Đề xuất phạt 40 triệu đồng, tước bằng lái 2 năm với tài xế uống rượu bia
Tông cuc Đương bô Việt Nam ( Bộ GTVT) vưa co văn ban gưi Bô GTVT đê xuât tăng mưc xư phat vi pham nông đô côn cao nhât lên tơi 40 triêu đông va tươc giây phep lai xe (GPLX) 24 thang.
Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức cao nhất), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phạt tiền từ 34 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 22 – 24 tháng. Đối với người điều khiển ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy cũng có mức phạt tương tự. Nghị định 46/2016 hiện đang quy định xử phạt từ 16 – 18 triệu đồng và tước GPLX 4 – 6 tháng.
Hiện trường vụ TNGT tại hầm Kim Liên (Hà Nội) mới đây do tài xế sử dụng rượu bia, 2 phụ nữ đã tử vong (ảnh: ANTĐ)
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất phạt tiền từ 18 – 20 triệu đồng và tước GPLX từ 14 – 18 tháng đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 đang quy định phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng và tước GPLX từ 3 – 5 tháng.
Ở mức thấp nhất, khi tài xế có nồng độ cồn dưới 50 miligam hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở mức phạt được giữ nguyên như đã quy định trong Nghị định 46, phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng và tước GPLX từ 1 – 3 tháng.
Đối với người điều khiển mô tô, mức xử phạt cũng được đề xuất tăng nặng ở mức cao nhất là xử phạt từ 7 – 8 triệu đồng và tước GPLX từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Hiện hành vi này Nghị định 46 đang quy định xử phạt từ 3 – 4 triệu đồng và tước GPLX 3 – 5 tháng.
Video đang HOT
Với người điều khiển xe máy chuyên dùng, mức phạt cũng được đề xuất tăng lên từ 18 – 20 triệu đồng và tước GPLX từ 22 – 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46 quy định mức phạt hành vi này từ 5 – 7 triệu đồng và tước GPLX từ 2 – 4 tháng. Người điều khiển xe mô tô mà trong cơ thể có chất ma túy có mức phạt tương tự.
Theo Phapluat&Xahoi
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quản lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy
Hiện nay, việc quản lý tái phạm đối với những lái xe đã bị xử phạt do vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả vì chưa có cơ sở dữ liệu thống nhất chung nên tác dụng giáo dục, răn đe chưa cao.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc. Ảnh: VGP
Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Quý I, nhiệm vụ công tác Quý II/2019.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh : "Trong những tháng cuối năm 2018 và đầu tháng 1/2019 đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe kinh doanh vận tải mà nguyên nhân là do lái xe sử dụng ma tuý, vi phạm nồng độ cồn, người dân vi phạm lòng lề đường, làm chết và bị thương nhiều người, gây bức xúc trong dư luận xã hội; tạo nên những áp lực và thách thức rất lớn cho công tác bảo đảm TTATGT"
Trao đổi với phóng viên về những giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông (đặc biệt là những tai nạn liên quan đến việc lái xe sử dụng rượu bia, chất ma túy), ông Trần Hữu Minh - Phó Chánh văn phòng Ủy ban an toàn giao thông quốc gia cho biết: Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới, khi người tham gia giao thông sử dụng rượu bia ở mức vi phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoảng gấp 3 lần ngưỡng cho phép trở lên) sẽ bị xử lý hình sự, nộp tiền phạt, tước bằng lái... dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên hiện chúng ta đang đi sau thực tế, sau khi xảy ra hậu quả mới xử lý như vậy là quá muộn. Vì vậy cần có những biện pháp xử lý mạnh tay, kịp thời đối với những vi phạm sử dụng rượu bia ở mức đặc biệt nghiêm trọng ngay cả khi chưa gây ra hậu quả lớn.
Bên cạnh đó, việc quản lý tái phạm đối với những trường hợp lái xe đã bị xử phạt hành chính vẫn chưa được thực hiện có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung quản lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, chất ma túy giữa các đơn vị. Ảnh minh họa
Giữa các cơ quan chức năng Nhà nước hiện chưa xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất chung toàn quốc về xử lý vi phạm hành chính, chưa có cơ chế chia sẻ và cung cấp thông tin các đối tượng vi phạm, nên rất khó xác định đối với những trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm để xem xét tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm.
Vì vậy tác dụng giáo dục răn đe chưa cao, cần sớm có cơ sở dữ liệu thống nhất chung việc xử lý những lái xe vi phạm. Đồng thời bổ sung các quy định về công cụ kinh tế (thông qua bảo hiểm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự), đánh nặng vào "túi tiền" người vi phạm.
Hiện nay tại Việt Nam, chúng ta đang coi bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới cơ bản là nhân đạo để hỗ trợ người bị nạn, tuy nhiên cách tiếp cận như vậy đã không còn phù hợp.
Tại phần lớn các quốc gia phát triển, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với chủ xe cơ giới được sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng hàng đầu để khuyến khích hành vi lái xe an toàn (được hưởng mức bảo hiểm thấp). Đồng thời là công cụ nhắc nhở, cảnh báo các lái xe có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông hoặc lái xe không an toàn (phải đóng mức bảo hiểm cao).
Việc quy định mức đóng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự thay đổi theo mức độ rủi ro của phương tiện, người lái, môi trường và theo lịch sử vi phạm trật tự an toàn giao thông của người lái đang được áp dụng rộng rãi tại rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và trong khu vực như Mỹ, Đức, Úc, Anh, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Cách tính bảo hiểm thống nhất đồng đều tại Việt Nam như hiện nay không khuyến khích được ý thức lái xe an toàn hơn. Đặc biệt những người lái xe có rủi ro gây tai nạn giao thông cao, những người lái xe thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông không có động lực lái xe an toàn hơn vì dù có vi phạm hay không thì mức bảo hiểm cũng không thay đổi, do đó không có tác dụng xây dựng văn hóa giao thông.
Ngoài ra, xã hội cần có cái nhìn nghiêm khắc hơn về vấn nạn này, lên án mạnh mẽ những hành vi tài xế sử dụng rượu bia tham gia giao thông. Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; vẫn nghĩ là không vấn đề gì cả, vẫn điều khiển xe an toàn nhưng thực tế là không an toàn.
Bên cạnh đó, cần tạo lập một hệ thống vận tải công cộng để người dân không quá phụ thuộc vào phương tiện cơ giới cá nhân. Sau khi sử dụng rượu bia, người dân có nhiều sự lựa chọn về phương tiện an toàn để đi về nhà như: xe buýt, tàu điện,...
Ngọc Hải
Theo CLO
Vụ tai nạn ở hầm Kim Liên: 'Vợ nhận điện thoại giữa đêm, dắt xe đi mãi' 'Hôm xảy ra tai nạn, vợ chồng tôi đã đóng cửa đi nghỉ nhưng 11h đêm, Yến nhận cuộc điện thoại, nghe bạn nhờ việc gì đó rồi dắt xe đi. Sau đó tôi nhận được hung tin'. 17h ngày 7.5, người đàn ông gầy gò dừng xe trước cửa căn nhà 16B Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Anh chậm rãi dựng...