Để xuất phân loại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về phân loại và quản lý một số loại hình hạ tầng thương mại gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet.
Theo đó, cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là siêu thị và phân hạng siêu thị nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch và có quy mô, cách thức tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của 1 trong 3 hạng siêu thị hoặc tiêu chí siêu thị mini.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng đồ may mặc trong TTTM BigC Thăng Long. Ảnh minh họa: Hoàng Hiếu/TTXVN
Cụ thể, với siêu thị hạng I là siêu thị kinh doanh tổng hợp phải có vị trí thuận lợi cho việc tiếp cận, mua bán hàng hóa; có diện tích kinh doanh từ 3.500m2 trở lên; kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng, danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên.
Cùng đó, siêu thị hạng II là siêu thị kinh doanh tổng hợp có diện tích kinh doanh từ 2.000m2 trở lên; kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng, danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên.
Siêu thị hạng III là siêu thị kinh doanh tổng hợp có diện tích kinh doanh từ 500m2 trở lên; kinh doanh nhiều ngành hàng, mặt hàng, danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên.
Ngoài ra, siêu thị mini có diện tích kinh doanh từ 80 m2 trở lên; danh mục hàng hóa kinh doanh từ 500 tên hàng trở lên.
Dự thảo cũng nêu rõ, cơ sở kinh doanh thương mại được gọi là trung tâm thương mại và phân hạng trung tâm thương mại, nếu có địa điểm kinh doanh phù hợp với quy hoạch và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chí cơ bản của 1 trong 3 hạng trung tâm thương mại.
Đơn cử như Trung tâm thương mại hạng I có vị trí giao thông thuận tiện cho việc tiếp cận, mua bán hàng hóa, diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên, các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, hàng hóa bảo đảm chất lượng.
Video đang HOT
Trung tâm thương mại hạng II có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại; cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, hàng hóa bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra, Trung tâm thương mại hạng III có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại; cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, hàng hóa bảo đảm chất lượng.
Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh các loại hình hạ tầng thương mại
Dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh các loại hình hạ tầng thương mại.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình hạ tầng thương mại phải có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Các loại hình hạ tầng thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một tổ chức kinh tế có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.
Dự thảo cũng chỉ ra rằng, thương nhân kinh doanh loại hình hạ tầng thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của loại hình hạ tầng thương mại; định kỳ 1 năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về công thương.
Các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm outlet phải có nội quy hoạt động, gồm: quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm outlet; hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm outlet.
Ngoài ra, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của khách hàng phải bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm outlet.
Thông tư này quy định về tiêu chí phân loại loại và quản lý hoạt động một số loại hình hạ tầng thương mại gồm siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet.
Đặc biệt, thông tư này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh các loại hình siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng outlet, trung tâm outlet và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh khởi động mùa kinh doanh hàng Tết 2022
Từ đầu tháng 12/2021 đến nay, doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã rục rịch khởi động mùa kinh doanh Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Đồng thời, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh lần lượt tung ra thị trường đa dạng sản phẩm phục vụ thị trường hàng hóa Tết và triển khai kế hoạch giảm giá hàng hóa từ nay đến cận Tết.
Từ đầu tháng 12/2021 đến nay, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã rục rịch khởi động mùa kinh doanh Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN
Hàng Tết rục rịch lên kệ
Ghi nhận tại hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh như Vincom, SC Vivocity, LOTTE Mart, Co.opXtra, Co.opmart, Satra Mart..., hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã bắt đầu nhộn nhịp. Những nhà bán lẻ này cũng tung ra sản phẩm "Giỏ quà Tết" mẫu mã đa dạng và chủng loại phong phú, với nhiều mức giá khác nhau để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn.
Ngoài bao bì bắt mắt, đảm bảo chất lượng thì những nhóm ngành hàng hóa tham gia thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 chủ yếu là hàng Việt và sản phẩm sản xuất trong nước. Trong đó, có thể kể đến những nhóm ngành hàng đã có sản phẩm Tết giới thiệu ra thị trường như các loại hạt, đồ khô, bánh kẹo, nước giải khát và một số loại mứt Tết.
Để chuẩn bị tốt nguồn hàng phục vụ Tết, ngay từ giữa năm, doanh nghiệp, nhà bán lẻ... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phối hợp với nhà sản xuất, nhà cung cấp tăng cường lượng hàng thiết yếu gấp 2 - 3 lần. Đặc biệt, những đơn vị tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 cũng dành phần lớn kinh phí để trữ lượng nhóm hàng bình ổn thị trường, gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản...
Cùng với đó, doanh nghiệp, nhà bán lẻ... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn chú trọng các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và đặc sản Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đồng thời, tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng hàng hóa trong giai đoạn kinh doanh cao điểm này, nhất là nhóm hàng thực phẩm thời vụ Tết.
Thực hiện bình ổn giá cả thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) lên kế hoạch dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu, với tổng giá trị lên đến gần 6.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước. Saigon Co.op cũng cam kết đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo Giám đốc Khối vận hành hoạt động Co.opmart Nguyễn Ngọc Thắng, đồng hành cùng người tiêu dùng, toàn hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ cố gắng giữ và giảm giá trong giai đoạn cuối năm. Trong đó, có thể kể đến chuỗi chương trình giảm giá trực tiếp đến 50% cho hơn hàng nghìn sản phẩm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Với mong muốn giảm áp lực mua sắm, tiêu dùng cho người dân trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, Saigon Co.op dự kiến giảm giá sâu trong 10 ngày cận Tết và duy trì song song nhiều chương trình khuyến mãi tặng quà, tặng điểm thưởng mức cao, phiếu quà tặng... Ngoài ra, những ngày cận Tết, Saigon Co.op sẽ đẩy mạnh nhóm hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn... để gia tăng tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho biết đã bắt đầu khởi động giai đoạn kinh doanh cao điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và tổ chức giảm giá khuyến mãi đối với những ngành hàng đồ dùng, may mặc, hóa phẩm, thực phẩm công nghệ... để kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh người dân đang thắt chặt chi tiêu. Khi đến hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi... trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vào thời điểm này, người tiêu dùng không chỉ được trải nghiệm không gian mua sắm rộn ràng sắc Xuân mà còn còn dễ dàng nhận biết khu vực kinh doanh hàng Tết để mua sắm phục vụ cho nhu cầu cá nhân cũng như biếu tặng gia đình, bạn bè, đối tác...
Tập trung nhóm sản phẩm thiết yếu
Khảo sát về cơ cấu hàng hóa trong dịp Tết năm nay tại thị trường TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh có xu hướng chọn lọc, phân khúc phù hợp với đối tượng khách hàng ưu tiên mua sắm thiết thực với đời sống và chi tiêu tiết kiệm nhất. Theo đó, bên cạnh nhóm ngành hàng truyền thống đặc trưng cho ngày Tết, nét mới năm nay của thị trường TP Hồ Chí Minh là doanh nghiệp, nhà bán lẻ... bổ sung phong phú mặt hàng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ dưỡng... nhằm tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng trong mùa dịch.
Những mặt hàng này tập trung vào nhóm thực phẩm làm đẹp, thực phẩm giảm cân, thực phẩm bổ trợ như viên sữa ong chúa, nước collagen, yến tinh chế, yến sợi trắng tinh chế, trà thảo dược nhụy hoa nghệ tây, trà thảo mộc, vitamin, viên sủi... Đây cũng là những sản phẩm phù hợp để người tiêu dùng mua sắm làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vì bao bì gọn, đẹp, dễ bảo quản...
Theo bà Nguyễn Trang, đại diện Công ty TNHH Marketing Truyền thông Cyan (Công ty Cyan Media), tham gia thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đơn vị giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm thiết kế độc quyền, mang lại sức khỏe và lời chúc may mắn phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng. Trong đó, có thể kể đến những mặt hàng như: tổ yến, mật ong, rượu vang, trà sen, cà phê, hạt macca, hạnh nhân, nho khô, chà là, khô bò...
Những sản phẩm của Công ty Cyan Media không chỉ là đặc sản hàng Việt mà còn là món quà thực phẩm dinh dưỡng dành cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp... trong dịp Tết đến Xuân về. Ngoài những sản phẩm thiết kế theo mẫu, Công ty còn có dịch vụ thiết kế sản phẩm theo sở thích cũng như mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng.
Còn ông Trần Bảo Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Nutifood cho hay, doanh nghiệp vừa đưa vào hoạt động 5 Ngôi nhà Dinh dưỡng Nutifood tại các quận trung tâm của TP Hồ Chí Minh. Nét độc đáo của Ngôi nhà Dinh dưỡng Nutifood là mỗi khách hàng sẽ có được "giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia" phù hợp nhất cho riêng mình hoặc gia đình và được phổ cập kiến thức về dinh dưỡng trong việc lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng.
Liên quan đến kế hoạch tham gia thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đánh giá, tác động từ dịch COVID-19 khiến nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đối mặt với thách thức về giá nguyên vật liệu tăng, sức mua yếu... Chính vì vậy, những đơn vị này phải cân đối giải pháp và linh hoạt sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa, bình ổn giá hàng hóa phục vụ Tết năm nay.
Trong bối cảnh đó, Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh và Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh TP Hồ Chí Minh hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi. Thông qua đó, đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 được tạo điều kiện thuận, có đủ nguồn vốn dự trữ hàng hóa, nguyên liệu bình ổn thị trường dịp trước, trong và sau Tết.
Giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu chịu tác động mạnh từ biến động nguồn cung Khi các nguyên liệu đầu vào sản xuất kinh doanh tăng giá đã dẫn đến biến động cung - cầu, có những nhóm mặt hàng nguồn cung dồi dào, giảm giá sâu, cũng có một số nhóm mặt hàng nguồn cung khan hiếm, giá tăng đáng kể trên thị trường. Người dân mua sắm tại hệ thống bán lẻ Saigon Co.op. Ảnh minh...