Đề xuất gói hỗ trợ cho lao động mất việc
Các bộ, ngành đang nghiên cứu đề xuất thêm chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp khó khăn bị ảnh hưởng đơn hàng, lao động mất việc.
Nghiên cứu hỗ trợ công nhân mất việc mức 3 triệu đồng
Về phía tổ chức công đoàn, ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết, cơ quan này cũng đang nghiên cứu để có gói hỗ trợ thêm cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, mất việc làm. Song trong bối cảnh khó khăn chung, đại diện tổ chức công đoàn kiến nghị các bộ, ngành cùng tính toán để xây dựng, trình Chính phủ có chính sách hỗ trợ thêm, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngành dệt may đối diện nhiều thách thức trong năm 2023. Ảnh: Thu Trang.
Dẫn số liệu công đoàn thống kê khoảng nửa triệu lao động tại hơn 1.200 doanh nghiệp ở 44 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng việc làm bởi doanh nghiệp khó khăn, giảm đơn hàng, ông Phan Văn Anh cho rằng cần quan tâm đến nhóm lao động này. “Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành nên chăng tiếp tục đề xuất Chính phủ có chính sách hay một nghị quyết giống như Nghị quyết 68 dù có thể nội dung, đối tượng thụ hưởng khác hơn để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng do giảm đơn hàng”, ông Phan Văn Anh cho biết.
Hiện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng tham gia góp ý vào bản dự thảo và được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu, tổng hợp báo cáo. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, vừa qua, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về đơn hàng, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo công đoàn các cấp tổng hợp, có báo cáo nhanh về tình hình đời sống việc làm của người lao động. Sau đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng bàn bạc để đề xuất Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động.
Hiện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành kế hoạch chăm lo đoàn viên, người lao động với phương châm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết. Trong đó, nổi bật là gói hỗ trợ đoàn viên, lao động khó khăn, trong đó có những người mất việc, giãn việc. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chăm lo cho trên 1 triệu đoàn viên, lao động, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng.
Tới đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang nghiên cứu để có những hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị mất việc, thiếu việc.
Video đang HOT
“Chúng tôi dự kiến đối tượng bị chấm dứt hợp đồng chưa tìm kiếm được việc làm sẽ hỗ trợ 1 lần với mức 3 triệu đồng. Đối tượng tạm chấm dứt hợp đồng hỗ trợ 1 lần với mức khoảng 2 triệu đồng. Còn đối tượng cắt giảm việc làm, có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ được hỗ trợ. Vấn đề này đang được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nghiên cứu”, ông Phan Văn Anh thông tin cụ thể hơn.
Doanh nghiệp khó tiếp cận chính sách đào tạo lại
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Vi Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong điều kiện có thể không kéo dài thêm việc thực hiện Nghị quyết 68, nên chăng xem xét, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phù hợp liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, việc triển khai cần phải đơn giản về thủ tục, dễ tiếp cận bởi chính sách theo Nghị quyết 68 vừa qua triển khai tại doanh nghiệp còn rất nhiều vướng mắc liên quan đến tiêu chí thụ hưởng, thời gian thực hiện.
Cũng theo bà Vi Thị Hồng Minh, một chính sách khác cũng được doanh nghiệp rất quan tâm là hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động. Hiện nay, qua nắm bắt tình hình doanh nghiệp tại một số địa phương, mặc dù có doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động, nhưng nhìn chung bức tranh tổng thể có thể thấy chưa nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng như giai đoạn COVID-19. Tuy nhiên, có thể trong quý 1, quý 2/2023 doanh nghiệp vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm đơn hàng.
“Vì vậy, chúng tôi mong muốn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách cho doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất 0% để những doanh nghiệp có phương án cắt giảm trả lương, giữ chân lao động; kết nối nguồn hỗ trợ này với chính sách hỗ trợ đào tạo lao động. Giai đoạn doanh nghiệp phải cho lao động ngừng việc chính là thời điểm phù hợp để tổ chức đào tạo lại, chờ phục hồi sản xuất”, bà Vi Thị Hồng Minh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Huy Hưng, Cục trưởng Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong 12 chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 trong 1 năm qua thì hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động là chính sách có mức độ triển khai thấp nhất. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội, tính đến ngày 19/7/2022, mới chỉ tiếp nhận và thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng để duy trì việc làm cho 66 đơn vị sử dụng lao động để đào tạo cho 8.230 người lao động với số tiền là 38,87 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Huy Hưng cho rằng, nguyên nhân của việc giải ngân thấp là do điều kiện xét hưởng khá chặt; thời điểm thực hiện chính sách diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội nên các hoạt động đào tạo không thực hiện được. “Sau giãn cách xã hội, các doanh nghiệp tập trung sử dụng lao động cho phục hồi sản xuất, kinh doanh nên không thể bố trí lao động để đào tạo lại”, ông Hưng cho biết.
Trước những băn khoăn, vướng mắc của đại diện doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, trong quá trình tham gia trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thụ hưởng chính sách, đơn vị này nhận thấy, còn có nguyên nhân là nhu cầu về nguồn lao động của doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn cần nhanh, vị trí việc làm phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trong việc xây dựng phương án đào tạo về thời gian, vị trí việc làm đối với doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp; điều kiện, tiêu chuẩn đưa ra để thụ hưởng cũng còn những bất cập.
“Có rất nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị hồ sơ liên quan đến đào tạo nghề trong vòng 6 tháng nhưng đến giai đoạn để nhận được nguồn hỗ trợ lại xin rút hồ sơ, do đó chúng tôi nghĩ không phải chính sách của chúng ta gây khó, nhưng có thể trong quá trình thực hiện tiêu chí quy định chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp”, bà Vi Thị Hồng Minh cho biết.
Hiện cơ bản các doanh nghiệp đang trong quá trình phục hồi, nhưng cuối năm 2022 ghi nhận tình trạng giảm đơn hàng ở nhiều doanh nghiệp, một số lao động phải tạm hoãn hợp đồng, mất việc. Trong bối cảnh đó, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan này đang phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất thêm chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, lao động bị ảnh hưởng mất việc làm.
“Từ việc thực hiện việc hỗ trợ lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết 68, chính sách hỗ trợ giai đoạn tiếp theo đây quan trọng là phải xác định đối tượng hỗ trợ thế nào, cách thức tổ chức ra sao cho hiệu quả, giảm thủ tục hành chính nhiều nhất. Chính sách phải đảm bảo sử dụng ngân sách đúng quy định của pháp luật nhưng cũng vừa thuận lợi trong thực hiện để người dân dễ tiếp cận nhanh”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.
Xót xa đám tang 3 mẹ con tử vong do bị xe tải tông ở Phú Yên
Chiều 27/11, gia đình, địa phương, các đơn vị quân đội tổ chức tang lễ cho 3 mẹ con có nhà ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bị tai nạn giao thông ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
Cơ quan Công an thị xã Sông Cầu cũng đã ra quyết định tạm giữ hình sự lái xe gây ra vụ tai nạn này.
Đêm qua (26/11), thi thể của 3 nạn nhân gồm bà Nguyễn Thị Thịnh (42 tuổi) cùng hai con là Nguyễn Đăng Kha (18 tuổi) và Nguyễn Xuân Nhị (7 tuổi), được gia đình đưa về nhà tại thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình. Người con trai đầu là Nguyễn Đăng Khiêm đang đi bộ đội tại tỉnh Bình Định cũng được đơn vị cử người đưa về nhà ngay sau đó. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hòa, Ban Chỉ huy quân sự huyện Vạn Ninh phân công người ra động viên, hỗ trợ gia đình lo hậu sự.
Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 mẹ con thiệt mạng.
Trước đó cùng ngày, bà Thịnh cùng 2 con ra thăm con trai là Nguyễn Đăng Khiêm bằng xe máy. Vượt quãng đường gần 200 km từ quê nhà ra tỉnh Bình Định, sau khi gặp con trai, bà Thịnh chở 2 con quay về Khánh Hòa. Khi đến địa phận thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, tai nạn xảy ra khiến 3 mẹ con tử vong tại chỗ.
Khi nghe tin báo vợ con gặp nạn trên đường, ông Nguyễn Đăng Khoa đang đi làm thợ hồ tức tốc cùng người thân đến hiện trường. Đến hơn 12h đêm, thi thể 3 nạn nhân được đưa về nhà. Đêm 26/11, nhiều người dân thôn Bình Trung 1 đã có mặt, hỗ trợ gia đình ông Khoa.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Trưởng thôn Bình Trung 1, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, gia đình bà Thịnh hoàn cảnh khó khăn, hằng ngày, chồng đi làm phụ hồ còn bà ở nhà đan lát: "Người chồng bị sốc khi bất ngờ mất đi vợ cùng 2 đứa con. Gia đình có 5 người nhưng còn lại 2 người. Cho nên cả xóm cùng chung tay giúp đỡ, rửa đồ để chuẩn bị cho liệm. Ở đây, từ trước đến nay chưa bao giờ có mất mát quá lớn như vậy".
Ngày 27/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã ra quyết định tạm giữ hình sự đôi với lái xe Trân Hữu Dương (35 tuổi), trú ở thôn Iakle, xã Ia Nan, huyên Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Trân Hữu Dương điêu khiên ô tô tải biển kiểm soát 76H-013.18 gây tai nạn đặc biêt nghiêm trọng khiến 3 mẹ con bà Thịnh tử vong.
Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông, Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn Giao thông Quốc gia động viên người thân của 3 nạn nhân.
Thông tin ban đầu, ông Dương khai nhận, trước đó có dừng xe tại quán cơm cách hiện trường vài trăm mét để ăn cơm. Sau bữa ăn, ông Dương tiêp tục câm lái xe tải được hơn 100m thì phát hiên bỏ quên điên thoại ở quán ăn nên phanh xe đôt ngôt, rôi thao tác cài sô lùi xe trở lại quán ăn đê lây điên thoại. Do không quan sát thấy xe máy từ phía sau chạy tới nên đã gây ra tai nạn khi tông ngã và cuôn xe máy cùng 3 mẹ con bà Nguyễn Thị Thịnh vào gầm xe, tử vong tại chỗ.
Từ kêt quả khám nghiêm hiên trường và lời khai của lái xe cùng nhân chứng, kêt hợp hình ảnh trích xuât từ camera nơi xảy ra tai nạn, bước đâu cơ quan điêu tra nhân định tài xê Trân Hữu Dương điêu khiên xe tải chạy lùi không đúng quy định, không quan sát khả năng nguy hiêm ở phía sau và không có người trợ giúp hướng dân lùi xe.
Đại diện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa chia buồn cùng chiến sỹ Nguyễn Đăng Khiêm.
Cuối giờ chiều 27/11, đoàn công tác của Ban An toàn Giao thông Quốc gia, Ban An toàn Giao thông tỉnh Khánh Hòa đến động viên, hỗ trợ gia đình của 3 nạn nhân. Thượng tá Phạm Việt Công, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông, Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết: "Bộ Công an đã chỉ đạo Công an thị xã Sông Cầu thực hiện các hoạt động điều tra để xử lý lái xe gây tai nạn. Theo thông tin ban đầu, người điều khiển xe tải đã không thực hiện chấp hành đúng quy định về lưu thông trên đường, lùi xe không quan sát và không cảnh báo, dẫn đến tai nạn giao thông. Cơ quan chức năng đã thu thập hồ sơ, sẽ thực hiện xử lý đúng quy định".
Cà Mau: Ban hành kế hoạch bồi thường, tái định cư dự án cao tốc đi qua tỉnh Ngày 27.11, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau (đoạn nối từ đường Võ Văn Kiệt đến quốc lộ 1) thuộc Dự án xây dựng công trình đường...