Đề xuất nhận chìm hơn 400.000m3 bùn, cát xuống biển Bình Định
UBND tinh Binh Đinh đang xem xét việc câp phep nhân chim hơn 400.000m3 bùn, cát nao vet duy tu luông hang hai Quy Nhơn xuống biển.
Ngày 31.10, ông Trần Châu – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – xác nhận, phía Cuc Hang hai Viêt Nam đã co văn ban đê nghi UBND tinh Binh Đinh câp phep nhân chim với khối lượng dự kiến ban đầu hơn 400.000m3 bùn, cát nao vet duy tu luông hang hai Quy Nhơn (Binh Đinh).
“Khối lượng chính xác đơn vị tư vấn đang tính toán cụ thể. Cái này thực chất là nạo vét cửa biển, rồi tiến hành mang cát, bùn nằm ở sát bờ đem ra ngoài biển. Trong quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thì cho phép, hiện tại tỉnh mới có chủ trương để lập dự án. Bùn, cát không có hại, mùa nước lũ cũng chảy ra biển nhưng thực tế do nó nằm trên vùng biển cạn nên tàu thuyền ra vô không được”, ông Châu lý giải.
Việc nhận chìm bùn, cát phải đảm bảo không ảnh hưởng đến du lịch biển Bình Định. Ảnh: D.T
Theo ông Châu, UBND tỉnh Bình Định đã thống nhất về mặt chủ trương đồng ý việc lập dự án và đưa ra yêu cầu đánh giá tác động môi trường cụ thể trước khi cấp phép.
Video đang HOT
“Cái lo sợ của chúng tôi khi đổ xuống sẽ gây đục biển. Biển Bình Định đang mùa du lịch nên rất sợ. Chúng tôi sẽ làm rất cẩn trọng. Phải mang lượng bùn, cát ra thật xa để tránh ảnh hưởng vùng biển của Bình Định”, ông Châu khẳng định.
Trong khi đó, ông Đặng Trung Thành – Giám đốc Sở TN&MT Bình Định – cho rằng, nạo vét đê khơi thông luông chay ơ cang Quy Nhơn la cân thiêt. Tuy nhiên, việc nhận chìm phải được thực hiện tránh gây tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Ông Thành thông tin, phía Cục Hàng hải đã có kế hoạch nạo vét bùn luồng cảng và xử lý chất thải bùn đó. Yêu cầu được đưa ra trước khi xử lý phải có đánh giá tác động môi trường. Hiện tại, Cục Hàng hải đã thông qua đơn vị đánh giá tác động môi trường là đơn vị Bộ GTVT và họ đã đánh giá xong rồi.
“Họ đã làm việc với tỉnh Bình Định, tỉnh giao cho Sở TN&MT phối hợp xem xét xử lý nhận chìm lượng bùn sau nạo vét. Chúng tôi đang tổ chức hội đồng để xem xét. Chủ trương, kinh phí có rồi nhưng phải chờ Ủy ban tỉnh đồng ý nhận chìm mới được triển khai”, ông Thành khẳng định.
Theo Danviet
Gần một triệu mét khối bùn sẽ bị đổ xuống biển Bình Thuận
Trong 5 tháng, gần một triệu mét khối bùn, cát sau nạo vét tại vũng quay tàu và khu bến chuyên dụng sẽ được nhận chìm xuống biển Bình Thuận.
Sau khi thẩm định chặt chẽ hồ sơ, lấy ý kiến nhiều bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Bình Thuận, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa quyết định cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (chủ đầu tư Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1) nhận chìm hơn 918.500 m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10.
Đây không phải chất thải mà là vật liệu thu được sau quá trình nạo vét vũng quay tàu, phục vụ cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. Trong đó 20% bùn, 80% cát, vỏ sò, cát pha, cát kết phong hóa, sét, bùn trầm tích... Loại vật, chất này bản chất đã nằm ở biển và nay được đưa lên để chuyển đi chỗ khác.
"Nó không chứa chất độc hại hay phóng xạ vượt chuẩn Việt Nam. Theo UBND tỉnh, khối lượng trên không thể đổ lên đất liền vì có khả năng nhiễm mặn, gây ô nhiễm môi trường", giấy phép nêu rõ.
Khu vực biển sử dụng để nhận chìm có diện tích 30 ha, cách Hòn Cau 8 km và nơi nhận chìm độ sâu lớn nhất là -31 đến -36 m.
Khu vực biển dự kiến sẽ được nạo vét phục vụ cho việc xây dựng hoạt động của nhà máy Vĩnh Tân 1. Ảnh: Tiến Thành.
"Khi phát hiện việc vận chuyển vật, chất nhận chìm không đúng vị trí hoặc các kết quả thông số quan trắc vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng biển thì Công ty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 phải dừng ngay hoạt động cho đến khi có giải pháp và Bộ Tài nguyên chấp nhận", giấy phép nêu rõ.
Trước đó, để thực hiện dự án nạo vét luồng lạch vùng biển trước cảng, Công ty điện lực Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) đã trình hồ sơ dự án "Nhận chìm vật liệu nạo vét luồng hàng hải, vũng quay tàu, khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1" lên Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến.
Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được khởi công vào tháng 7/2015, có công suất 1.200 MW với 2 tổ máy, tổng vốn đầu tư 1,75 tỷ USD (doanh nghiệp Trung Quốc 95%, phía Việt Nam 5%), theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Theo kế hoạch, tổ máy 1 sẽ vận hành cuối năm 2018, tổ máy thứ 2 hòa lưới điện quốc gia vào giữa năm 2019.
Phạm Hương
Theo VNE
Kỳ lạ dân Thủ đô lội bùn, vượt "núi" đi làm trong giờ cao điểm Nhiều người đi xe máy tràn vào đoạn công trường ngổn ngang đất đá, vật liệu xây dựng trên đường Phạm Văn Đồng, sẵn sàng leo "núi", lội bùn để di chuyển qua nút giao thường xuyên ùn tắc trên tuyến đường này. Một đoạn đường khoảng 1km trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn từ trước cửa Bộ Công an tới Doãn Kế...