thì con tàu này dài đến 25 m, rộng 8 m mang nét đặc trưng độc đáo của tàu buôn thế kỷ 13 hiếm hoi thế giới.
Đĩa men ngọc vừa tìm thấy quanh con tàu 700 tuổi ở vùng biển Bình Châu. Ảnh: Trí Tín.
Hiện, xác con tàu 700 tuổi được bảo vệ nguyên trạng ở vùng biển Bình Châu theo hướng kết nối tour du lịch lặn biển nhằm tạo cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân địa phương.
Các chuyên gia, nhà khảo cổ tiếp tục khai quật mở rộng thêm 300 m2 xung quanh tàu 700 tuổi, dự kiến kết thúc ngày 15/7 tới. Sau đó, Công ty Đoàn Ánh Dương mở rộng, khảo sát tìm kiếm các con tàu cổ khác ở vùng biển Bình Châu.
Theo VNE
Con tàu 700 tuổi hầu như còn nguyên dưới đáy biển Dù bị chìm dưới biển Bình Châu, huyện Bình Sơn(Quảng Ngãi) gần 700 năm nhưng con tàu chứa cổ vật vẫn còn nguyên vẹn bánh lái, mạn, đáy tàu... khiến các chuyên gia, nhà khoa học "rất ngỡ ngàng". Xác con tàu cổ lộ diện còn nguyên vẹn sau gần 700 năm chìm dưới đáy biển Bình Châu, huyện Bình Sơn. Ảnh: Trí...