Đề xuất giáo viên không được gọi học sinh là… ‘con’
Dư luận đang xôn xao bàn tán trước yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là “con” của nhà nghiên cứu – phê bình văn học Lại Nguyên Ân.
Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là… con
Ngày 11/2, trên trang cá nhân, nhà nghiên cứu – phê bình văn học Lại Nguyên Ân bày tỏ quan điểm: “Yêu cầu giáo viên và cán bộ giáo dục không gọi học sinh là… con”.
Cụ thể, ông yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm thảo một quy chế về xưng hô trong nhà trường, trong đó giáo viên và học sinh, sinh viên thay đổi cách gọi.
Nhà nghiên cứu chỉ ra 3 điều thiết yếu trong quy chế, trong đó, cấm giáo viên không gọi (xưng hô) học trò là “con”, “các con”; phải gọi là “trò”, “các trò”, “các em”, “các bạn”.
Ông Lại Nguyên Ân cho rằng, các phương tiện truyền thông cũng không nên gọi học trò mọi cấp (từ mẫu giáo đến đại học) là “các con”, “con”. Ông Ân khuyến khích học trò các cấp, nhất là sinh viên đại học, xưng “tôi” trước giáo viên, ngay cả trong không gian trường học.
Ngay khi bài viết của nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân được đăng tải đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Bài viết gây xôn xao cộng đồng mạng
“Có ai cho ‘con’ ăn mà lại bắt ‘con’ trả tiền không?”
Ông Ân cũng chia sẻ sau khi đăng tải bài viết, một người tự nhận là phụ huynh học sinh đã đồng tình. Vị phụ huynh này cho biết, đã dành nhiều ngày, đi khắp thành phố để tìm ngôi trường mới sau khi cho con nghỉ học tại trường cũ vì biết giáo viên gọi trẻ nhà mình là “con”.
Vị phụ huynh chỉ ra 6 lý do phản đối việc thầy cô gọi học sinh là “con”. Trong đó có một số luận điểm như: Giáo viên gọi học sinh là “con” là sai tiếng Việt, không nên cướp công sinh thành của người khác bằng việc gọi con họ là “con”. Nếu tất cả người lớn đều gọi trẻ em là “con”, khác biệt giữa cha mẹ và người lạ vô tình bị lu mờ…
Video đang HOT
Người này viết: “Vậy mà các giáo viên – những người đi làm nhận lương – lại dám gọi đối tác trong công việc của mình, khách hàng của mình là ‘con’! Nếu phụ huynh kỳ vọng giáo viên chỉ nhờ xưng hô như thế mà coi học sinh như ‘con’, đó là một kỳ vọng không khi nào đạt được. Có ai cho ‘con’ ăn mà lại bắt ‘con’ trả tiền không?”.
Nhà phê bình, nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân.
Chia sẻ trên báo Lao Động, nhiều bạn đọc đồng tình với ý kiến của nhà phê bình Lê Nguyễn Ân. Bạn T.N cho rằng: “Tôi cũng đồng tình với ý kiến này. Học trò xưng “con” với thầy cô đã mặc nhiên mang một “danh phận” bề dưới, không thể có ý kiến phản biện khi thầy cô nói hoặc làm không đúng. Hãy để cho các em được tự tin và mạnh mẽ trước cuộc đời”.
TÀI TRỢ
Một người khác cũng cho biết: “Tôi nghĩ giáo viên nên gọi học sinh là em. Nhiều giáo viên mới ra trường chỉ lớn hơn học sinh mấy tuổi mà gọi học sinh là con thấy kỳ cục quá”.
Một người tên Tuấn bày tỏ: “Ở quê tôi, đi học, giáo viên gọi học sinh là em. Cô chào em, em chào cô. Ngày xưa, tôi học, vẫn xưng hô là em. Lên Hà Nội, tôi thấy giáo viên gọi học sinh bằng con. Lúc đầu, cho con đi học, thấy cô gọi học sinh là con, lúc đầu nghe là lạ, không quen, sau cũng quen quen dần. Ra xã hội cũng thế, các con nhỏ, cứ gọi các cô cũng xưng con…”.
Xưng “con” là thể hiện sự gần gũi với các bạn nhỏ
Trước những quan điểm trên, một người làm trong ngành giáo dục cho biết: “Là một giáo viên, cán bộ quản lí, tôi hoàn toàn không đồng tình, nhất trí với nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân. Bởi, văn hóa Việt Nam luôn nêu cao tinh thần “Tôn sư trọng đạo” và cách ứng xử …”.
Có người còn khẳng định, vì sự gắn kết thân thiện, gần gũi với các bạn nhỏ, để tạo cảm giác thỏa mái cho học trò, ở trường như ở nhà nên các thầy cô gọi con xưng cô, xưng thầy. Ra ngoài đường người lớn – già gọi nhỏ đáng tuổi con mình là con xưng “cô, dì, chú, bác…”
“Như vậy, không phải cướp công mà là thể hiện nét văn hóa thuần phong mỹ tục. Giá trị của người thầy được đánh đồng với lương không cân xứng với sức lao động, thật sự không xứng đáng”, người này viết.
Với học sinh mầm non và lớp 1, 2 xưng cô với con thì được. Còn cấp 2, 3 xưng thầy (cô) với con là không hợp.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một độc giả cho biết, với học sinh mầm non và lớp 1, 2 xưng cô với con thì được. Còn cấp 2, 3 xưng thầy (cô) với con là không hợp.
Người này cũng cho biết, việc cô giáo gọi con không phải là cướp công sinh thành của cha mẹ. Suy nghĩ như vậy là ích kỷ. Bởi họ gọi các con nhưng xưng là thầy với cô, chứ họ không xưng là cha là mẹ của các trò.
Đúng là giáo viên đi dạy nhận lương và học sinh đi học phải đóng tiền. Nhưng đối với học sinh mầm non và cả các bé lớp 1, để trông giữ và dạy dỗ các bé, ngoài trách nhiệm của một người thầy người cô thì cũng cần phải có tình cảm như mẹ với con mới làm được. Bởi khi các bé biếng ăn thì các cô cũng dỗ dành hoặc cầm tay chỉ các bé từng nét chữ.
Cuối cùng, bạn đọc này viết: “Thay vì soi mói, chỉ trích cách xưng hô giữa thầy cô và các em học sinh thì hãy nghiên cứu làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm tải các môn học cho học sinh“.
Con lỡ ngủ gật trong lớp bị cô giáo "bêu tên" trong nhóm chat, bố bức xúc nói 1 câu mà cô đỏ bừng mặt: Vội xin lỗi công khai
Khi thấy giáo viên phê bình con trai trên nhóm chat của phụ huynh, người bố đã nói một câu khiến tất cả mọi người xúc động.
Thời học sinh chắc ai cũng từng có lần ngủ gật trong lớp. Học sinh thường thiếu ngủ bởi nhiều lý do như: Thức khuya học bài, cày game muộn, nhắn tin nói chuyện với bạn bè, xem phim,... khiến các em không còn năng lượng cho giờ học ngày hôm sau.
Khi ngồi học, đặc biệt là học những môn như: Ngữ văn, Lịch sử, Triết học,... lại càng khiến học sinh thêm buồn ngủ. Lời giảng bài lúc này giống như lời ru vậy! Thấy học sinh ngủ gật, một số giáo viên không quan tâm và vẫn tiếp tục giảng. Trong khi đó, một số thầy cô sẽ đánh thức học sinh, vặn hỏi lý do.
Thời đại công nghệ số bùng nổ, ngày nay, việc trao đổi thông tin rất dễ dàng. Thông thường, mỗi lớp có một nhóm phụ huynh để giáo viên trao đổi tình hình học tập.
Học sinh ngủ gật trong giờ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Anh Trương (Trung Quốc), bố của Hào Hào là người bận rộn trong công việc. Vừa qua, khi anh đang làm tại công ty thì đột nhiên thấy thông báo của giáo viên chủ nhiệm. Cô giáo gửi một tấm ảnh vào nhóm chat phụ huynh. Anh mở ra xem và đứng hình mất vài giây khi thấy đứa trẻ đang ngủ ngon lành trong giờ học là con trai mình.
Cô giáo gửi kèm một tin nhắn: "Chào bố Hào Hào, không biết tối qua con trai anh có thức khuya chơi game không? Hôm nay, trong giờ học, cậu bé đã coi lớp như là nhà, hồn nhiên lăn ra ngủ. Cậu bé thức khuya, chắc cha mẹ không quan tâm nên không biết chuyện này. Anh có thể đưa con trai về nhà nếu con vẫn muốn ngủ!".
Thấy cô giáo nói như vậy, anh Trương không hài lòng, cảm thấy vô cùng bực bội. Hào Hào thức khuya không phải vì chơi game mà để chăm mẹ ốm. Tối hôm qua, mẹ Hào Hào sốt cao, anh phải đi mua đồ ăn, nấu nướng thay vợ. Cậu con trai hiếu thuận đã phụ cha, chăm sóc mẹ đến 12 giờ đêm. Hôm sau, cậu bé còn phải dậy sớm nên cơ thể mệt mỏi, tinh thần kiệt quệ.
Thấy con trai bị hiểu lầm, anh Trương đã trả lời trong nhóm: "Thưa cô, trước tiên tôi xin lỗi vì hành vi con ngủ gật trong lớp. Nhưng hôm qua, mẹ Hào Hào bị ốm, cháu vừa thức khuya chăm sóc mẹ vừa làm bài tập về nhà. Nhiều ngày liền, cháu ngủ rất muộn và phải thức dậy vào sáng sớm. Vì quá mệt mỏi nên cháu đã ngủ gục trong lớp, tôi sẽ nói chuyện với con vào tối nay".
Khi biết lý do Hào Hào ngủ gật, ai cũng nghẹn ngào xúc động.
Câu trả lời của bố Hào Hào khiến giáo viên cảm thấy xấu hổ. Ngay lập tức, cô giáo đã xin lỗi anh Trương vì hiểu nhầm đứa trẻ khi chưa tìm hiểu kỹ lý do. Trước lời giải thích hợp lý, cô giáo dành lời khen ngợi đến Hào Hào trong nhóm phụ huynh.
Trong vấn đề này, thái độ của giáo viên có phần sai lầm. Trước mọi vấn đề của học sinh, giáo viên cần cẩn trọng xử lý tình huống.
1. Tìm hiểu kỹ lý do học sinh mắc lỗi
Khi trẻ mắc lỗi, trước tiên nên tìm hiểu nguyên nhân thay vì đổ lỗi bừa cho trẻ. Đôi khi, trẻ không tránh khỏi những sai lầm, có thể mắc lỗi vì ham chơi hoặc vì một số lý do khác. Như trong câu chuyện trên, giáo viên nên hỏi rõ lý do tại sao Hào Hào ngủ gật trong lớp. Khi đã biết được lý do sẽ có cách giáo dục trẻ phù hợp.
Phương pháp này khiến học sinh cảm thấy đỡ lo sợ, hoang mang. Nếu trẻ mắc lỗi, cô giáo liên tục mắng mỏ, đánh đòn sẽ ảnh hưởng không tốt đến thể chất và tinh thần. Học sinh cũng vì điều này mà cảm thấy chán ghét, sợ hãi cô giáo.
Cần tìm hiểu kỹ lý do khiến trẻ phạm phải sai lầm.
2. Hãy trao đổi đúng nội dung trong nhóm phụ huynh
Mục đích của nhóm là để giáo viên và phụ huynh trao đổi tình hình học tập của con, giao bài tập về nhà, đưa ra thông báo của trường lớp. Chứ đây không phải là nơi "kể tội" học sinh. Khi trẻ mắc lỗi, giáo viên cần tế nhị nhắn tin riêng với cha mẹ các em, tránh việc phê bình trực tiếp trên nhóm. Việc chỉ ra lỗi sai của trẻ nơi đông người khiến không chỉ cha mẹ xấu hổ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.
Việc nuôi dạy những đứa trẻ không bao giờ là dễ dàng. Mọi vấn đề của trẻ cần được theo dõi, quan tâm kỹ lưỡng và có phương pháp giải quyết hợp lý.
Bài thi Ngữ văn có chữ viết quá xấu đố ai đọc được khiến giám thị phải buông tay phê 2 câu, xem mà đồng cảm Đố ai đọc được toàn bộ bài thi này viết gì, xin bái phục! Hồi nhỏ khi vừa vào lớp 1, ai cũng được cô giáo luyện cho chữ viết thật nắn nót, đẹp đẽ, ấy vậy mà theo thời gian nét chữ của nhiều người trở nên xiêu vẹo hẳn đi. Sương sương thì chỉ lệch khỏi dòng, hỏi hàng, còn nặng...