Đề xuất ‘khu nhạy cảm’: Sẽ thừa nhận nghề ‘kinh doanh xác thịt’?
Việc đề xuất thành lập khu nhạy cảm của một Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP Hồ Chí Minh một lần nữa lại làm “ nóng” lên câu chuyện về nghề “kinh doanh xác thịt”.
Ngày 23/10 tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015, ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP Hồ Chí Minh, tiếp tục đề xuất thành lập khu dịch vụ nhạy cảm ở một số tỉnh thành. Nơi thí điểm là địa phương trọng điểm về tình hình mại dâm, như TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…
Mặc dù, ông Quý cho rằng việc quy hoạch này không đồng nghĩa với việc chấp nhận hoạt động mại dâm một cách hợp pháp. Pháp luật Việt Nam không công nhận mại dâm là một nghề và đây là hoạt động vi phạm pháp luật. Nhưng vị Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. Hồ Chí Minh cũng thừa nhận: “Cần thay đổi quan điểm, nhận thức về công tác phòng chống mại dâm. Phải vừa làm vừa thử nghiệm thì mới biết được mô hình nó ưu – nhược đến đâu. Cứ giữ mãi quan điểm cũ phải thế này thế kia, nhưng bao nhiêu năm rồi mà công tác vẫn cứ rầy rà như thế”. (Trích Vnexpress).
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, theo báo cáo Bộ LĐ-TB-XH, cả nước hiện có 11.240 người bán dâm có hồ sơ quản lý. Con số này mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thực tế số người hoạt động mại dâm còn cao hơn thế.
Rõ ràng, dù có rất nhiều biện pháp phòng chống và ngăn chặn mại dâm, dù có hẳn quy định về hình sự để xử lý hành vi môi giới và chứa mại dâm thì hoạt động này vẫn tồn tại, thậm chí ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.
Câu chuyện hợp pháp hóa mại dâm không phải bây giờ mới được đưa ra mổ xẻ. Từng có những thời điểm các chuyên gia pháp lý đã tranh luận sôi nổi về quy định này. Không ít ý kiến cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm, coi đó là một nghề là cần thiết. Quan điểm này lý giải rằng việc hợp pháp hóa mại dâm, thành lập khu đèn đỏ để quy hoạch và quản lý tốt hơn. Đồng thời, cũng giúp cho người hoạt động mại dâm có cơ hội để thường xuyên thăm khám và chăm sóc sức khỏe, giảm áp lực tiêu cực cho xã hội.
Mặt khác, những người bảo vệ quan điểm coi mại dâm là một nghề nhấn mạnh về khái niệm quyền sở hữu cơ thể. Con người sở hữu cơ thể của mình, có nghĩa họ có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của họ. Ở một góc cạnh nào đó việc “trao đổi” giữa hai người trưởng thành dựa trên nguyên tắc “có đi có lại” là bình thường. Người bán dâm có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, đó là cơ thể và kỹ năng của mình để cho người mua dâm thỏa mãn nhu cầu tình dục. Người mua dâm có nghĩa vụ trả tiền cho người bán dâm theo thỏa thuận hợp đồng (thường là hợp đồng miệng).
Ở góc cạnh xã hội, việc coi mại dâm là một nghề chứ không phải là một tệ nạn sẽ giảm được áp lực dư luận, sự kỳ thị của cộng đồng với những người làm việc này.
Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm là không nên. Bởi lẽ, nó sẽ tạo ra những hệ lụy xã hội nghiêm trọng. Việc quản lý, kiểm soát mại dâm sẽ khó hơn và có thể bùng phát mạnh nếu như không có hệ thống cơ sở hạ tầng đủ mạng.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng về mặt đạo đức, hợp pháp mại dâm sẽ là sự đạp đổ các giá trị đạo lý gia đình, văn hóa truyền thống dân tộc, từ đó làm mất phương hướng việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, về lâu dài sẽ dẫn tới sự băng hoại đạo đức, khủng hoảng các giá trị sống ở những thế hệ tương lai.
Việc nên hay không nên hợp thức hóa mại dâm có lẽ vẫn là câu chuyện còn gây nhiều tranh cãi. Nhưng đúng như ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP Hồ Chí Minh nói: Thực sự đã đến lúc phải thay đổi quan niệm, nhận thức về công tác phòng chống mại dâm. Cần có biện pháp quản lý tốt hơn mang tính xã hội hơn nhằm bảo vệ chính những người đang ngày ngày phải “mưu sinh” nhờ bán dâm.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng – Đoàn luật sư TP Đà Nẵng “Vấn đề mại dâm xét ở góc độ văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương đông nói chung là không nên. Nhưng thực tế xã hội hiện tại nghề mại dâm đã phát triển và có nhiều biến tướng nhằm trốn tránh pháp luật, vì vậy không nên có những tư duy ấu trĩ và nên công nhận mại dâm là một nghề. Để đảm bảo, chúng ta cần quản lý chặt, phải luôn kiểm tra thường xuyên sức khỏe đảm bảo an toàn cho cả người bán dâm lẫn mua dâm. Bởi thực tế mại dâm đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội, ai cũng biết đó là nhu cầu chung, chưa kể có nhiều trường hợp không có vợ, chưa có vợ… Nếu pháp luật cho phép thì việc thừa nhận chắc chắn sẽ khả thi. Tuy nhiên, còn nhiều quan điểm liên quan đến việc bảo vệ đạo đức, nhân phẩm ngườiphụ nữ do đó cũng không phải dễ dàng được mọi người chấp nhận”. Luật sư Phạm Thanh Tùng, Trưởng văn phòng luật sư Phạm Hoàng – Đoàn luật sư TP. Hà Nội “Xét về việc hợp thức hóa mại dâm nó có rất nhiều vấn đề, phụ thuộc vào nhận thức và trình độ của những người trong một cộng đồng, một quốc gia. Ví dụ như thập niên 70-80 của thế kỷ 20 ở các nước Âu Mỹ quan hệ tinh dục của họ được coi là bình thường thì cuộc cách mạng tình dục đã đưa đến cho các quốc gia này không ít nhiều hệ lụy …Nhưng mại dâm là không thể cấm, bởi vì không chỉ ở xã hội bây giờ mà từ thời xa xưa đã có tửu điếm, cô đầu. Không nên cấm mại dâm ở Việt Nam mà nên cho phép kinh doanh để quản lý … Thực tế đến một số nơi mới thấy phụ nữ Việt Nam khổ quá, chồng lúc nào cũng say xỉn, vợ con, mấy chị em cùng một nhà đều đi hành nghề mại dâm. ở Việt Nam bị cấm nên sang các nước khác hành nghề. Những chị em còn trẻ, xinh đẹp thì theo các đường dây người mẫu đi bán dâm tại Singapore, HongKong…Sau thì đi bán dâm chui lủi bởi pháp luật mình không cho phép. Tội lắm”.
Theo Ngươi đưa tin
Lập khu 'nhạy cảm' chứ không cho phép mại dâm
Ông Lê Minh Quý, Phó chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở LĐTBXH khẳng định như vậy khi trao đổi về đề xuất lập khu "nhạy cảm" thí điểm tại TP HCM.
Khu vực nhạy cảm
Ông Lê Minh Qúy nói: Nếu lập khu "nhạy cảm", tập trung các ngành nghề trong một phạm vi nhất định, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm sẽ dễ dàng hơn. Các tổ chức, cá nhân được khuyến khích bằng giá thuê nhà, đất, ưu đãi về thuế, lãi suất cho vay... buộc phải tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật. Được ưu đãi rồi, tạo điều kiện kinh doanh rồi mà vi phạm thì sẽ có quy định xử phạt nặng hơn.
Ngoài việc xử lý hình sự, những người liên quan trực tiếp có thể bị ngừng, cấm kinh doanh có thời hạn, vĩnh viễn trong khu vực này sẽ khiến người kinh doanh chắc chắn vì lợi ích của chính họ mà phải nghiêm túc thực hiện.
Mục tiêu cao nhất đặt ra là làm sao kéo giảm tình trạng mại dâm và đảm bảo an toàn về sức khỏe con người, tránh lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội, cùng với đó là đảm bảo về an ninh trật tự.
Cơ quan chức năng kiểm tra hành chính một nhà hàng karaoke có dấu hiệu vi phạm trên đường Phạm Viết Chánh, Q.1, TP.HCM.
- Việc lập khu "nhạy cảm" có phải nhằm hợp thức hóa mại dâm hay không, thưa ông?
Không. Khu "nhạy cảm" sẽ chỉ là nơi tập trung các dịch vụ "nhạy cảm" chứ không có nghĩa cho phép mại dâm, kích dục trong khu vực này.
Thực tế cho thấy hầu hết quận, huyện trên địa bàn TP đều tồn tại các điểm kinh doanh nhạy cảm như karaoke, massage, hớt tóc gội đầu thanh nữ... Đây là những điểm nóng, diễn biến phức tạp cả về an ninh trật tự lẫn nạn mại dâm, HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác.
Do đó, theo quan điểm cá nhân tôi, nên tập trung lại cho dễ quản lý, giám sát, đảm bảo các quy định về an ninh trật tự, điều kiện kinh doanh, vệ sinh môi trường, sức khỏe người lao động và tránh các bệnh lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp.
Nếu không cho phép mại dâm, lập khu vực "nhạy cảm" tập trung để làm gì?
Các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm hiện nay có tiếp viên nữ là chủ yếu, ngoại trừ việc mại dâm, kích dục bị pháp luật cấm thì các hành vi tương đối nhạy cảm khác, ví dụ như ngồi gần khách hàng phục vụ đồ ăn, nước uống, nói chuyện, ca hát, đụng chạm tay chân... pháp luật không cấm.
Nếu chúng ta quản lý chặt, giám sát tốt thì hành động nhạy cảm chỉ dừng lại ở mức không vi phạm pháp luật như thế, còn không thì không thể quản lý, giám sát, phát hiện và xử lý tốt được.
Nếu chúng ta cho phép thí điểm thành lập khu tập trung các ngành nghề kinh doanh "nhạy cảm" này, chứ không lập khu vực "nhạy cảm" ngay lập tức để tự do kinh doanh các ngành nghề này trên diện rộng, các cá nhân và tổ chức nếu muốn kinh doanh có thể đăng ký tham gia, đảm bảo chấp hành đầy đủ, nghiêm túc các quy định pháp luật về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Khi tập trung trong một phạm vi nhất định, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm sẽ dễ dàng hơn.
Sau thời gian thí điểm có thể tổng kết, xem xét cái được, cái mất để tính toán tới việc cho phép thực hiện mô hình tương tự trên cả nước hay không. Không chỉ cá nhân tôi có quan điểm này, mà nhiều người, trong đó có cả những người có trách nhiệm, cũng đồng tình. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà họ chưa công khai quan điểm.
Theo ông, khu vực nào tại TP HCM phù hợp để thành lập khu vực "nhạy cảm"?
Tôi cho rằng Bình Quới Thanh Đa (quận Bình Thạnh) là khu vực rất phù hợp để thí điểm mô hình này bởi chỉ có đường độc đạo ra vào trên bộ, dễ kiểm soát, quản lý về mọi mặt.
Hơn nữa, khu vực này gần trung tâm TP, lại tách biệt với đời sống của người dân, diện tích đủ lớn để xây dựng các mô hình thí điểm tập trung, mỗi ngành nghề nhạy cảm.
Ngoài ra, khu vực Cần Giờ cũng được nhiều người gợi ý, tuy nhiên địa điểm này quá xa, khó thu hút được khách hàng nên khả năng xây dựng mô hình thí điểm ở đây khó khả thi.
Nếu được cơ quan thẩm quyền đồng ý, theo ông, nên làm thế nào?
Nếu TP. HCM đồng tình với ý kiến của tôi, TP sẽ lập đề án cụ thể trình Quốc hội và Chính phủ.
Trong đề án cũng giống như đề án về giải quyết vấn đề người nghiện không nơi cư trú mới đây hay việc cưỡng bức chữa bệnh với người nghiện trước đó. Có thể di dời toàn bộ các hộ dân của khu vực để thực hiện đề án.
Trong trường hợp Quốc hội, Chính phủ không cho phép tiếp tục sau khi thử nghiệm, khu vực này cũng có thể phát triển rất nhiều mô hình khác, có lợi cho nền kinh tế, văn hóa, thể thao TP.
Đây chỉ là đề xuất ban đầu để các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nghiên cứu về một giải pháp tổng thể cho vấn nạn mại dâm, chứ chưa phải đề án được nghiên cứu đầy đủ nên nói chi tiết về từng việc là rất khó.
Mục đích của tôi là đưa ra gợi ý về giải pháp để đảm bảo kéo giảm mại dâm, hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS, bệnh xã hội và đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
Ngoài giải pháp này ra, tôi chưa nhận thấy một giải pháp nào khả thi để đảm bảo thực hiện được mục tiêu kéo giảm mại dâm và đảm bảo các yếu tố khác.
Theo DVO
Gặp CSGT, lộ ma túy giấu ở vùng "nhạy cảm" Phát hiện người vi phạm giao thông có biểu hiện bất thường, tổ công tác đã phối hợp với công an phường kiểm tra và phát hiện nam thanh niên giấu ma túy tổng hợp trong quần lót Ngày 24.10, Đội CSGT số 2 - Phòng CSGT TP. Hà Nội cho biết, cơ quan này vừa bàn giao đối tượng Nguyễn Ngọc Hải...