Đề xuất hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác
Một nhóm nhà nghiên cứu môi trường quốc tế vừa đưa ra bài báo nói rằng hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác là biện pháp cần thiết để bảo vệ loài động vật này.
Trên bài báo đăng trên tạp chí Science, nhóm chuyên gia lý luận rằng lệnh cấm buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu đã thất bại trong việc ngăn chặn “nhu cầu không giới hạn trên thế giới”.
Vì thế, thị trường này có thể được thỏa mãn bằng biện pháp cưa sừng tê giác đúng cách để giữ mạng sống cho con vật.
Hiện tại ở Nam Phi, trung bình mỗi ngày có 2 con tê giác bị thợ săn bắn chết.
Theo TS. Duan Biggs ở ĐH Queensland (Australia), trưởng nhóm tác giả, việc săn bắn hiện nay đã vượt tầm kiểm soát.
“Tình hình ngày càng xấu đi, chúng ta càng để lâu thì càng nhiều sừng tê giác bị mất. Đây là vấn đề khẩn cấp, chúng ta phải bắt đầu quá trình đánh giá biện pháp hợp pháp hóa và áp dụng sớm”, TS. Biggs nói.
Hiện nay còn khoảng 20.000 con tê giác sừng trắng ở Nam Phi và Namibia. Khoảng 5.000 tê giác đen vẫn còn sống, nhưng tê giác đen Tây Phi đã bị tuyên bố tuyệt chủng từ năm 2011.
Video đang HOT
Các nhân viên bảo hộ đang cưa sừng tê giác để giúp nó không bị thợ săn bắn hạ
Theo Công ước quốc tế về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp ( Cites) thì buôn bán sừng tê giác bị cấm. Đại diện của các nước thành viên công ước này sẽ họp tại Bangkok, Thái Lan trong tuần tới để sửa đội bản hiệp định đã áp dụng được 40 năm.
Theo bài báo nói trên, lệnh cấm đang thực sự làm gia tăng hoạt động săn bắt bất hợp pháp bằng cách hạn chế nguồn cung, khiến giá cả tăng cao. Mỗi kg sừng tê giác được bán với giá khoảng 4.700 USD vào năm 1993, nhưng đã tăng lên 65.000 USD vào năm 2012.
Biện pháp thuyết phục người tiêu dùng ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam rằng sừng tê giác không có tác dụng chữa bệnh đã không hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu cho rằng bằng cách khai thác sừng tê giác đúng cách thì có thể đáp ứng được nhu cầu toàn cầu. Tê giác phát triển 0,9kg sừng mỗi năm.
Tuy nhiên, một số nhà hoạt động môi trường không đồng ý với kiến nghị này. “Chúng tôi không ủng hộ kế hoạch hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác vì chúng tôi không nghĩ nó khả thi”, TS. Colman O’Criodain, nhà phân tích chính sách buôn bán động vật hoang dã của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), nói.
“Các thị trường có buôn bán động vật hoang dã cần được định hướng, đặc biệt là Việt Nam. Chúng tôi không thấy rằng họ có cơ chế thực thi pháp luật tốt để ngăn chặn việc “phù phép” tê giác hoang dã thông qua con đường này”.
“Chúng tôi không nghĩ hợp pháp hóa buôn bán sừng tê giác có thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng, mà thậm chí còn khiến tình hình tồi tệ hơn”.
Chính phủ Nam Phi đang xem xét vấn đề này và nói rằng các cuộc thảo luận ở Bangkok sẽ định hướng cho họ.
Theo 24h
SaigonTech tuyển sinh học kỳ mùa xuân 2013
Trường còn có quy định tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất trong khuôn viên trường, nhằm tạo môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp sinh viên có cơ hội thực hành tối đa như đang học tập và sinh hoạt tại Mỹ.
Thí sinh lỡ kỳ thi CĐ/ĐH 2012 có thể đăng kí thi xét tuyển ngay hôm nay và nhập học vào tháng 1 tại trường SaigonTech, phân hiệu chính thức tại Việt Nam của Đại học Cộng đồng Houston (Texas, Hoa Kỳ).
Sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng quốc tế
Tại SaigonTech, sinh viên được học chương trình của ĐH Cộng đồng Houston hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình được giám định bởi Hiệp hội các trường học miền Nam Hoa Kỳ, được Bộ Giáo dục Hoa Kỳ công nhận. ĐHCĐ Houston quản lý điểm số và chuyên cần của sinh viên để đảm bảo chất lượng của sinh viên tốt nghiệp tại SaigonTech, Việt Nam, không khác gì sinh viên tốt nghiệp tại Houston, Mỹ.
Sinh viên có vốn tiếng Anh còn yếu hoặc chưa đủ chuẩn tiếng Anh để vào học chương trình chuyên ngành của ĐHCĐ Houston có thể bắt đầu với chương trình tiếng Anh học thuật SaigonTech gồm các môn riêng biệt như: nghe, nói, đọc, viết, văn phạm. Chương trình không những trang bị nền tảng tiếng Anh vững chắc cho sinh viên mà còn giúp sinh viên biết tự nâng cao vốn tiếng Anh để tự tin giao tiếp trong môi trường học tập và làm việc quốc tế.
Ngoài ra, SaigonTech còn có quy định tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất trong khuôn viên trường, nhằm tạo môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giúp sinh viên có cơ hội thực hành tiếng Anh tối đa như đang học tập và sinh hoạt tại Mỹ. Từ Ban giám hiệu đến nhân viên, giảng viên và sinh viên SaigonTech, dù là người Việt Nam hay nước ngoài đều phải giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhờ đó, sinh viên có phản xạ và thói quen nói tiếng Anh tốt, sau khi tốt nghiệp đi xin việc làm luôn được các nhà tuyển dụng tin tưởng, không cần kiểm tra lại trình độ tiếng Anh.
Với văn bằng của Mỹ và vốn tiếng Anh thành thạo, sinh viên SaigonTech ra trường có khả năng hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc thực tế.
Cơ hội học tập và việc làm với tấm bằng của Mỹ
Với chi phí đầu tư cho chương trình học của Mỹ, phụ huynh chắc chắn mong muốn các cơ hội học tập và việc làm của con luôn mở rộng, đặc biệt là các cơ hội học tập và việc làm trong môi trường quốc tế.
Tại trường SaigonTech, sinh viên tốt nghiệp được nhận văn bằng của ĐHCĐ Houston. Đây là văn bằng chính quy, có giá trị quốc tế. Với văn bằng này, nhiều sinh viên SaigonTech đã học liên thông tại các trường như Texas A&M University, University of Houston, University of Texas, Baylor University... Nhiều sinh viên cũng đã đi làm tại Việt Nam và khắp nơi trên thế giới. Từ khóa sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên vào năm 2005 cho đến nay, trường SaigonTech đã có hơn 1.200 sinh viên ra trường và nhận bằng của ĐHCĐ Houston. 15% trong số họ đang làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia và rất nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Malaysia...
Từ xuất phát điểm như hầu hết các học sinh THPT ở Việt Nam, sau quá trình học tập nghiêm túc tại SaigonTech, với cơ hội được học trong môi trường học tập chuẩn Hoa Kỳ được trang bị vốn tiếng Anh, kỹ năng "mềm" thành thạo và văn bằng quốc tế, họ đã có những bứt phá trên con đường học tập và sự nghiệp.
Tư liệu: Saigon Tech
Theo Infonet
Kinh doanh quốc tế: Ngành học cho tương lai Là một nền kinh tế mới và năng động, cộng hưởng với sự giao thoa giữa các nền kinh tế trên thế giới hiện nay là cơ hội để các các doanh nghiệp Việt Nam có thể cọ xát và phát triển toàn diện. Điều này đã đặt ra một thách thức cho các nhà kinh doanh trong nước phải có một sự...