Đề xuất nâng mức phạt nhập cảnh trái phép vào Việt Nam lên mức cao nhất 75 triệu
Ngoài vấn đề hình sự, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm hành chính lên tối đa 75 triệu đồng đối với hành vi xuất nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Đề xuất trên được ông Nguyễn Văn Giàu đưa ra ngày 10/8, khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi.
Đánh giá cao vừa qua ngành tư pháp đã chỉ đạo TAND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo xét xử 6 đối tượng môi giới cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với mức 25 năm tù cho 6 bị cáo.
Về hành chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại đề nghị rà soát lại xem đã đủ mức răn đe chưa. Bên cạnh đó, các khu lưu trú, những người môi giới cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép cũng chưa có quy định xử phạt hành chính. Do đó, rất cần bổ sung trong dự án luật để giảm tối đa tình trạng này.
Video đang HOT
Tiếp thu đề xuất trên để xem xét bổ sung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long lý giải, các hành vi vi phạm quy định xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại đã được quy định tại nghị định 167 năm 2013 về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Mức phạt tiền cho các hành vi này có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng đối với các hành vi tổ chức đưa dẫn, hoặc môi giới cho người khác xuất nhập cảnh vào Việt Nam trái phép.
Việc người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trái phép cũng bị mức phạt tương tự. Trường hợp cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định, cũng bị phạt tới 2 triệu đồng. Ngoài mức phạt tiền thì có biện pháp bổ sung là tịch thu tang vật, trục xuất và các chế tài hình sự.
Sau phần giải trình của Bộ trưởng Long, ông Nguyễn Văn Giàu tiếp tục đề nghị nâng mức phạt tối đa với hành vi vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, cư trú đi lại lên mức phạt tối đa lên 75 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo ông Giàu, vừa qua mới phát hiện và xử lý các hành vi môi giới cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhưng các khu lưu trú thì chưa rõ xử lý thế nào. Trong khi đó, Luật Du lịch quy định tới 8 loại hình lưu trú khác nhau. “Luật Cư trú hiện nay mới chỉ quy định với người Việt Nam mà chưa quy định với người nước ngoài trong khi đây là cái cực kỳ nguy hiểm”, ông Giàu nói.
Trước đó, tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, từ đầu năm đến nay, có hơn 500 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép tại 27/63 địa phương trên cả nước. Trong đó, An Giang có 44 trường hợp, Bắc Ninh 35, Đà Nẵng 78 người, Quảng Ninh 126…
Từ tháng 6 đến nay, lực lượng công an và các địa phương đã phát hiện 21 vụ với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng đã khởi tố 5 vụ, với 19 người Việt Nam và một người Trung Quốc về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép
Việt Nam chuẩn bị gia nhập Công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức
Quốc hội nghe tờ trình về việc phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức, chiều 20/5.
Báo cáo thuyết minh việc gia nhập Công ước số 105, Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung nói nội dung quy định trong Công ước này được quốc tế coi là một trong những tiêu chuẩn lao động cơ bản, thể hiện giá trị tiến bộ của nhân loại vì lao động cưỡng bức tước đi quyền tự do và phẩm giá của con người.
"Trong hệ thống luật pháp Việt Nam, lao động cưỡng bức bị nghiêm cấm dưới mọi hình thức và có những chế tài xử lý nghiêm khắc", ông Dung nói.
Đồng tình với sự cần thiết gia nhập Công ước 105, song Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, khi thẩm tra, có thành viên Uỷ ban đề nghị rà soát việc lao động của phạm nhân trong trại giam theo quy định tại điều 27 và 33 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng bày tỏ băn khoăn về việc phạm nhân tham gia lao động trong trại giam. Theo ông Nhưỡng, không phải bản án của phạm nhân nào cũng ghi lao động là bắt buộc, như vậy, "thì khi họ thi hành án mà phải làm việc thì có đúng không?".
"Khi chúng ta thông qua Công ước 105, quốc tế vào khảo sát thấy việc này thì sao? Tôi hoàn toàn nhất trí phương án phải dạy nghề cho phạm nhân để họ tái hòa nhập cộng đồng, nhưng không phải làm sản phẩm thương mại", ông Nhưỡng nói.
Giải thích băn khoăn này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói vấn đề lao động của phạm nhân trong trại giamkhông thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước 105, mà thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước 29 (Công ước cùng cặp với Công ước số 105trong nhóm tiêu chuẩn quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức).
Theo Công ước 29, lao động của phạm nhân được coi là trường hợp ngoại lệ, không phải lao động cưỡng bức. Việc lao động của phạm nhân trong trại giam được thực hiện theo quy định Luật Thi hành án hình sự và đặt dưới sự giám sát, quản lý của trại giam; họ không bị chuyển nhượng hoặc bị áp đặt dưới quyền sử dụng của tư nhân.
"Qua tham khảo ý kiến của Tổ chức Lao động quốc tế,hầu hết các nước cũng có lao động phạm nhân. Nếu lao động phạm nhân có yếu tố thương mại thì phải có hợp đồng lao động, có thỏa thuận lao động và phạm nhân đó được hưởng một phần thành quả", ông Dung nói.
Dự kiến sáng 28/5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Đường quan lộ thăng tiến của cục trưởng lộ clip "nóng" với nữ sinh Từ một chấp hành viên, ông Biên nhanh chóng lên cục phó rồi Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự (THADS) tỉnh Hậu Giang trước khi bị phát hiện lộ nhiều clip "nóng". Năm 2016, ông Nguyễn Đức Biên (năm nay 40 tuổi) còn là chấp hành viên của Cục THADS TP Cần Thơ. Tháng 4/2017, Báo Đại Đoàn Kết có bài...