Đề xuất “lạ” cho V-League 2020: Vì ĐTQG hay muốn “trút” gánh nặng tài chính mùa Covid-19?
Đề xuất V-League 2020 cắt giảm một lượt đấu và không đội nào phải xuống hạng trở thành đề tài bàn tán, tranh cãi sau cuộc họp trực tuyến mới đây giữa VPF và đại diện 14 CLB V-League 2020.
Trong rất nhiều góp ý đưa ra tại cuộc họp, phía CLB Đà Nẵng gây chú ý với đề xuất V-League 2020 chỉ đá một lượt và không có suất xuống hạng.
Giám đốc điều hành CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng phương án này nếu áp dụng sẽ giúp cầu thủ giảm thiểu nguy cơ chấn thương (không phải thi đấu mật độ dày và cạnh tranh tránh xuống hạng), đồng thời có thời gian chuẩn bị cùng đội tuyển quốc gia ở hai giải đấu quan trọng cuối năm là vòng loại World Cup và AFF Cup. Ngoài Đà Nẵng, ba CLB khác là SLNA, Nam Định và tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng có đề xuất tương tự.
Ngoại binh được cho là một phần “gánh nặng” của các CLB V-League trong bối cảnh giải hoãn vô thời hạn vì dịch bệnh
Thế nhưng ngay khi đề xuất được đưa ra đã vấp phải những băn khoăn, thậm chí chỉ trích rằng nếu V-League không có đội xuống hạng thì đâu còn tính cạnh tranh? Nếu “thi xong xuôi tất cả lại về” thì tổ chức làm gì gây lãng phí tiền bạc? Và khi các CLB V-League đề xuất không có đội xuống hạng, liệu có nghĩ cho quyền lợi thăng hạng mùa 2021 của các đội hạng Nhất?
Việc lý giải “có lợi cho đội tuyển quốc gia chỉ là một mặt của vấn đề. Nguyên nhân sâu xa của đề xuất “V-League chỉ đá một lượt, không có đội xuống hạng” được chính người trong cuộc thừa nhận, đó là để giảm áp lực tài chính.
Video đang HOT
Khi không phải lo xuống hạng, các CLB có thể sớm thanh lý hợp đồng với ngoại binh và cầu thủ nhập tịch. Nếu tính trung bình mỗi CLB có 3 ngoại binh, mỗi tháng phải trả lương 5.000-6.000 USD/người thì cắt giảm ngoại binh giúp các đội bóng tiết kiệm từ 15.0000-20.000 USD mỗi tháng. Đây là con số không nhỏ trong bối cảnh các nguồn thu bị co hẹp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các đội bóng V-League đều đang chịu áp lực tài chính rất lớn khi nguồn thu từ tiền bán vé không có, lại vẫn phải trả lương cho cầu thủ đang nghỉ tập vì dịch. Thế nhưng bản thân họ cũng không muốn giải bị huỷ hoặc hoãn vô thời hạn.
Giám đốc điều hành SLNA Hồ Văn Chiêm thừa nhận, nếu giải không tổ chức thì càng khó khăn hơn khi ảnh hưởng đến nguồn thu, nguồn tài trợ. Bởi chỉ khi giải tiếp tục và hoàn thành, CLB mới có thể “trả” quyền lợi cho nhà tài trợ như hợp đồng ký kết, khi đó tiền mới được giải ngân.
Làm sao giải phóng áp lực tài chính là vấn đề được các đội bóng quan tâm lúc này…
Thêm CLB ở V-League cắt giảm lương
Quỹ tiền lương đang là bài toán gây đau đầu cho các CLB mùa dịch. Sau CLB TP.HCM, mới đây Nam Định là đội bóng tiếp theo ở V-League chính thức giảm lương các thành viên để duy trì hoạt động. Cụ thể, thầy trò HLV Nguyễn Văn Sỹ sẽ nhận 75% lương trong tháng 4 để chia sẻ khó khăn với đội bóng.
Băng Tâm
Đội nhà bầu Đức bỏ họp "giải cứu" V-League, đại diện HAGL nói gì?
Bầu Đức và đại diện HAGL tiếp tục lên tiếng về việc VPF tổ chức họp trực tuyến vào thời điểm này để lên phương án tổ chức V-League 2020.
Bầu Đức đã nói: "HAGL không phải không muốn V-League thi đấu trở lại. Chúng tôi đồng ý cả hai tay nếu VPF đưa ra giải pháp hợp lý. Nhưng VPF nói chuyện bóng đá vào lúc này là không thể chấp nhận được. Tôi nói sòng phẳng luôn, nếu còn dịch Covid-19 thì đừng bàn chuyện đá bóng nữa.
Họp hành làm gì khi cả nước đang chung tay để đẩy lùi dịch Covid-19? Có họp cũng không giải quyết được gì cả.
Chúng ta chưa biết dịch bệnh sẽ biến động như thế nào, có khi kéo dài hàng tháng, hàng năm. Các anh cứ họp rồi hoãn, rồi họp và hoãn. Vì thế, chúng ta phải căn cứ vào thực tế, khi nào hết dịch sẽ bàn tính."
Bầu Đức
Bầu Đức vẫn bảo lưu quan điểm của mình về việc ông chủ CLB HAGL quyết định cấm đại diện đội chủ sân Pleiku tham dự cuộc họp trực tuyến do VFF và VPF tổ chức sáng 31/3, nhằm lấy ý kiến các đội bóng về kế hoạch, phương thức thi đấu tập trung lượt đi V-League 2020 khi dịch bệnh Covid 19 được kiểm soát.
Sau gần 3 tiếng họp trực tuyến, theo ghi nhận có 8/14 CLB đồng ý với phương án thi đấu tập trung của VPF với điều kiện được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép tổ chức gồm: Hà Nội, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, Than Quảng Ninh, Viettel, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An, Sài Gòn và TP.HCM.
4 CLB không đồng ý với đề xuất của VPF là Nam Định, Bình Dương, Quảng Nam và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, các đội bóng cũng đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về việc thời điểm V-League 2020 trở lại. Đại diện CLB Nam Định đề nghị VPF lập nhiều phương án, đặt các giả thiết giải bắt đầu lại từ tháng 5, 6 hoặc tháng 7; các phương án đưa ra đều phải có tính toán kỹ và có các phương án hỗ trợ cho CLB.
Đại diện CLB Đà Nẵng đề xuất nếu trường hợp quỹ thời gian không đủ để thi đấu, tính phương án thi đấu 1 lượt và để đảm bảo được cầu thủ cho đội tuyền quốc gia, SHB Đà Nẵng đề xuất không có đội bóng xuống hạng tại mùa giải 2020 để giảm bớt áp lực thành tích cũng như tạo điều kiện cho cầu thủ nội được thi đấu nhiều hơn.
Ông Trần Anh Tú - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc VPF cho biết VPF sẽ tổng hợp ý kiến của các CLB để báo cáo VFF và Tổng cục Thể dục Thể thao. Dù có 8/14 CLB ủng hộ phương án tổ chức lượt đi V-League thi đấu tập trung ở khu vực miền Bắc, nhưng VPF cho biết do tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp nên giải vô địch quốc gia Việt Nam chưa thể chốt ngày trở lại.
Ngoài ra, hầu hết các CLB nhất trí V-League 2020 chỉ trở lại thi đấu với điều kiện được đảm bảo an toàn và nhà nước cho phép. "Chúng tôi chỉ lấy ý kiến các CLB để thống nhất phương án, kế hoạch tổ chức giải. Còn thời điểm cụ thể, VPF sẽ theo sát diễn biến dịch COViD-19 cũng như thông tin từ cơ quan chức năng để cân nhắc", ông Tú cho hay.
Theo ông Trần Anh Tú, dù không tham gia họp cùng VPF nhưng HAGL nhà bầu Đức vẫn phải theo số đông nếu V-League có thể trở lại. Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Anh - Giám đốc điều hành CLB HAGL chia sẻ sau khi cuộc họp của VPF kết thúc: "Do tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến vô cùng phức tạp.
Chính phủ và nhân dân cả nước đang tập trung mọi nguồn lực, tâm sức và trí tuệ chống dịch. Ý kiến của Chủ tịch CLB HAGL Đoàn Nguyên Đức là trước mắt ưu tiên chống dịch nên không bàn chuyện bóng đá. Hết dịch rồi bàn cũng chưa muộn."
Anh Khoa
Con đường quan lộ của 'cậu bé vàng' Văn Quyến: Sau nước mắt là nụ cười! Giám đốc điều hành CLB SLNA Hồ Văn Chiêm thốt lên: 'Làm việc với Văn Quyến vui lắm, thích lắm, không có khi mô mà buồn. Quyến tận tâm với nghề mà tính cách lại hòa đồng nên các buổi tập có Quyến toàn tiếng cười'. 'Cậu bé vàng' Văn Quyến ngày nào đang hết lòng vì bóng đá trẻ xứ Nghệ -...