Đề xuất nới điều kiện miễn một phần án tù cho phạm nhân
Theo Điều 64 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được lấy ý kiến rộng rãi, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù có thể được miễn chấp hành toàn bộ phần hình phạt tù còn lại nếu thỏa mãn một số điều kiện.
Để được hưởng chính sách này, người đang chấp hành án phạt tù phải có đủ các điều kiện như: Phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã chấp hành được 1/2 mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn; đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù 2 lần trở lên; có nơi cư trú rõ ràng…
Việc miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại có điều kiện không áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất, mua bán, chiếm đoạt trái phép chấtma túy; tội phạm về tham nhũng; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.
Khi quyết định miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại có điều kiện đối với người bị kết án, tòa án ấn định thời gian thử thách từ 1-2 lần thời gian còn lại của hình phạt tù và buộc người đó phải chấp hành một số nghĩa vụ: Chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có) và các quyết định khác của bản án; trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu; định kỳ ba tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật của mình cho người được giao giám sát, giáo dục…
Theo dự thảo, tòa án giao người được miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại có điều kiện cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. UBND cấp xã phân công người trực tiếp theo dõi, giám sát người đó.
Tổ soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cho rằng các điều kiện ràng buộc để được hưởng chính sách miễn chấp hành toàn bộ phần hình phạt tù còn lại sẽ rất chặt chẽ. Việc đưa ra quy định này nhằm thể hiện hơn nữa chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội, cho phép họ sớm trở lại cộng đồng và cải tạo thành người có ích cho xã hội mà vẫn đạt được mục đích giáo dục, cải tạo.
Video đang HOT
Thế Kha
Theo Dantri
Mạo con dấu và chữ ký để buôn bán trái phép vật liệu nổ?
Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận giám định chữ ký giữa tài liệu giám định và tài liệu mẫu so sánh là sao chụp và con dấu không phải từ con dấu gốc đóng ra...
Được biết, ngày 21/11/2007, Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi (sau đây gọi tắt là Cty Quảng Lợi), có địa chỉ ở đường Pháp Vân, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác khoáng sản và cho thuê đất với thời hạn khai thác 36 tháng.
Mỏ đá Quảng Lợi đã hết phép khai thác.
Sau khi được cấp giấy phép, Cty Quảng Lợi đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc khai thác đá. Sau đó, Cty Quảng Lợi đã ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Việt Trung (sau đây gọi tắt là Cty Việt Trung), do ông Hồ Văn Việt, ở xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa làm giám đốc. Hiệu lực hợp đồng hết hạn vào năm 2010, cùng thời điểm với giấy phép khai thác khoảng sản cũng hết hạn.
Tuy nhiên, đến hết hợp thời hạn hợp đồng nhưng phía Cty Việt Trung vẫn không thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, không ký hợp đồng mới nhưng vẫn tiến hành hoạt động khai thác đã.
Cty Quảng Lợi được cấp phép gia hạn khai thác khoáng sản đến 30/01/2013. Trong thời gian này, Cty Việt Trung vẫn hoạt động khai thác đá trái phép trên khu vực được cấp phép của Cty Quảng Lợi.
Vì điều kiện sức khỏe không đảm bảo để điều hành hoạt động của công ty nên bà Lê Thuận Yến - Giám đốc Cty Quảng Lợi đã nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh và đã được Sở Kế hoạc và Đầu tư thành phố Hà Nội, Cục thuế Hà Nội chấp thuận. Đồng thời, Cty Quảng Lợi cũng đã có công văn gửi Chi nhánh điện huyện Tĩnh Gia xin cắt điện sản xuất phục vụ khai thác đá.
Về phía Cty Việt Trung sau đó vẫn tiến hành hoạt động khai thác đá bình thường, nhưng các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia vẫn không hề hay biết?
Trong khi đó, đơn vị đứng tên trong giấy phép sử dụng vật liệu nổ trong quá trình khai thác đá là Cty Quảng Lợi đã hết hạn và đơn vị này cũng đã thông báo dừng hoạt động. Cho rằng Cty Việt Trung đã lấy danh nghĩa của Cty Quảng Lợi để mua bán trái phép vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, Cty Quảng Lợi đã có đơn đề nghị Công an huyện Tĩnh Gia có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm những sai phạm nêu trên của Cty Việt Trung.
Cơ quan CSĐT, Công an huyện Tĩnh Gia đã tiến hành xác minh giải quyết đơn thư tố cáo của bà Lê Thuận Yến - Giám đốc Cty Quảng Lợi. Ngày 22/10/2014, Cơ quan CSĐT, Công an huyện Tĩnh Gia có quyết định trưng cầu giám định gửi Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa
Đến ngày 27/10/2014, Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có bản kết luận giám định số 1300/KLGĐ - PC54.
Theo đó, tài liệu giám định ký hiệu từ A1 đến A5, gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để làm nghề kinh doanh có điều kiện; Trích ngang danh sách những người làm việc liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp tại mỏ Quảng Lợi; Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy; Biên bản kiểm tra xác nhận phòng cháy chữa cháy, phòng nổ. Tất cả những tài liệu nêu trên đều đứng tên Lê Thuận Yến - Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi.
Tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M5, gồm: Giấy mẫu chữ ký năm 2014; Quyết định bổ nhiệm ngày 22/05/2009; Quyết định của Hội đồng thành viên Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi ngày 02/03/2009; Hợp đồng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngày 25/05/2009; Báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản và thuê đất ngày 20/10/2009. Tất cả giấy tờ của tài liệu mẫu cần so sánh đều đứng tên Lê Thuận Yến - Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Quảng Lợi.
Kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung yêu cầu giám định thứ nhất là chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến ở tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 - A5 là chữ ký trực tiếp hay sao chụp? thứ hai chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến và Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung "Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội" ở tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A5 với chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến và Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung "Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội" ở tài liệu mẫu so sánh ký hiệu từ M1 đến M5 có phải do cùng một người ký và do cùng một con dấu đóng ra hay không?
Kết luận giám định nêu rõ: Chữ ký đứng tên Lê Thuận Yến ở tài liệu cần giám định kí hiệu từ A1 đến A5 là chữ ký sao chụp. Hình dấu tròn màu đỏ có nội dung "Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội" ở tài liệu cần giám định kí hiệu từ A1 đến A5 không phải do con dấu có hình mẫu "Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Quảng Lợi; Q. Hoàng Mai- TP. Hà Nội" ở tài liệu kí hiệu từ M1 đến M5 đóng ra.
Như vậy, thì Cty Quảng Lợi đã bị "ăn cắp" con dấu và chữ ký để dùng vào việc buôn bán trái phép vật liệu nổ.
Thành Hưng - Duy Tuyên
Theo Dantri
Đủ điều kiện để khởi tố vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa Sau vụ phát hiện hàng chục mét khối gỗ quý trong rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa do lực lượng kiểm lâm Quảng Nam và Đà Nẵng vừa phát hiện, chiều ngày 27/10 lãnh đạo TP Đà Nẵng đã tổ chức họp với các ngành liên quan để xử lý vụ việc. Theo ông Huỳnh Ngọc Hạp - Phó Giám đốc...