Đề xuất phạt “mạnh tay” hành vi sản xuất rượu thủ công bán cho doanh nghiệp
Phòng Thương mại và a Công nghiệp Việt N m (VCCI) vừa có đề xuất nâng mức xử phạt hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự thảo do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng.
Về hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu thủ công để chế biến lại (Điều 36 của Nghị định), VCCI cho biết hiện nay Nhà nước đang thúc đẩy nhiều biện pháp để giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng rượu, bia.
Lấy mẫu rượu kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh rượu ở Hà Nội – Ảnh: D.Thu
VCCI chỉ ra, một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công, hạn chế tình trạng rượu không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng. Theo đó, bên cạnh việc kiểm soát bằng chỉ tiêu chất lượng, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính là một cơ sở quan trọng.
Do đó, để bảo đảm quy định đủ tính răn đe và tác động đủ mạnh đến hành vi của người sản xuất, VCCI đề nghị Ban soạn thảo nâng mức xử phạt đối với tất cả các khung đang được quy định tại Điều 36. Hiện nay, mức xử phạt về hành vi này cao nhất là 20 triệu đồng.
Trên cơ sở tham vấn các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, VCCI đã chỉ ra một số điểm cần điều chỉnh tại Điều 15, 16 của Nghị định Về hành vi sản xuất, buôn bán tem, nhãn, bao bì giả.
Theo VCCI, tem, nhãn, bao bì là dấu hiệu để người tiêu dùng nhận biết đối với một sản phẩm. Từ phía người sử dụng, các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với quyết định lựa chọn, phân biệt hàng giả với hàng thật. Mặc dù tem, nhãn, bao bì có giá trị không lớn, chưa tác động trực tiếp đến sức khỏe hay môi trường của con người, nhưng lại là điều kiện tiên quyết dẫn đến hậu quả sau khi người tiêu dùng sử dụng những thứ được dán tem, nhãn hoặc chứa đựng bên trong bao bì.
Video đang HOT
“Người buôn bán hàng giả, hàng nhái cũng khó có thể thu lợi nếu không có bao bì giống thật đến mức khó hoặc không phân biệt được với hàng thật”- VCCI nêu rõ.
Do đó, VCCI cho rằng cần phải đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của các hành vi nêu trên, từ đó đưa ra mức xử phạt nặng hơn so với quy định tại Dự thảo. Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo nâng các khung xử phạt của hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì giả lên tương đương mức xử phạt của hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
Điều 36. Hành vi vi phạm về sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mà không đăng ký với chính quyền địa phương tại nơi sản xuất theo quy định.
2. Đối với hành vi bán sản phẩm rượu sản xuất thủ công do mình sản xuất cho đối tượng không phải là doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại theo quy định, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng dưới 20 lít;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 20 lít đến dưới 30 lít;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 30 lít đến dưới 50 lít;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 50 lít đến dưới 100 lít;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có số lượng từ 100 lít trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Minh Chiến
Theo nld.com.vn
Vụ Con Cưng và quyền công bố khi doanh nghiệp sai phạm
Kết luận kiểm tra chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại, cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Công ty Cổ phần Con Cưng được Bộ Công Thương công bố ngày 17-8 vừa qua đã trả lời cho những đồn đoán nghi ngờ của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của công ty này.
Trước đó, nhiều người đặt câu hỏi phải chăng hệ thống siêu thị Con Cưng làm ăn theo kiểu "treo đầu dê bán thịt chó" bằng gian lận về xuất xứ hàng hóa, cắt tem nhãn. Có người còn ví vi phạm của Con Cưng cũng y chang như vụ Khaisilk.
Thế nhưng kết quả của đoàn kiểm tra liên ngành đã kết luận về cơ bản, công ty đã chấp hành đúng quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm hàng hóa và nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Hồ sơ nhập khẩu của Con Cưng hợp lệ theo các quy định của pháp luật về thủ tục hàng hóa nhập khẩu. Đơn vị này chỉ có vi phạm về kỹ thuật như tem nhãn không đúng kích thước; dùng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt; lập web nhưng không đảm bảo cho khách hàng sử dụng một số thủ tục và bảo vệ thông tin cá nhân...
Có một thực tế ai cũng thấy là công ty đã bị thiệt hại không nhỏ trước khi có kết luận chính thức này. Lỗi thuộc về phát ngôn của Cục Quản lý thị trường (QLTT) khi vào ngày 31-7, tại họp báo chuyên đề, một phó cục trưởng Cục QLTT đã vanh vách tuyên bố bảy hành vi vi phạm của Con Cưng. Trong đó, nặng nhất là quy kết công ty nhập khẩu hàng hóa không hóa đơn, chứng từ; có giấy nhãn mác đè nhãn mác khác, nhập nhèm truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Vị này còn khẳng định với bảy sai phạm này thì đủ điều kiện để xử lý Con Cưng.
Khi thông tin này được truyền thông nhân rộng thì ai cũng có cảm giác rằng doanh nghiệp (DN) này làm ăn gian lận, cần phải tẩy chay.
Nghị định số 09/2017 ngày 9-2-2017 của Chính phủ (quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước) cũng quy định khá chung. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 thì người đứng đầu các cục trực tiếp thực hiện quyền này, trong trường hợp không trực tiếp thực hiện được thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho
báo chí.
Đối chiếu Điều 4 nghị định này thì việc ông phó cục trưởng Cục QLTT công bố thông tin về vi phạm của Con Cưng tại cuộc họp báo chuyên đề có thể không sai về thẩm quyền và hình thức cung cấp thông tin cho báo chí. Tuy nhiên, phải hiểu rằng với những thông tin nhạy cảm về sai phạm của DN thì việc công bố thông tin như vậy là chưa ổn, nếu không muốn nói là vội vàng. Về nguyên tắc thì kết luận của Bộ Công Thương mới là kết luận, còn phát ngôn trước đó của QLTT chưa phải là kết luận. nếu vì lý do gì đó, không tuân thủ quy trình thanh tra, kiểm tra mà vội vàng đưa thông tin có tính chất như kết luận ra xã hội thì sẽ gây thiệt hại lớn cho DN về doanh thu và uy tín.
Hẳn chúng ta còn nhớ một phó cục trưởng Cục QLTT cũng từng yêu cầu Con Cưng phải lý giải mục đích treo thưởng 1 tỉ đồng cho khách hàng đầu tiên phát hiện chuỗi siêu thị này nhập hàng không chính hãng. Tuy nhiên, sau đó chính lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định rằng việc treo thưởng này là quyền của DN. Nhiệm vụ của lực lượng QLTT là tập trung làm tốt nhiệm vụ của mình được giao.
Rõ ràng với kết luận chính thức thì Con Cưng đã bị mang tiếng oan, vậy cũng cần làm rõ trách nhiệm của Cục QLTT trong việc này mới thể hiện sự sòng phẳng với DN và người tiêu dùng.
Phần cuối kết luận ngày 17-8 cũng đã đề cập đến việc chấn chỉnh hoạt động của lực lượng QLTT. Theo đó, bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo Cục QLTT và các đơn vị trong bộ rà soát các quy định, quy trình nghiệp vụ, thực thi công vụ của cán bộ, công chức lực lượng QLTT và bộ để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, không gây phiền nhiễu cho DN và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Bộ cũng nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức lực lượng QLTT trong khi thi hành công vụ nếu có. Theo tôi, đây là một việc làm hết sức cần thiết.
PGS-TS PHAN HUY HỒNG, Trưởng bộ môn Luật thương mại,
ĐH Luật TP.HCM
Theo PLO
Quảng Ninh: Kiểm soát chặt buôn lậu vùng biên Nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai quyết liệt hoạt động kiểm tra, kiểm soát 24/24 giờ tại tất cả điểm "nóng" trên địa bàn, đặc biệt ở khu vực biên giới Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm Theo ông...