Đề xuất lộ trình tắt sóng công nghệ 2G vào tháng 9/2024
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) dự kiến sẽ thực hiện theo lộ trình đến tháng 9/2024 sẽ dừng công nghệ 2G.
Điều đó đồng nghĩa điện thoại dùng công nghệ cũ (hay còn gọi là điện thoại cục gạch) sẽ không còn tác dụng liên lạc.
Điện thoại công nghệ 2G, hay còn gọi là điện thoại cục gạch sẽ không còn liên lạc được sau tháng 9/2024.
Trên cơ sở phân tích xu hướng phát triển thị trường, công nghệ di động, kết hợp với các mục tiêu quản lý nhà nước và việc thống nhất với các doanh nghiệp di động, Bộ TTTT đã có công văn số 4833/BTTTT-CVT vào tháng 9/2022 về định hướng triển khai lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G. Theo đó đặt ra mục tiêu hoàn thành việc dừng công nghệ 2G chậm nhất đến thời điểm tháng 9/2024 là thời điểm hết hạn giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép băng tần số vô tuyến điện để phù hợp với định hướng quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Video đang HOT
Các doanh nghiệp di động căn cứ định hướng xây dựng lộ trình, kế hoạch dừng công nghệ di động 2G, cụ thể phải triển khai các giải pháp chuyển đổi thuê bao sang sử dụng smartphone 4G/5G, phấn đấu đạt mục tiêu đến cuối năm 2023 chỉ còn dưới 5% thuê bao 2G.
Đđồng thời, kế hoạch dừng công nghệ 2G của doanh nghiệp phải bảo đảm cung cấp các dịch vụ thông tin di động liên tục, không gián đoạn; bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ khi dừng công nghệ 2G và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.
Bộ TTTT cũng đã định hướng để người sử dụng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone, các doanh nghiệp di động xây dựng kế hoạch và hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiết bị di động đầu cuối trên thị trường Việt Nam thay đổi định hướng kinh doanh… nhằm đạt mục tiêu chung về tắt sóng công nghệ cũ đã đặt ra, đồng thời góp phần đạt được mục tiêu phổ cập điện thoại thông minh, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia.
Hiện một số địa phương và nhà mạng cũng đã tiến hành tắt dần các trạm phát sóng 2G ở những nơi phủ sóng 3G,4G tốt và nhu cầu về 2G ít.
Công bố Cổng thông tin thương mại điện tử và hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2023 diễn ra chiều 15/12, đại diện Tổng cục Thuế cho biết: Cổng thông tin thương mại điện tử (TMĐT) có ý nghĩa rất lớn trong việc cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí tuân thủ pháp luật thuế.
Các chương trình hỗ trợ hướng dẫn khai thuế, quyết toán thuế và hỗ trợ trực tuyến về hóa đơn điện tử cũng được triển khai theo hình thức trực tuyến.
Theo đó, Cổng có khả năng tiếp nhận thông tin với quy mô lớn, thường xuyên, liên tục từ các sàn giao dịch TMĐT thông qua hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) hiện đại, tích hợp; có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với TMĐT thông qua môi trường số.
Cổng thông tin TMĐT đáp ứng cung cấp thông tin của các sàn giao dịch TMĐT theo quy định của Luật Quản lý thuế và Nghị định 91/2022/NĐ-CP; tạo điều kiện thuận lợi cho sàn trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu lớn theo hình thức điện tử thay cho hình thức thủ công trước đây (bản giấy, file excel, email, USB); hỗ trợ việc cung cấp thông tin theo định dạng chuẩn thống nhất đối với các thông tin có sẵn của các sàn giao dịch TMĐT; cung cấp thông tin tập trung tại Tổng cục Thuế thay vì hình thức cung cấp thông tin cho nhiều cơ quan thuế trước đây; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung phục vụ quản lý thuế theo rủi ro, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kê khai nộp thuế và đảm bảo bảo mật thông tin.
Theo Tổng cục Thuế, đến nay, ngành Thuế đã cắt giảm 70 thủ tục hành chính, giảm từ 304 thủ tục hành chính (TTHC) năm 2021 xuống còn 234 TTHC (tỷ lệ giảm 23%), trong đó hầu hết các TTHC đạt mức độ 3, 4 và đã hoàn thành tích hợp, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện các TTHC về thuế.
Thông tin do sàn cung cấp tập trung về kho cơ sở dữ liệu của ngành Thuế và sẽ được áp dụng công nghệ trí tuệ để xử lý, phân tích.
"Đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, Tổng cục Thuế tiếp tục cung cấp dịch vụ khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ trên 99% số doanh nghiệp đang hoạt động. Đối với người nộp thuế là cá nhân, ngành Thuế tiếp tục thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ triển khai và mở rộng thực hiện khai thuế, nộp thuế điện tử hướng đến đối tượng nộp thuế là cá nhân, hộ kinh doanh.
Cụ thể như: Dịch vụ khai thuế điện tử đối với cá nhân cho thuê nhà; khai lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy tại thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; dịch vụ nộp thuế điện tử cho cá nhân, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy (đã có trên 403.000 giao dịch nộp lệ phí trước bạ qua ibanking và mobile banking); hỗ trợ khai thuế điện tử đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công; dịch vụ đăng ký, nộp thuế điện tử qua ứng dụng Etax-Mobile.
Đến nay, đã có 234.004 lượt tải và cài đặt, sử dụng ứng dụng, số giao dịch qua ngân hàng thương mại là 113.697 với tổng số tiền trên 489 tỷ đồng).
Đến thời điểm hiện tại, Tổng cục Thuế đã triển khai kết nối, khai thác 5 dịch vụ của Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư do Bộ Công an cung cấp, gồm: Xác nhận số định danh cá nhân và chứng minh thư; xác nhận thông tin hộ gia đình; chia sẻ thông tin công dân qua kênh kết nối với Văn phòng chính phủ (trục liên thông văn bản Quốc gia); gợi ý số định danh cá nhân; gợi ý số định danh cá nhân không có số Chứng minh nhân dân.
Đột phá để bảng giá đất tiệm cận thị trường TP.HCM kiến nghị được thí điểm áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất (thường gọi là hệ số K) với mong muốn sẽ tạo ra hướng mở giúp tháo gỡ các vướng mắc về tính tiền sử dụng đất đối với các dự án hiện nay. Tuyến đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM thuộc khu vực 1 áp dụng hệ số điều...