Đề xuất ‘phạt nguội’, bêu tên người tiểu bậy: Khó khả thi!
Luật sư cho rằng, hành vi tiểu bậy của người dân có thể xử phạt được nhưng việc công khai thông tin, hình ảnh của người vi phạm là khó khả thi vì luật chưa cho phép.
Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) TP.HCM vừa đề xuất UBND TP giải pháp tăng cường kiểm tra, xử lý hành chính các hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn, đặc biệt là hành vi tiểu bậy.
Sở TN-MT đề xuất giao thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính vệ sinh nơi công cộng cho các Đội Quản lý trật tự đô thị và Đội Thanh tra xây dựng ở địa phương.
Ảnh minh họa. Zing.vn
Sở này cũng kiến nghị cho phép cơ quan địa phương được sử dụng hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, camera giao thông để lập biên bản và xử lý hành chính người vi phạm. Đồng thời, công khai thông tin, hình ảnh của người vi phạm.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, đề xuất phạt nguội, bêu tên người tiểu bậy của sở TNMT TP.HCM là không khả thi.Theo Sở TN-MT TP.HCM, trước đây việc triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế, làm giảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung. Tình hình vi phạm về vệ sinh nơi công cộng chưa được cải thiện, chưa nâng cao vai trò của cơ quan địa phương trong việc phát hiện và xử lý vi phạm nói riêng.
Video đang HOT
Theo vị luật sư này, trước tiên phải thừa nhận rằng, ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng còn nhiều hạn chế, không chỉ riêng việc tiểu tiện mà các hành vi khác như vứt rác, hút thuốc, bỏ tàn thuốc, hoặc nhổ uế cũng là chuyện cơm bữa ở nơi công cộng.
Luật sư Giáp phân tích tính khả thi của vấn đề dưới hai khía cạnh, phạt nguội và bêu tên người tiểu bậy. Về vấn đề phạt nguội, luật sư Giáp cho rằng có thể xử phạt được vì đã có luật quy định rõ ràng, và đây cũng là hình thức văn minh.
Theo nghị định 155/2016/NĐ-CP, Chính phủ tăng mức phạt đối với một loạt các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng. Hành vi tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định tại khu vực chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt tiền 1-3 triệu đồng (quy định cũ chỉ phạt 200.000-300.000 đồng), luật sư Giáp thông tin.
Thêm nữa, theo quy định cũ, để xử phạt người vi phạm bắt buộc phải lập biên bản tại chỗ, giờ tiến hành phạt nguội liệu có phải sửa đổi lại luật.Tuy nhiên, luật sư này cũng đặt câu hỏi, việc trích xuất camera giao thông liệu có khả thi không, vì các camera này chủ yêu lắp ngoài đường lớn, mà người tiểu bậy thường thực hiện hành vi trong ngách hoặc chỗ kín đáo, hành vi cũng được thực hiện rất nhanh như vậy camera giao thông không thể bao quát hết được.
Về vấn đề công khai thông tin, hình ảnh của người tiểu bậy, luật sư Hoàng Trọng Giáp khẳng định điều này là không khả thi vì luật không cho phép.
Hiện nay chưa có điều luật nào cho phép cơ quan chức năng được phép công khai thông tin, hình ảnh của một người vi phạm hành chính cả. Người ta chỉ vi phạm hành chính làm gì mà đến mức phải bêu tên như tội phạm, trừ khi được người vi phạm đồng ý.
Người vi phạm hoàn toàn có thể kiện ngược lại, khi đó, cơ quan chức năng phải đính chính xin lỗi, thậm chí là phải bồi thường thiệt hại cho người bị bêu tên, vị luật sư phân tích.
Vị luật sư này cũng kiến nghị, bên cạnh việc xử phạt, các cơ quan chức năng nên tiến hành tuyên truyền, vận động để người dân tự nâng cao ý thức, đó mới là thành công.
Theo Danviet
Cháu nội dòng họ Vương kêu cứu vì bị tước quyền sử dụng tòa dinh thự
Ông Vương Duy Bảo đề nghị Thủ tướng giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương ở Hà Giang.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ngày 16.8 có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo (cháu nội ông Vương Chính Đức) về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương tại xã Sa Phìn, huyện Đồng Văn. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này. Các đơn vị báo cáo Thủ tướng trước 31.8.
Ngày 21.7, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân phúc về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tòa dinh thự họ Vương. Trong đơn, ông Bảo nhắc lại năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết làm anh em với ông Vương Chí Sình (Vương Chính Đức).
Khu phòng làm việc và tiếp khách trong dinh thự họ Vương. Ảnh: Hachi8
Tòa dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. Tuy nhiên, đến năm 2002 gia đình họ Vương mới biết quyết định này, khi nhà chức trách Hà Giang đến đưa những người đang sống trong dinh thự ra ngoài để trùng tu làm bảo tàng.
Trước sự việc trên, đại diện gia đình họ Vương gửi đơn đến lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Bộ trưởng Văn hóa thời kỳ đó. Bộ Văn hóa sau đó kết luận, quyết định công nhận di tích của Bộ không quốc hữu hóa dinh thự, không tước quyền sở hữu của những người trong gia đình họ Vương.
Nhưng mới đây gia đình ông Vương Duy Bảo biết thêm UBND tỉnh Hà Giang đã cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa Thông tin huyện Đồng Văn sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.
Theo ông Bảo, thông tin này khiến bà con, họ hàng trong gia đình họ Vương rất bức xúc. "Để tránh sự việc dẫn đến những diễn biến xấu, tôi đại diện chủ sở hữu họ Vương khẩn thiết mong Thủ tướng giúp giải quyết sự việc trên để trả lại quyền sử dụng mảnh đất, gắn với tòa dinh thự đã hơn 100 năm nay của họ Vương chúng tôi", ông Bảo viết trong thư.
Tháng 6.2018, ông Vương Duy Bảo có đơn gửi Thứ trưởng Văn hóa Đặng Thị Bích Liên đề nghị làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất đối với khu di tích dinh thự họ Vương được thực hiện thế nào?
Bộ Văn hóa chuyển đơn này đến tỉnh Hà Giang và Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản trả lời. Sở xác nhận khu dinh thự họ Vương đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.
Sở Tài nguyên Môi trường Hà Giang khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hoá Thông tin là "hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật".
Tuy nhiên, ông Vương Duy Bảo khẳng định việc tỉnh Hà Giang tước đoạt quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự họ Vương của gia đình ông là bất hợp lý và sai luật. "Sổ đỏ dinh thự này phải cấp cho chúng tôi bởi những người dòng họ Vương đã sinh sống ở đó hàng trăm năm nay", ông Bảo khẳng định.
Theo Viết Tuân (VnExpress)
Hàng trăm người "phong tỏa" nhà máy xử lý rác suốt hơn nửa tháng Sáng 15/8, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng đã có buổi đối thoại với người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ) sau hơn nửa tháng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Đức Phổ bị hàng trăm người dân "phong tỏa". Kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, người dân xã Phổ Thạnh (huyện Đức...