Đề xuất mỗi năm tổ chức 2 đợt thi tốt nghiệp gửi Phó Thủ tướng
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập vừa có Bản đề xuất Phương án cải tiến thi tốt nghiệp THPT gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, bản Đề xuất này trình bày về những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông mà Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) Việt Nam chuẩn bị theo chỉ thị của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Đề xuất phương án này có một số điểm khác biệt với cả hai kỳ thi thông thường trước đây đã được tổ chức trong thời gian qua; và kết quả của chúng có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Cụ thể phương án thi tốt nghiệp mà Hiệp hội đề xuất như sau:
Không tổ chức 2 kỳ thi gần nhau
Một số điểm khác biêt so với các kỳ thi trước đây mà Hiệp hội đề xuất làkhông tổ chức thành hai kỳ thi gần nhau gây tốn kém cho học sinh và xã hội như trước đây, kỳ thi này hỗ trợ cho cả hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh ĐH nhưng không đồng nhất với một trong hai kỳ thi.
Cụ thể, các kỳ thi này khác kỳ thi tốt nghiệp phổ thông ở chỗ: Đối tượng là học sinh đã học hết bậc phổ thông, có thể bao gồm những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH và chuyên nghiệp; Có thể tổ chức nhiều lần/2 lần trong năm; Thí sinh được kết quả thấp ở một kỳ thi có thể đăng ký xin thi lại ở một kỳ thi sau đề nâng kết quả, đó là cách để tự nâng cao dần năng lực và được xác nhận lại, như vậy kết quả không bị cố định như ở kỳ thi tốt nghiệp phổ thông.
Các kỳ thi được được thiết kế cũng khác kỳ thi tuyển sinh ĐH thông thường ở chỗ: Bao gồm cả mục tiêu xác nhận trình độ tốt nghiệp phổ thông; Không nhằm một ngành đào tạo cụ thể nào của trường đại học; Được tổ chức nhiều lần/2 lần trong năm.
Đối tượng tham gia,mọi học sinh đã hoàn thành chương trình phổ thông (đã hoặc chưa tốt nghiệp THPT); Mọi người có nhu cầu được xác nhận trình độ tương đương tốt nghiệp phổ thông và được dự tuyển vào ĐH, CĐ.
Thí sinh dự thi ĐH năm 2013.
Đề thi : được thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm
Tính chất kỳ thi: Loại thi thành quả học tập (achievement test), đánh giá theo chuẩn (norm), cụ thể là dựa vào chương trình phổ thông, và tính điểm dựa vào một phân bố chuẩn đại diện học sinh cuối bậc phổ thông của cả nước.
Video đang HOT
Công nghệ: Đề thi: được thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ), kết hợp một số câu hỏi tự luận (TL) ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung.Việc phát triển ngân hàng câu hỏi, thiết kế đề thi, xây dựng các đề thi tương đương được triển phai theo theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại (Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi). Công nghệ phát triển ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi tương đương… sẽ được trình bày cụ thể trong đề án chi tiết.
Các môn thi (môn đơn và môn tích hợp) và tổ chức thi: Các môn thi (đơn và tích hợp) có thể được dự kiến như sau: 3 môn thi đơn: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức).
2 bài thi tích hợp: Khoa học tự nhiên (liên quan đến các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Nhân văn và Khoa học xã hội (liên quan đến các môn Sử, Địa, Chính trị).
Các đề Toán và Ngữ Văn sử dụng phương pháp TNKQ kèm câu TL ngắn để thí sinh làm trung bình trong khoảng 30 phút. Phần TL của đề Toán nhằm đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề toán học. Phần TL của đề Ngữ Văn nhằm đánh giá khả năng viết và diễn đạt bằng tiếng Việt, sẽ hạn chế thí sinh viết không quá 400 từ. Thời gian làm bài cho mỗi đề Toán và Ngữ Văn là 90 phút (60 phút TNKQ, 30 phút TL).
Các đề Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội được ra dưới dạng tích hợp các môn tương ứng Vật lý, Hóa học, Sinh học và Sử, Địa, Chính trị, sử dụng phương pháp TNKQ. Thời gian làm bài cho mỗi đề là 90 phút.
Đề Ngoại ngữ (các tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức…) đánh giá khả năng đọc hiểu, ngữ pháp, bằng phương pháp TNKQ, thời gian 90 phút.
Mọi thí sinh đều phải thi ba môn đơn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và được chọn 1 trong 2 môn tích hợp (hoặc thi cả 2) Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội.
Mỗi kỳ thi được tổ chức chỉ trong 3 ngày, buổi đầu làm thủ tục cần thiết,5 buổi thực thi. Cách ra đề chủ yếu bằng TNKQ và theo các môn tổng hợp giúp đánh giá được kiến thức toàn diện của chương trình phổ thông trung học, chống xu hướng học lệch, nhưng vẫn tổ chức được kỳ thi ngắn gọn. Hai câu hỏi TL trong hai đề Toán và Ngữ Văn khắc phục được nhược điểm của phương pháp TNKQ, giúp đánh giá thêm khả năng viết văn và giải quyết vấn đề trong toán học. Việc hạn chế số từ của câu hỏi TL buộc thí sinh phải suy nghĩ cẩn thận về bố cục trước khi viết, đồng thời không tạo sự quá tải trong việc chấm các bài TL, có thể chọn người chấm có năng lực để đảm bảo chất lượng chấm bài tự luận.
Mỗi năm có thể tổ chức nhiều lần để giảm bớt sự tập trung căng thẳng và tạo cơ hội nhiều hơn cho thí sinh. Trước mắt nên tổ chức mỗi năm ít nhất 2 lần, tương ứng với các thời điểm đầu hai học kỳ của trường ĐH.
Sử dụng kết quả thi: Việc đạt điểm trung bình của 4 (hoặc 5) môn/bài thi là cơ sở để xét trình độ tốt nghiệp THPT và tương đương (theo hướng khoa học tự nhiên hoặc nhân văn – khoa học xã hội hoặc cả hai hướng).
Bảng điểm của 4 (hoặc 5) môn thi cho từng thí sinh là cơ sở để các trường ĐH, CĐ xét tuyển thí sinh vào ngành học mà họ xin dự tuyển. Các trường ĐH, CĐ đưa ra phương án tính tổng điểm của các môn thi để tuyển sinh vào các ngành học theo yêu cầu của trường mình (có thể tính tổng điểm các môn có hệ số).
Đối với phần lớn các trường tổng điểm này bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có thể xem là điểm chung tuyển. Đối với một số trường ĐH có yêu cầu đặc biệt hoặc yêu cầu cao hơn về chất lượng đầu vào có thể xem đây là điểm sơ tuyển. Trên cơ sở số thí sinh đã được sơ tuyển, các trường này có thể tổ chức thêm các kỳ thi về năng khiếu, các kỳ thi nâng cao hoặc/và phỏng vấn để chung tuyển. Xét tuyển theo phương án nào là quyền tự chủ của mỗi trường, nhưng các trường phải công khai cách xét tuyểntrước để xã hội có thể đánh giá về chất lượng đầu vào của các trường và giám sát việc thực hiện.
Lãnh đạo Hiệp hội cho biết, muốn thực hiện được Đề án vào năm 2015 thì ngay từ quý II năm 2014, lãnh đạo các cấp cần có quyết tâm cao, chỉ đạo sát sao và triển khai quyết liệt. Đề xuất lập một “Đội đặc nhiệm” điều hành việc triển khai Đề án có hiệu quả.
Hồng Hạnh
Theo Dantri
Tiền khủng mà lòng tin thì... thủng
Một chương trình, nhiều bộ sách, đổi mới phương pháp dạy học... đều là những vấn đề "cũ" của các cuộc cải cách, đổi mới trước đây.
Ở nước ta tính từ thời đổi mới đến nay không có một ngành nghề nào như sự nghiệp trồng người lại phải "chạm mặt" nhiều đến thế với các chương trình cải cách.
Con số sơ suất
Có lẽ chưa có thời nào từ "cải cách" được dùng với tần số cao như vậy trong chỉ đạo và hoạt động nhiều mặt của giáo dục. Không chỉ thu hút sự quan tâm của người trong ngành mà truyền thông, dư luận cũng vào cuộc. Từ các vị giáo sư khả kính đến các nhà báo "chuyên giáo dục" cùng phụ huynh học sinh các cấp học phổ thông, tất cả vào cuộc bàn thảo khi sôi nổi khi trầm lắng nhưng dường như không bao giờ dứt.
Vì sao vậy? Một điều hiển nhiên, giáo dục và sự thành bại của giáo dục liên quan trực tiếp đến tương lai gần, tương lai xa của hàng triệu gia đình nước Việt, không ai có thể đứng ngoài "vòng kim cô".
Các nhà quản lý đang tiếp tục dự kiến thay đổi SGK và chương trình học cho các thế hệ học sinh mới. Ảnh: Văn Chung
Con số 34 ngàn tỷ vừa được "cải chính" là sơ suất do cách ước tính của các chuyên gia. Nhưng cho dù con số đó chưa cụ thể là bao nhiêu, thì nỗi lo của xã hội về công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới không phải không có cơ sở.
Bởi 4-5 cuộc cải cách, đổi mới GD liên tiếp nhưng dư âm chất lượng giáo dục để lại trong lòng người dân và cả xã hội vẫn là dấu hỏi to tướng. Là hoài nghi và thất vọng trước công cuộc "trồng người trăm năm", khi mà 12 năm còn... chửa xong. Hỏi vì sao lại thế? Hỏi người tiền nhiệm ư? Các chuyên gia giáo dục ư ? Đánh đố nhau quá !
Chỉ biết nhãn tiền, việc đại sự quốc gia vận hành "cỗ máy cái" đào tạo con người mang tên giáo dục vẫn chưa có gì sáng sủa. Nói cụ thể hơn, sau nhiều lần cải cách,vẫn không sao đưa ra được lộ trình giáo dục khoa học và thực tiễn để tiến tới thực hiện ước mơ mà lẽ ra phải là hiện thực từ lâu rồi mới phải"trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò"- như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói một cách tâm huyết và giản dị, như chân lý.
Đã có người nói toạc ra rằng tòa nhà giáo dục hỏng là hỏng từ nền móng, từ thiết kế, không thể "đổ tiền tấn" của dân làm cái việc đánh bùn sang ao, cải cách chắp vá nữa.
Biết bao nhiêu là ý kiến tâm huyết, không ít kiến giải và đóng góp cụ thể cho việc hoạch định lộ trình căn bản cho giáo dục Việt Nam thời hiện đại đã được các bậc trí thức cao niên khả kính nêu lên. Và đâu phải một lần các giáo sư đầu ngành tiêu biểu, những nhà giáo cao niên điển hình, những học giả nổi danh được đích thân lãnh đạo cấp cao nhất gặp gỡ, nghe ý kiến.
Hoài nghi
Song cỗ máy giáo dục dường như không mấy nhúc nhích với quán tính hoạt động cố hữu của nó, mà dễ nhận thấy nhất là chạy theo thành tích, phong trào. Có lẽ vì mọi sự không ổn, không ổn... toàn diện chăng mà giờ đây lại thấy "các tổng công trình sư giáo dục" vội vã thực thi lộ trình kế hoạch mới.
Trước hết là đệ trình, đề xuất với cơ quan lập pháp "xin trọn gói" 34 ngàn tỷ đồng, tiếp tục cải cách "chồng lên " "gối đầu" cải cách. Và theo như lời giải trình của người có trách nhiệm ở Bộ Giáo dục trước báo chí, thì ngoài ra còn nhiều đề án "ăn theo" như các "đề án đổi mới đào tạo ,đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên" " đề án xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật . . .
Chỉ có một điều người viết bài này động tới vấn đề giáo dục vĩ mô nước nhà không khỏi băn khoăn. Một là căn cứ vào "cơ sở thực tiễn và khoa học " nào mà năm 2011 đề án "đổi mới chương trình, sách giáo khoa"- hai việc cứ cho là "đại trọng", kinh phí 70 ngàn tỷ mà đề án sau năm 2015 ngoài chương trình và sách giáo khoa "nhất thiết phải đổi mới kỳ nữa" còn nhiều dự án "ăn theo" nữa.
Kinh phí đề xuất ban đầu chỉ khiêm tốn 34 ngàn tỷ, và giờ, tin chính thức là sơ suất do cách ước tính của các chuyên gia, chưa bằng một nửa đề án ba năm về trước. Cách làm việc đó, một lần nữa khiến xã hội hoài nghi về năng lực mang tầm chiến lược của ngành.
Một mặt khác, đề án mới trình diện ra mắt cơ quan lập pháp và báo chí truyền thông, đã "vấp" phải gần như toàn bộ là những ý kiến phản biện, những lời bình nghị hoài nghi, lo lắng về tính khả thi của nó, về mục tiêu "đổi mới" mà "không có gì mới" của nó. Mặc dù vị đại diện của Bộ GD tuyên bố rằng, đổi mới cách dạy và học từ mẫu giáo đến lớp 12 "không đứt đoạn" "không đứt khúc" mới là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Bởi nếu xem xét, có thể thấy rằng một chương trình, nhiều bộ sách, đổi mới phương pháp dạy học... đều là những vấn đề "cũ" của các cuộc cải cách, đổi mới trước đây. Còn bồi dưỡng giáo viên, có cuộc cải cách, đổi mới nào không phải bồi dưỡng? Người viết bài này cũng có cả con trai con gái đến cháu nội cháu ngoại đi học từ mẫu giáo qua phổ thông trung học, và tin rằng, có hàng triệu người như tôi, cũng mang một nỗi lo "đến hẹn lại gặp ... cải cách" là vậy.
Chả biết đề án cải cách ngàn tỷ lần này có tầm kinh bang tế thế đến đâu mà bước đầu chỉ thấy . . . .hoài nghi từ trên xuống dưới! Và một vài vị giáo sư khả kính đã vì "sốc" mà lên tiếng sớm trước dư luận xã hội rằng chỉ cần "một phần nghìn" số tiền đó cũng đủ "cải cách" theo kiểu Bộ. . .
Đừng để tiền thì khủng mà lòng tin thì... thủng!
Đào Dục Tú
Theo_VietNamNet
Đừng đùa với tiền của dân! Môt đông cung la mô hôi, nươc măt cua dân, vây nên Bô GD & ĐT cang phai thân trong vơi đê an đôi mơi sach giao khoa. Xuât hiên trên truyên hinh tôi 20/4, Bô trương Bô Giao duc va Đao tao, ông Pham Vu Luân đa đưa ra môt thông điêp "xoa diu dư luân" răng, tơ trinh Chinh phu gưi...