Đề xuất mở lại xe khách liên tỉnh từ Hà Nội đi 8 địa phương
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề xuất UBND thành phố mở lại vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải công cộng từ ngày mai 13/10.
Ngày 12/10, theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, từ ngày 13 đến 20/10, thành phố mở lại một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ bằng ôtô đến các địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên.
Số chuyến được hoạt động dự kiến bằng 5% số chuyến của các đơn vị trên tuyến theo biểu đồ đã được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội công bố trước đó.
Xe buýt tại bến Cầu Biêu trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Thành.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đề xuất thành phố tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách công cộng. Trong đó, xe buýt được phép hoạt động 50% biểu đồ chạy xe. Xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ hoạt động 50% số lượng phương tiện được cấp phù hiệu còn hiệu lực.
Với xe “ôm” bao gồm cả công nghệ, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, do loại hình vận tải này không đảm bảo nguyên tắc 5K và khó truy vết khi có tình huống phát sinh liên quan đến F0, nên Sở đề xuất chưa cho phép mở lại tại thời điểm này.
Cùng ngày, ông Nguyễn Hoàng Tùng, Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát, cho hay “đang ngóng chờ chỉ đạo mở lại xe khách liên tỉnh từ thành phố”.
Hôm nay (12/10), dù chưa chắc chắn thời điểm xe khách được hoạt động trở lại, khoảng 10 nhân viên bến xe Giáp Bát đã bắt đầu dọn vệ sinh xung quanh bến xe và khu vực quầy bán vé.
Video đang HOT
Các ghế ngồi chờ dành cho hành khách mua vé được phun khử khuẩn, dán thông báo yêu cầu giữ khoảng cách. Bến xe tái khởi động chốt cách ly tạm thời phòng khi phát hiện ca nghi nhiễm.
Bến xe Giáp Bát phục vụ 14 tỉnh, thành với 79 tuyến. Thời điểm chưa giãn cách, mỗi ngày khoảng 800 xe ra vào bến. Ông Tùng chia sẻ lo ngại, gần 95% tài xế và phụ xe ở các tỉnh mới chỉ được tiêm vaccine mũi một, chiếu theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải thì không đủ điều kiện chạy xe.
Một chiếc xe khách được gửi lại bến Giáp Bát trong suốt quãng thời gian nghỉ dịch Covid-19. Ảnh: Phạm Chiểu
Tại bến xe Nước Ngầm, ban quản lý cho dựng một phòng test nhanh và bố trí các chai khử khuẩn trong phòng chờ dành cho hành khách.
Ông Trịnh Hoài Nam, Phó giám đốc Bến xe Nước Ngầm, cho hay đơn vị đã sẵn sàng để phục vụ hành khách, chỉ chờ lệnh “mở cửa”.
Hiện cả hai bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm đều chưa nhận được đơn đăng ký của doanh nghiệp vận tải từ các tỉnh.
Nhân viên bến xe Nước Ngầm dọn vệ sinh chờ đón khách trở lại chiều 12/10. Ảnh: Phạm Chiểu
Hoạt động vận tải công cộng trong thành phố và xe khách liên tỉnh đã bị dừng hoạt động hơn hai tháng, kể từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Thành phố hiện chỉ cho phép hoạt động hàng không hai chiều với TP HCM, Đà Nẵng và Điện Biên.
Trước đó, Sở Giao thông Vận tải đã hai lần đề xuất cho xe buýt và taxi hoạt động trở lại nhưng không nhận được sự đồng ý của thành phố.
Đối với đường sắt, từ ngày mai (ngày 13/10), Bộ Giao thông thí điểm khai thác lại tàu khách tuyến Bắc Nam và chặng Hà Nội – Hải Phòng. Trong đó, tàu khách Bắc Nam sẽ dừng đón trả khách tại 23 ga chính trên tuyến, trong đó có ga Hà Nội.
Công bố thông tin các chuyến bay đi/đến Hà Nội và TPHCM từ ngày 10/10
Sẽ có 38 chuyến được khai thác trên 19 đường bay thí điểm trên toàn quốc từ 10/10, trong đó TPHCM nhiều nhất với 28 chuyến/ngày, Hà Nội 6 chuyến, còn lại là các địa phương khác.
Đêm 8/10, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành quy định tạm thời về việc triển khai các đường bay nội địa chở khách thường lệ đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Quy định này áp dụng đối với hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không trên phạm vi toàn quốc và thực hiện thí điểm từ ngày 10/10 - 20/10. Trong thời gian thực hiện thí điểm, Bộ GTVT tổng hợp tình hình, sơ kết đánh giá, phối hợp các địa phương để đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khai thác cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tiếp theo.
Bộ GTVT cho biết, mục đích của quyết định tạm thời này nhằm từng bước khôi phục lại hoạt động vận tải hành khách nội địa bằng đường hàng không phù hợp với từng cấp độ phòng, chống dịch Covid-19; đáp ứng nhu cầu cấp thiết đi lại của nhân dân, hành khách, bảo đảm an toàn, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.
19 đường bay với 38 chuyến/ngày sẽ khai thác từ ngày 10/10 (Ảnh: Tiến Tuấn).
19 đường bay nội địa sẽ khai thác 38 chuyến/ngày kể từ 10/10 gồm: TPHCM - Bình Định, Đà Nẵng, Huế, Khánh Hòa, Nghệ An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Thanh Hóa, Hải Phòng, Phú Quốc, Gia Lai, Rạch Giá. Hà Nội - TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ. Đà Nẵng - Cần Thơ, Đắk Lắk. Thanh Hóa - Lâm Đồng. Riêng đường bay Hà Nội - Cần Thơ được khai thác linh hoạt khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định của Bộ GTVT nêu rõ, các hãng hàng không chỉ tiếp nhận vận chuyển hành khách có nhu cầu đi lại phục vụ quá trình phục hồi kinh tế theo thứ tự ưu tiên: Hoạt động công vụ, lực lượng phòng chống dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nhân và các đối tượng khác.
Điều kiện áp dụng với hành khách là phải tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19).
Hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay. Thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát; không tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...
Trên máy bay, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc. Kết thúc chuyến bay, trong quá trình di chuyển từ cảng hàng không về nơi cư trú, lưu trú, hành khách luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe hoặc thực hiện cách ly tại nơi cư trú, lưu trú theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 kể từ ngày về địa phương; thực hiện 5K.
Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Các điều kiện áp dụng với hành khách, tổ bay ngặt nghèo để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: Đỗ Linh).
Đối với tổ bay , Bộ GTVT nêu đã rõ tiêm đủ liều vaccine (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19); có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 7 ngày đối với tổ lái và 72 giờ đối với tiếp viên hàng không trước khi lên tàu bay...
Với địa phương nơi hành khách cư trú, lưu trú , Bộ GTVT đề nghị quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định cụ thể của địa phương, đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
Các địa phương tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ hai kể từ khi về nơi cư trú, lưu trú đối với hành khách về từ vùng dịch. Trường hợp có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở... hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính thì triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.
Hà Nội: Đề nghị tiếp tục dừng chuyến bay thương mại, tàu hỏa chở khách đến Thủ đô Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đề nghị Bộ GTVT xem xét, chỉ đạo các đơn vị dừng các chuyến bay thương mại nội địa đến sân bay quốc tế Nội Bài; dừng vận tải hành khách bằng đường sắt đến thành phố. Nội dung được thể hiện trong công văn của UBND TP Hà...