Đề xuất lập Ủy ban quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Ciem) đã nghiên cứu, đề xuất 4 mô hình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở hữu Nhà nước với các doanh nghiệp.
Trong đó đáng chú ý là mô hình lập Ủy ban chuyên trách quản lý, giám sát doanh nghiệp Nhà nước, do một Phó Thủ tướng làm chủ tịch. Khi thành lập, cơ quan này có trách nhiệm bảo đảm thẩm quyền quản lý, giám sát toàn diện và hiệu quả các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên nhiều địa bàn cũng như trong phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan, khắc phục tình trạng chồng chéo, phân tán, buông lỏng quản lý hiện nay. Ủy ban này không phải cơ quan hành chính nhà nước, không thực hiện chức năng quản lý như các bộ, ngành hay UBND tỉnh, thành phố. Dự kiến trong năm 2013 đề án này sẽ được trình Chính phủ.
Theo ANTD
Giải quyết khiếu nại, tố cáo sai phải bồi thường
Rà soát hơn 99% vụ việc khiếu kiện kéo dài
Hôm qua 11.12, Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng triển khai thực hiện chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18.5.2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1130/KH-TTCP của TTCP.
Theo báo cáo, sau 6 tháng triển khai thực hiện, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2011. Nhiều bức xúc trong dân đã được giải tỏa, khiếu kiện đông người, phức tạp trong cả nước trước mắt có phần dịu bớt. Tính đến ngày 30.11, các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài đã được rà soát là 527/528 vụ việc, đạt 99,81%, trong đó thống nhất chấm dứt xem xét 253 vụ xem xét giải quyết lại hoặc có những trường hợp cá biệt phải vận dụng chính sách để hỗ trợ 162 vụ xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ 41 vụ...
Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhận định, để có những kết quả này, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai, tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, phổ biến Chỉ thị 14 và Kế hoạch 1130. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quyết tâm, có vụ việc đang còn thuộc thẩm quyền của huyện nhưng đã đẩy lên T.Ư giải quyết hay có vụ việc đang là thẩm quyền của tỉnh nhưng chưa giải quyết mà có ý trông chờ tổ công tác của T.Ư. Có những vụ việc đã có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn chưa thực hiện dứt điểm.
Từ những hạn chế này, nhiều ý kiến tại hội nghị cho rằng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo sai thì phải bồi thường. Bên cạnh đó, TTCP cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành giải quyết một số vụ việc đặc thù để tạo tiền đề cho các địa phương.
Theo TTCP, trong thời gian tới, các cấp, các ngành sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 14, Kế hoạch 1130 với mục tiêu hằng năm phải giải quyết 85% số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền triển khai thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật đạt 80%. Trong năm 2013, phấn đấu giảm tình hình khiếu kiện gay gắt, đông người, nhất là đoàn đông người kéo về Hà Nội, TP.HCM.
Năm 2013, hạn chế tối đa công trình, dự án vốn nhà nước Bộ KH-ĐT vừa đề nghị các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2013. Theo đó, năm 2013, sẽ bố trí vốn kế hoạch bảo đảm tập trung ưu tiên trả nợ xây dựng cơ bản và các công trình, dự án có khả năng hoàn thành trong năm;...