Đề xuất giúp đồng minh của chính phủ Nhật Bản gặp trở ngại
Ngày 3-6, Chính phủ Nhật Bản đã trình bày với liên minh cầm quyền một đề xuất mới về việc khi nào nước này sẽ được phép hỗ trợ cho các đồng minh an ninh trong các cuộc đàm phán về việc mở rộng vai trò ở nước ngoài của quân đội.
Tuy nhiên, những điều kiện mới này đã vấp phải sự chỉ trích ngay lập tức của đảng New Komeito, một liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ tự do, nhưng đảng này vẫn thận trọng với nỗ lực của chính phủ về việc giải thích lại hiến pháp hòa bình để cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Theo những điều kiện này, lực lượng phòng vệ Nhật Bản “sẽ có thể thực hiện bất cứ việc gì ngoại trừ chiến đấu trong vùng chiến sự”, một quan chức cấp cao đảng New Komeito cho biết sau một cuộc họp giữa chính phủ và liên minh cầm quyền hai đảng.
Hiến pháp hiện tại cấm Nhật Bản không chỉ sử dụng vũ lực mà còn can dự vào việc sử dụng vũ lực của các quốc gia khác khi quân đội Nhật Bản tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình đa quốc gia.
Nhật Bản sẽ bảo vệ các đồng minh nếu bị tấn công?
Chính phủ Nhật Bản cho rằng quân đội có thể cung cấp hỗ trợ cho các đồng minh chỉ khi đáp ứng được tất cả 4 điều kiện, đó là cho ai, hình thức nào, ở đâu và khi nào. Nếu được chấp nhận, Nhật Bản sẽ cung cấp hàng tiếp tế và dịch vụ cho các đồng minh đang tham chiến trên chiến trường.
Chính phủ nước này cũng đã đặt ra các điều kiện cho phép quân đội hỗ trợ quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên và hỗ trợ các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Video đang HOT
Trước đây, Nhật Bản chỉ có thể cung cấp dầu tới một khu vực không có chiến sự trong cuộc chiến do Mỹ đứng đầu tại Afghanistan, sau các cuộc tấn công khủng bố trên đất Mỹ ngày 11-9-2001.
Hai đảng trong liên minh cầm quyền này đã đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán về vấn đề này mỗi tuần hai lần nhằm đạt được sự đồng thuận về vấn đề gai góc này có thể cho phép Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm về quyền phòng vệ tập thể, hoặc có thể bảo vệ một đồng minh đang bị tấn công vũ trang, bằng việc giải thích lại Hiến pháp. Nhưng không biết bao lâu nữa, hai đảng này mới có thể đạt được sự đồng thuận để mở đường cho nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra những quyết định liên quan.
Theo ANTD
G7 "quan ngại sâu sắc" về căng thẳng Biển Đông
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 hôm nay (5/6) đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời kêu gọi các nước không sử dụng vũ lực mà giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay trong ngày nhóm họp đầu tiên của G7 tại Brussels, Bỉ, sau khi Mỹ đã cảnh báo Bắc Kinh về thái độ ngày càng quyết liệt trong tranh chấp chủ quyền của nước này.
Các lãnh đạo G7 quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng tại biển Đông và Hoa Đông", các nhà lãnh đạo khẳng định trong một tuyên bố chung. "Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải thông qua việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa, ép buộc".
Thông báo cũng kêu gọi tất cả các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp.
Năm 2012, Nhật đã quốc hữu hóa quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông mà nước này kiểm soát nhưng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Vụ việc đã châm ngòi cho những đối đầu căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có những tranh chấp lãnh hải với nhiều quốc gia trong khu vực về biển Đông, mà Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ.
Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều khẳng định có chủ quyền với một phần vùng biển này, trong đó Philippines và Việt Nam là lên tiếng mạnh mẽ nhất phản đối tuyên bố của Trung Quốc.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ hồi tháng trước đã cáo buộc Trung Quốc "có hành động gây bất ổn" tại Biển Đông.
Sẵn sàng gia tăng trừng phạt Nga
Các nhà lãnh đạo G7 cũng ra tuyên bố chung lên án Nga về "việc tiếp tục vi phạm" chủ quyền của Ukraine.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cảnh báo Mátxcơva về cái ông gọi là "chiến thuật đen tối" tại Ukraine.
Mặc dù Tổng thống Nga Putin không dự hội nghị thượng đỉnh này, ông vẫn sẽ có cuộc đối thoại trực tiếp với một số lãnh đạo G7, không bao gồm ông Obama, tại Paris khi tới đây dự lễ kỷ niệm 70 năm quân đồng minh đổ bộ lên Normandy trong Thế chiến II vào ngày mai.
Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko hội đàm cùng ông Obama
"Chúng tôi đều đồng lòng lên án việc Liên bang Nga tiếp tục xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", thông báo khẳng định. "Chúng tôi sẵn sàng tăng cường các lệnh cấm vận, và cân nhắc các biện pháp hạn chế bổ sung để khiến Nga chịu thêm tổn thất nếu cần".
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định với các phóng viên: "Chúng ta không thể để bất ổn tiếp diễn tại Ukraine".
"Chúng tôi đã khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi muốn tiếp tục cách tiếp cận 3 bước trong việc hỗ trợ Ukraine về các vấn đề kinh tế, đối thoại với Nga, và nếu không có tiến triển nào trong các vấn đề này...khả năng trừng phạt, tăng cường trừng phạt, vẫn còn trên bàn nghị sự".
Mỹ công bố hỗ trợ tài chính cho Ukraine
Trước khi đến dự hội nghị trên, trong chặng dừng chân tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, Tổng thống Mỹ Obama đã gặp Tổng thống đắc cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko, và cam kết hỗ trợ quân sự 5 triệu USD cho chính quyền Kiev, bao gồm áo giáp và kính nhìn trong đêm.
Ông Obama thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ cho Ukraine với tuyên bố: "Giờ chúng ta đang sát cánh cùng nhau và sẽ là mãi mãi, vì sự tự do của các bạn cũng là của chúng tôi".
Theo Dân Trí
'Trung Quốc đủ liều lĩnh để tấn công nước khác' Một chuyên gia nhận định những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông cho thấy Trung Quốc muốn cảnh báo nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực để đạt mục đích. Thời báo Epoch của Mỹ dẫn lời Richard D. Fisher, chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự khu vực Đông Á của Trung...