Đề xuất lắp máy đo độ cồn trên xe mới ở Nga
Các nhà chức trách tại Nga đang xem xét bắt buộc những chiếc ô tô mới bán trên thị trường phải đi kèm máy kiểm soát nồng độ cồn.
Tại một số quốc gia như Mỹ, Australia… những người từng vi phạm lỗi sử dụng rượu bia khi lái xe ngoài hình thức nộp tiền phạt sẽ còn bị bắt buộc lắp thiết bị giám sát trên ô tô gọi là máy kiểm soát nồng độ cồn. Thiết bị này đòi hỏi người lái xe phải thổi vào ống thở, chứng minh nồng độ cồn trong máu bằng không mới có thể khởi động ô tô.
Tuy nhiên, Chính phủ Nga đang xem xét chính sách bắt buộc tất cả những chiếc xe mới bán ra tại thị trường Nga phải được trang bị máy kiểm soát nồng độ cồn, bất kể người lái có từng phạm lỗi này hay không.
Vượt qua bài kiểm tra nồng độ cồn, xe mới khởi động được. Ảnh: Andatech
Chính sách có phần cực đoan này xuất phát từ thực tế các tài xế tại Nga hiếm khi chấp hành luật về không uống rượu bia khi lái xe.
Các tài xế xứ sở Bạch Dương vẫn vô tư say xỉn mặc dù ở Nga về vấn đề này khá nghiêm khắc. Trường hợp say rượu lái xe gây tại nạn chết từ 2 người trở lên, người phạm tội sẽ có thể chịu mức án tù 15 năm.
Video đang HOT
Ô tô bán tại Nga sắp phải lắp máy kiểm soát nồng độ cồn ?
Hiện tại, đề xuất bắt buộc trang bị máy kiểm soát nồng độ cồn đang gây tranh cãi trong chính những nhà làm luật.
Một số người ủng hộ chính sách này, trong khi đó một số khác phản đối bởi vì giá của máy kiểm soát nồng độ cồn vẫn còn cao và những chi phí này người mua xe sẽ phải chịu.
Ngoài ra, nếu được áp dụng quy định này cũng có lỗ hổng bởi vì các lái xe uống rượu vẫn có thể lách luật bằng cách sử dụng những chiếc ô tô đời cũ.
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, lượng rượu bia tiêu thụ tại Nga đã giảm nhiều trong 10 năm qua sau khi có chính sách hạn chế nấu rượu thủ công tại nhà. Kèm theo mức thuế áp lên đồ uống có cồn ngày càng cao khiến cho giá bia rượu tại Nga ngày càng đắt hơn. Từ năm 2003 tới 2016, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn ở quốc gia này đã giảm tới 43%.
Tuy nhiên, Nga vẫn là một trong số những quốc gia có tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất châu Âu. Chỉ riêng trong năm ngoái, tai nạn giao thông đã khiến hơn 17 nghìn người tại Nga thiệt mạng.
Nga vẫn là một trong số những quốc gia có tỉ lệ tai nạn giao thông chết người cao nhất châu Âu.
Hãng tin Reuters dẫn lời tờ báo Nga Kommersant cho biết nước này đang khuyến khích các hãng xe hơi bổ sung thêm máy kiểm soát nồng độ cồn vào dây chuyền sản xuất.
Liên minh châu Âu cũng đang đề xuất một chính sách tương tự áp dụng vào năm 2022, còn trong hiện tại chỉ những người từng vi phạm lỗi sử dụng rượu bia khi lái xe nhiều lần mới bị cưỡng chế sử dụng thiết bị này.
Theo thông tin từ Reuters, Chính phủ Nga từng muốn triển khai máy kiểm soát nồng độ cồn trên xe hơi nhưng đã không thành công.
Ông Vyacheslav Lysakov, thành viên của Ủy ban Quốc hội về xây dựng nhà nước Nga cho biết: “Không có khung pháp lý, không có quy chuẩn và không có cơ sở hạ tầng để triển khai máy kiểm soát nồng độ cồn. Hiện tại, đề xuất này (viễn tưởng) giống như máy bay không người lái và taxi bay. Chúng ta có thể thực hiện được điều đó trong tương lai nhưng bây giờ thì quá sớm.”
Tại Australia, việc kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên được cảnh sát giao thông thực hiện ở bang New South Wales (tiểu bang đông dân nhất Australia) từ năm 1982. Kể từ đó, tai nạn chết người liên quan tới rượu bia đã giảm từ 40% tổng số ca tử vong xuống còn 15%.
Theo thống kê, cảnh sát Australia tiến hành hơn 11 triệu lượt kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên hàng năm. Chỉ riêng ở bang New South Wales đã là khoảng 5 triệu lượt, sau đó đến bang Victoria, Queensland và các bang khác.
Đây là số đơn đặt hàng khủng khiếp mà Ford nhận được cho Bronco chỉ trong 2 tuần
Sau tròn 2 tuần mở bán, Ford đã nhận được 230.000 đơn đặt hàng tính riêng tại thị trường Mỹ cho dòng SUV off-road Bronco.
Trong tuần này Ford đã chính thức hoàn tất 2 tuần đầu tiên cho phép người dùng đặt mua trước Bronco - SUV off-road đang nóng nhất thị trường hiện nay và có lẽ là trong cả năm 2020 nói chung.
Số liệu thu được ngay trong giai đoạn đầu của mẫu xe mới thực sự vô cùng ấn tượng. Đầu tiên, hãng khẳng định 3.500 xe thuộc phiên bản đặc biệt First Edition đã cháy hàng sau vài giờ rồi sau đó buộc phải nâng gấp đôi con số trên trước sức ép của khách hàng nhưng rồi cũng... bốc hơi nốt trong chưa đầy 2 tiếng.
Tiếp đến, theo diễn đàn Bronco6G, có xấp xỉ 230.000 đơn đăng ký đã hoàn tất thủ tục cọc trước cho Ford Bronco từ thời điểm mở bán đến nay theo số liệu rò rỉ từ phía thương hiệu Blue Oval. Nhìn trên phương diện xe phổ thông nói chung, đây là con số thuộc hàng khủng khiếp nhất lịch sử.
Cần nói thêm rằng thông số trên chưa bao gồm Bronco Sport - mẫu xe về lâu về dài hứa hẹn còn đóng góp doanh số lớn hơn cả Bronco thuần. Như vậy, thông tin mà phát ngôn viên Ford chia sẻ trong tuần trước về việc người đặt mua mới phải chờ 2 năm mới có xe bàn giao quả thật không phóng đại chút nào.
Câu hỏi đặt ra cho thương hiệu Mỹ là bao giờ họ sẽ toàn cầu hóa dòng SUV mới bởi không chỉ riêng người dùng tại quê nhà, khách hàng châu Âu lẫn Australia và thậm chí không ít quốc gia châu Á cũng đang ngóng đợi thông tin về ngày Bronco mở bán.
Vì sao Volvo chỉ cho phép các xe của mình đạt tối đa 180 km/h? Tháng 5 vừa qua, Volvo xác nhận thông tin mọi chiếc xe được sản xuất mới của hãng sẽ đều giới hạn tốc độ tối đa ở mức 180 km/h. Theo đó, khi sở hữu một chiếc xe của Volvo, dù được trang bị động cơ mạnh đến đâu thì khách hàng cũng không thể vượt qua giới hạn cho phép trên của...