Đề xuất lắp camera giám sát tại các trung tâm bảo trợ xã hội
Sau vụ bảo mẫu hành hạ trẻ HIV ở TP HCM, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương trong khả năng cho phép lắp đặt các thiết bị theo dõi, giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các khoa, phòng của cơ sở.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có văn bản báo cáo Chính phủ vụ bạo hành trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Linh Xuân (Thủ Đức, TP HCM). Bộ cũng đề xuất nhiều giải pháp chấn chỉnh hoạt động của hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội trên toàn quốc.
Các bé tại khoa Măng non, nơi bị nhóm bảo mẫu đánh. Ảnh: Sơn Hòa
Theo đó, Bộ Lao động kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng người có hoàn cảnh đặc biệt; đồng thời cho phép xây dựng, ban hành tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội, áp dụng cho đội ngũ công nhân viên làm công tác xã hội tại các cơ sở bảo trợ.
Đối với các Sở Lao động địa phương, Bộ yêu cầu rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ, nhân viên làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở; lựa chọn nhân viên có phẩm chất đạo đức, tình yêu trẻ, đào tạo kỹ năng công tác xã hội làm nhân viên bảo mẫu.
Trong điều kiện phù hợp thực tế, Bộ cũng yêu cầu các địa phương lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng tại các khoa, phòng của cơ sở; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu của giám đốc cơ sở; đẩy mạnh các biện pháp tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ cơ sở bảo trợ xã hội.
Trước đó ngày 6/4, nhiều trẻ em ở Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân bị các bảo mẫu tại khoa Măng non đánh đập trong giờ ăn. Có 5 bảo mẫu được cho là tát liên tục, lấy dép đánh, hăm dọa, nhéo các bé.
Sau sự việc, 5 bảo mẫu hành hạ trẻ bị đình chỉ công việc; giám đốc trung tâm Nguyễn Thị Kim Tiên cũng bị đình chỉ từ ngày 7/4 đến khi hoàn tất việc kiểm điểm. Riêng trung tâm bị thanh tra một tuần.
Video đang HOT
Theo VnExpress
Đêm đầu tiên "không cho tiền người ăn xin" ở TPHCM
Đã có ít nhất 30 cuộc gọi thông báo từ người dân về các trường hợp ăn xin, cơ nhỡ không có nơi ở cố định.
Từ đêm 28.12 tới rạng sáng 29.12, theo thống kê nhanh của Phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, đơn vị này đã nhận được khoảng 30 cuộc gọi báo về các trường hợp người ăn xin, người ngủ lề đường.
Một người đàn ông nằm ngủ trên cầu Chữ Y vào 0 giờ 20 phút ngày 29.12.
Các cuộc gọi từ người dân sẽ được ghi lại cụ thể về thời gian gọi, tên, địa chỉ người gọi và địa điểm phát hiện trường hợp người ăn xin, cơ nhỡ. Sau đó, cơ quan sẽ thông báo lại cho địa phương và lực lượng công an, dân quân sẽ tới địa điểm đó xác minh và đưa đối tượng về trụ sở giải quyết theo quy định.
Cũng có nhiệm vụ tương tự, tuy nhiên, Trung tâm Hỗ trợ xã hội cho biết chưa thể thống kê được số cuộc gọi mà người dân thông báo do mật độ cuộc gọi dày đặc.
Người phụ nữ trẻ bế đứa trẻ 3 tuổi và dẫn theo cậu bé 7 tuổi ngồi ăn xin ở đoạn Lý Thường Kiệt - Trường Chinh - Hoàng Văn Thụ. Người phụ nữ cho biết những đứa trẻ này không được đi học.
23 giờ 15 phút khuya 28.12, PV phát hiện một người phụ nữ dẫn theo 2 trẻ nhỏ ngồi hắt hiu dưới đèn tín hiệu giao thông ở đoạn đường giao giữa Lý Thường Kiệt - Trường Chinh - Hoàng Văn Thụ và gọi thông báo tới đường dây nóng của Phòng Bảo trợ xã hội (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM).
Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút chờ đợi, PV vẫn chưa thấy lực lượng chức năng tới làm nhiệm vụ, mặc dù đã có thêm một cuộc gọi lại sau 20 phút.
Một người dùng lại cho họ tiền
Thêm một người vội vã móc ví cho những người này tiền mặc cho đèn đỏ đã chuyển sang xanh
Còn có người cho họ đồ ăn và thức uống
Theo quan sát, trong khoảng 10 phút, đã có 3 người dừng xe cho tiền đối tượng trên và 1 người ghé vào cho họ đồ ăn và thức uống. Nhìn từ xa, người phụ nữ có vẻ rất lớn tuổi, nhưng khi tiếp cận, không khó để nhận ra đó là một người phụ nữ trẻ. Người phụ nữ này bế đứa trẻ 3 tuổi trên tay và dẫn theo một cậu bé 7 tuổi. Sau một lúc mệt mỏi vì ngồi lâu, cậu bé 7 tuổi đã nằm ngủ ngay trên lề đường mặc cho giá rét về đêm.
Cậu bé 7 tuổi cuộn mình ngủ ngay giữa trời lạnh, gió sương của Sài Gòn về đêm.
Trên cầu Chánh Hưng (đoạn giáp ranh Q.5 và Q.8, TP.HCM), PV cũng phát hiện một cụ già đang ngủ ở tư thế ngồi ngay trên cầu. Thông tin ngay lập tức được báo cho Phòng Bảo trợ xã hội, nhưng sau 15 phút vẫn chưa có người tới làm việc. Thực tế, cụ già này không phải là một nhân vật lạ. Người dân dễ dàng bắt gặp cụ vào mỗi đêm khi lưu thông qua cầu Chánh Hưng hướng từ Q.5 sang Q.8.
Cụ bà ngồi ngủ trên cầu Chánh Hưng vào 0 giờ 5 phút ngày 29.12. Theo chia sẻ của nhân vật, bà có nhà nhưng không ở do đang bệnh.
Từ ngày 28.12, TP.HCM ra quân và kêu gọi người dân cung cấp thông tin để đưa những người ăn xin, người sống lang thang về các trung tâm bảo trợ xã hội. Cụ thể, người khuyết tật về thần kinh, tâm thần hoặc có dấu hiệu mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần sẽ được đưa về Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần; còn Trung tâm Hỗ trợ xã hội dành cho các đối tượng khác.
Khi gặp các đối tượng cơ nhỡ, người dân có thể thông báo cho:
- Phòng Bảo trợ xã hội (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội): (08)38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929 (24/24 giờ).
- Trung tâm Hỗ trợ xã hội: (08)35.533258 (24/24 giờ).
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Bé trai bị bỏ "quên" trên taxi: Mẹ bé sẽ đến phường nhận con Đó là khẳng định của ông Liêm - người nhận là bà con của em bé 2 tuổi bị bỏ rơi trên taxi. Theo tin tức trên báo Tưởi Trẻ, sáng ngày 7/12, khi tiếp xúc với báo chí, ông Liêm tỏ vẻ thất vọng vì không thể cung cấp đủ giấy tờ pháp lý để nhận lại bé Bo - bé trai...