Đề xuất mua ô tô được hỗ trợ vay 100% vốn
Theo đề xuất này, người tiêu dùng, tổ chức cá nhân, mua xe tải nhẹ đến 3 tấn, xe nông dụng nhỏ đa chức năng sẽ được hỗ trợ được vay tới 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu…
Bộ Công thương đang lấy ý kiến các bộ ngành chức năng về dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế ưu đãi nhằm thực thi chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Theo đó, Bộ Công thương quy định trong dự thảo: Người tiêu dùng, tổ chức cá nhân, mua xe tải nhẹ đến 3 tấn, xe nông dụng nhỏ đa chức năng sẽ được hỗ trợ theo chính sách hiện hành về giảm tổn thất trong nông nghiệp (được vay tới 100% giá trị hàng hóa; hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, 50% trong năm thứ 3. Nhà nước sẽ hỗ trợ chênh lệch lãi suất trong một số trường hợp…).
Với doanh nghiệp, Bộ Công thương kiến nghị trong dự thảo sẽ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án có quy mô lớn sản xuất các dòng xe mà ưu tiên phát triển nếu dự án có quy mô đủ lớn (50.000 xe/năm).
Các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô cũng được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai theo pháp luật về công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, các dự án đầu tư sản xuất dòng xe ưu tiên cũng được xem xét hỗ trợ từ nguồn vốn Quỹ hỗ trợ phát triển Khoa học Công nghệ quốc gia…
Video đang HOT
Theo quy định của Bộ Công thương, dòng xe ưu tiên Việt Nam muốn phát triển gồm: xe tải nhỏ đa dụng phục vụ nông nghiệp; xe khách tầm trung và tầm ngắn; xe ô tô con kích thước nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu; các loại xe chuyên dùng như xe bê tông, xe cứu hỏa; xe nông dụng đa chức năng…
Nhận xét về các chính sách mới về ô tô của dự thảo này, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng cho biết, Việt Nam đang quá chậm trong việc ban hành các chính sách phát triển công nghiệp ô tô trong khi lợi thế để phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam thực tế là rất lớn. “Dự thảo lần này khá mạnh mẽ, song không biết người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong vấn đề mua xe như nêu trên không”.
Nhìn lại năm 2014, trong khi các thị trường ô tô Indonesia, Thái Lan sụt giảm nghiêm trọng thì thị trường ôtô Việt Nam vẫn tăng trưởng tới 43%. 8 tháng đầu năm nay, thị trường ô tô của ta vẫn tiếp tục tăng mạnh. Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô trong tháng 8.2015 đạt tới 18.236 xe, bao gồm 10.309 xe du lịch; 7.168 xe thương mại và 759 xe chuyên dụng; cho thấy biểu đồ tiêu thụ ôtô tại Việt Nam rất khả quan.
Nghiên cứu mới công bố của Tạp chí The Economist cũng cho thấy, số hộ gia đình Việt Nam sở hữu tài sản từ 100.000- 2 triệu USD mỗi năm (thuộc nhóm “nhà giàu mới nổi”) đang tăng mạnh nhất châu Á, đồng nghĩa với nhu cầu sắm ô tô của người Việt sẽ ngày càng tăng mạnh trong tương lai.
“Tận dụng những lợi thế nêu trên cộng thêm những chính sách tốt, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hoàn toàn có cơ hội đi lên. Tuy nhiên, chính sách tốt không có nghĩa là bảo hộ cao. Phát triển công nghiệp ô tô phải gắn với lợi ích của người tiêu dùng, đừng để người tiêu dùng Việt Nam phải mua ô tô với giá đắt nhất trong khu vực. Đó chính là câu trả lời cho dự thảo đưa ra lần này” – ông Thắng khẳng định..
Theo_24h
Đề xuất biện pháp hạn chế việc tùy tiện "đẻ" ra các khoản thu
Ngày 10/9, tại hội thảo "Một số vấn đề trong dự thảo Luật phí và lệ phí" do Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức nhiều đại biểu đã đề xuất biện pháp nhằm siết chặt tình trạng tùy tiện "đẻ" các khoản thu.
Tại hội thảo, PGS.TS Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) phân tích rõ các điểm mới trong dự thảo Luật phí và lệ phí so với Pháp lệnh phí và lệ phí. Trong đó, dự luật quy định cụ thể, phí được hiểu là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ trong danh mục phí, lệ phí kèm theo.
PGS.TS Lê Xuân Trường đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự Luật phí và lệ phí
Từ những điểm mới đó PGS. TS Trường cho rằng, Nhà nước đã mở rộng xã hội hóa cung cấp dịch vụ cho xã hội. Nhà nước chỉ cung cấp dịch vụ mà thị trường không làm hoặc làm không hiệu quả. Điều đó góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ công.
"Đó là tín hiệu tích cực, Nhà nước không ôm đồm nữa. Cái nào xã hội làm tốt thì giao cho xã hội. Xã hội hóa sẽ là dịch vụ, người ta phải làm tốt dân mới trả tiền, qua đó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ", PGS. TS Lê Xuân Trường nói.
Dù dự luật đã đề nghị bỏ 19 loại phí có tính chất giá dịch vụ ra khỏi danh mục phí, lệ phí, thế nhưng tại hội thảo các đại biểu vẫn băn khoăn với 51 khoản khác trong đó có những khoản cần nghiên cứu thêm. Đại biểu cho rằng, các khoản chưa phù hợp hoặc trùng lắp sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
PGS.TS Lê Xuân Trường đề xuất, nên bỏ danh mục lệ phí, khoản phí lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất vì đã có lệ phí trước bạ cùng tính chất thu này. Lệ phí phân bổ kho số viễn thông, tài nguyên internet cũng được đề xuất bỏ vì đã quy định thu các khoản: Phí cấp tên miền địa chỉ sử dụng internet, phí sử dụng kho số viễn thông và phí quyền hoạt động viễn thông.
Mặt khác ông Trường đề xuất bổ sung lệ phí quản lý kinh doanh thay thế cho thuế môn bài để đảm bảo phản ánh đúng bản chất khoản thu, để doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể hiểu và thực hiện chính sách tốt hơn.
Cho ý kiến đóng góp xây dựng dự luật, PGS.TS Vũ Sỹ Cường hy vọng dự thảo quy định nguyên tắc tổ chức thu phí được để lại một phần theo quy định pháp luật để trang trải chi phí và khấu trừ vào phần khoản chi của đơn vị sự nghiệp.
Theo ông Cường, nguyên tắc tổ chức như vậy là hợp lý, rõ ràng, tuy nhiên vấn đề hạch toán thu ngân sách là hạch toán theo số nào thì chưa được làm rõ. Vì vậy, cần bổ sung quy định để làm rõ trách nhiệm báo cáo chính xác số thu phí để tính theo số phí được thu về bao gồm cả phần chi phí để lại để tổ chức thu cho tổ chức thu phí. Phần để lại này phải được hạch toán là chi ngân sách nhà nước để phản ánh đầy đủ, chính xác thu, chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phí, lệ phí.
PGS.TS Vũ Sỹ Cường cho biết, tới đây sẽ liệt kê chi tiết danh mục các khoản thu vào luật chứ không liệt kê danh mục phí lệ phí như trước đây. Theo đó, sẽ thống kê, rà soát các khoản thu. Chẳng hạn trong ngành Nông nghiệp đã rà soát bỏ được mấy chục khoản thu. Đây là các khoản do các đơn vị sự nghiệp, địa phương ban hành. Nếu áp dụng luật theo hướng này sẽ hạn chế "đẻ" ra các khoản thu mới.
Quang Phong
Theo Dantri
Xây hầm chui, cầu vượt trên đường Nguyễn Văn Linh "Đồng ý chủ trương nghiên cứu đầu tư nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7, TP.HCM) thành hai giai đoạn. Trước tiên là xây hầm chui trên đường Nguyễn Văn Linh và sau đó sẽ xây dựng hoàn chỉnh nút giao". UBND TP.HCM vừa thông báo như trên. Được biết hiện có nhiều doanh nghiệp đề xuất tham gia...