Đề xuất làm đường sắt 43 km nối Long Thành và Tân Sơn Nhất
Cùng với việc triển khai Cảng hàng không quốc tế Long Thành, lãnh đạo ngành giao thông đề xuất làm đường sắt nối nơi này với Tân Sơn Nhất.
Thảo luận về việc giải phóng mặt bằng, tái định cư để làm Cảng hàng không quốc tế Long Thành ngày 8/6, Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa cho hay, chủ trương thực hiện dự án này xuất phát từ nhu cầu của ngành hàng không, khi sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải.
Về nguồn vốn, ông Nghĩa nói sẽ huy động nhiều kênh như ngân sách nhà nước, ODA, các nhà đầu tư, cổ phần hoá… “Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, không thể thể huy động vốn ODA hay tư nhân mà chỉ có thể lấy từ ngân sách”, ông cho biết.
Theo Bộ trưởng, một dự án khác cần tiến hành là đường sắt dài 43 km từ sân bay Tân Sơn Nhất đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành. “Đây là cơ hội lớn cho TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương trong quá trình phát triển”, lãnh đạo ngành giao thông khẳng định.
Mô hình thiết kế nhà ga sân bay Long Thành hình lá dừa nước.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nghĩa cho biết, việc đầu tư vào sân bay, nhà ga “không còn mới và đang được các nhà đầu tư hết sức quan tâm”. Việt Nam đã có nhà ga quốc tế Đà Nẵng phục vụ APEC hoàn toàn do tư nhân đầu tư; rồi sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), sân bay Nha Trang đang được đầu tư với hình thức tương tự; nhà ga T4 của sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã có 3-4 nhà đầu tư muốn tham gia.
“Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng sẽ được đầu tư theo hình thức đối tác công tư”, Bộ trưởng Nghĩa nói.
Ông Bùi Xuân Thống – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai ủng hộ phương thức thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án Long Thành, đồng thời đề nghị Chính phủ triển khai sớm quy hoạch phát triển vùng đô thị bên cạnh sân bay.
Trước lo ngại việc triển khai dự án Long Thành sẽ khiến nợ công tăng, đại biểu Vũ Trọng Kim nói “nên có quan điểm mới về vấn đề này”. Theo ông, “muốn kiến tạo phát triển thì phải có gan, vì có gan mới có thể làm giàu”.
Ông đề nghị Chính phủ mạnh dạn trình ra Quốc hội cách thức thu hồi vốn và trả nợ vay để tránh tâm lý nặng nề là nợ công cao, cho nên không dám đầu tư.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Tiết kiệm chi thường xuyên 2 năm, đủ tiền cho mặt bằng sân bay Long Thành
Trong 2 năm 2017 và 2018, nếu tiết kiệm chi thường xuyên mỗi năm 1% trên toàn quốc thì ngân sách giảm chi hơn 20.000 tỷ đồng.
Chiều 8/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo tờ trình của Chính phủ, dự kiến kinh phí để hoàn thành công việc nêu trên khoảng 23.000 tỷ đồng, tuy nhiên vốn để thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 mới bố trí được 5.000 tỷ đồng, tương ứng 21,7% yêu cầu.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho rằng, phương án kinh phí cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Long Thành hiện không khả thi. "Nếu làm thì Chính phủ phải giải trình lấy vốn ở đâu ra? Các cơ quan chức năng cần rà soát, đánh giá tác động, cân đối khả năng để thực hiện đúng tiến độ", ông nói.
Đại biểu Phạm Minh Chính. Ảnh: Quochoi
Trước ý kiến nêu trên, ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban tổ chức Trung ương nói có 2 giải pháp hiệu quả để huy động vốn. Một là Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội cơ chế đặc biệt, và 2 là tiết kiệm chi thường xuyên trên cả nước.
Theo ông Chính, với kinh phí chi thường xuyên hiện nay, năm 2017, nếu tiết kiệm 1% là đã có trên 10.000 tỷ đồng; năm 2018, cũng tiết kiệm 1% thì có trên 10.000 tỷ đồng nữa. "Như vậy chúng ta có trên 20.000 tỷ đồng", ông nói.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương nêu rõ, để tiết kiệm chi thường xuyên thì các cơ quan cần phải giảm đầu mối, giảm biên chế theo đúng tinh thần Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chúc. "Từ đó, có thể giải quyết được việc huy động vốn để giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành", ông Chính nhấn mạnh.
Bày tỏ đồng tình, đại biểu Lê Thanh Vân cho hay, tiết kiệm chi thường xuyên, giảm biên chế là một nguồn thu để giải quyết khó khăn trong lúc ngân sách nhà nước hạn hẹp.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất Hôm 21/09 vừa qua, một chiếc thủy phi cơ Be-200 mới tinh đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên, chuẩn bị giao cho khách hàng. Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất Được biết, đây là một trong số những thủy phi cơ Be-200 (phiên bản Be-200Chs) được Hãng chế tạo máy bay Beriev (Nga)...