Đề xuất giao VEC nghiên cứu mở rộng đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án mở rộng đoạn cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành.
Theo đó, Bộ đã thống nhất với đề nghị của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong việc kiến nghị Thủ tướng xem xét giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng đoạn cao tốc này.
Theo phương án được Bộ GTVT lựa chọn, VEC sẽ tự huy động vốn để thực hiện đầu tư mở rộng, tổ chức vận hành, khai thác và thu phí toàn bộ tuyến đường để hoàn vốn. Thủ tục đầu tư dự án sẽ theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Bộ GTVT, phương án này có ưu điểm là tiến độ triển khai thuận lợi và dự kiến đầu năm 2026 hoàn thành, kịp với tiến độ sân bay Long Thành.
Ngoài phương án được lựa chọn, trong quá trình nghiên cứu, Bộ GTVT đã chỉ đạo VEC tính toán thêm 3 phương án đầu tư khác, gồm đầu tư công; đầu tư PPP, loại hợp đồng BOT; nhượng quyền đầu tư, khai thác theo quy định của Luật Quản lý tài sản công (hay đầu tư theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT có sự tham gia góp vốn của Nhà nước bằng tài sản theo Luật PPP).
Video đang HOT
Tuy nhiên, phương án đầu tư công được đánh giá là tạo áp lực lên ngân sách nhà nước vốn rất căng thẳng trong giai đoạn hiện nay do đang phải dồn nguồn lực để thực hiện các dự án đường bộ cao tốc như cao tốc Bắc – Nam phía Đông và một số dự án cao tốc, dự án quan trọng quốc gia khác.
Bộ GTVT không thể cân đối vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư Dự án như đề xuất. Trường hợp sử dụng vốn vay ODA , vốn vay ưu đãi, thì tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến sử dụng vốn vay nước ngoài, dự kiến cuối năm 2027 mới có thể hoàn thành.
Trong khi đó, việc triển khai theo phương thức PPP loại hợp đồng BOT vẫn sẽ phải bố trí vốn ngân sách nhà nước để tham gia Dự án, trong khi Bộ GTVT không cân đối được vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Ngoài ra, phương án này rất khó tách bạch doanh thu (không thể phân chia doanh thu theo làn xe), chi phí bảo trì và trách nhiệm quản lý, vận hành đường cao tốc (như hệ thống nút giao, hệ thống chiếu sáng, hệ thống giao thông thông minh…) giữa nhà đầu tư và VEC (dẫn đến xung đột lợi ích). Tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư.
Đối với phương án nhượng quyền đầu tư, tuy có ưu điểm là thu hút được nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, nhưng tiến độ triển khai chậm do thực hiện các thủ tục liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến đầu năm 2028 mới có thể hoàn thành. Đó là chưa kể, pháp luật hiện hành chưa có quy định rõ Bộ Giao thông vận tải hay VEC có thẩm quyền tổ chức nhượng quyền.
Sớm khắc phục hư hỏng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa có văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khẩn trương khắc phục các hư hỏng trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ voi"
Theo rà soát của Cục Đường bộ Việt Nam, đoạn tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang xuất hiện nhiều hư hỏng như: Hàng rào bảo vệ bị phá bỏ, hàng rào tôn hộ lan bị tháo dỡ hình thành các lối đi tự phát; một số vị trí mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe, rạn nứt, trồi lún... Bên cạnh đó, các đoạn tuyến đi qua các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai cũng dần xuất hiện các vị trí "ổ gà, ổ voi".
Nhiều điêm trên tuyến xuất hiện tình trạng nứt và lún, gây biên dạng kêt câu.
Tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều, nhất là các vị trí từ Km83 - Km84, Km138 - Km149, Km161 - Km169... tạo thành những máng rộng từ 50 - 60 cm, sâu khoảng 5cm. Nhiều lái xe cho biết, mặt đường xuống cấp nhiều, không tương xứng với mức phí bỏ ra, thậm chí tiềm ần nguy cơ mất an toàn, tai nạn, nhất là về ban đêm.
Nguyên nhân khiến tuyến cao tốc này xuống cấp được xác định là do lưu lượng phương tiện trên tuyến đường tăng nhanh với nhiều xe có tải trọng lớn, đặc biệt là xe tải, container với mật độ cao. Đại diện Ban điều hành cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, thời gian gần đây, hàng trăm phương tiện có dấu hiệu quá tải không chấp hành kiểm tra tải trọng, không lấy thẻ cước phí đầu vào, cố tình vượt qua trạm soát vé gây mất an ninh trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt làm hư hại chất lượng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Được đưa vào khai thác từ năm 2014, sau 8 năm vận hành, nhiều đoạn tuyến đã xuống cấp, nếu không được sửa chữa sớm, tình trạng hư hỏng sẽ lan rộng và khó bảo trì. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác duy tu, bảo trì tuyến cao tốc này vẫn chưa được thực hiện trong khi việc thu phí tại đây vẫn diễn ra.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245 km, đi qua 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. Đây cũng là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất, dài nhất Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư (giai đoạn I) là 1.464 triệu USD
Yêu cầu VEC khẩn trương sửa chữa
Trước thực tế trên, Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu VEC khẩn trương sửa chữa, khắc phục các hư hỏng mặt đường, hàng rào, vệ sinh hệ thống báo hiệu; kiểm tra phát hiện kịp thời các phương tiện dừng đỗ sai quy định, thông báo tới lực lượng cảnh sát giao thông để xử lý trường hợp lái xe cố tình vi phạm.
Khu Quản lý đường bộ I có trách nhiệm hướng dẫn VEC quản lý, bảo trì, tổ chức giao thông trên tuyến; định kỳ, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc VEC khắc phục các tồn tại, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
Qua tìm hiểu, VEC là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Đường bộ Việt Nam không trực tiếp quản lý, chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với các tuyến đường của VEC. Việc tuần tra, xử lý vi phạm an toàn giao thông trên tuyến do Cục Cảnh sát giao thông phụ trách. Ban An toàn giao thông tỉnh Vĩnh Phúc thông báo các tồn tại về an toàn giao thông cho lực lượng cảnh sát giao thông triển khai.
Trước đó, Bộ GTVT cũng có văn bản yêu cầu VEC nâng cao trách nhiệm trong khắc phục sửa chữa hạ tầng giao thông trên các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý bảo trì. Bộ GTVT cũng đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở, song, việc sửa chữa hư hỏng chưa được VEC thực hiện kịp thời, chưa đảm bảo chất lượng khai thác tại một số vị trí trên tuyến cao tốc. Vì vậy, việc sớm kiểm tra, rà soát, sửa chữa tất cả các điểm phát sinh hư hỏng trên tuyến cao tốc này sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông cho lái xe và phương tiện.
Còn theo đại diện VEC, sau hơn 8 năm cao tốc Nội Bài - Lào Cai đưa vào sử dụng, mặc dù được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, nhưng với việc hàng ngày tiếp nhận số lượng lớn phương tiện có tải trọng lớn, đã và đang dẫn đến một số hạng mục, khiến mặt đường bị đã xuống cấp, hư hỏng. Việc sửa chữa lớn mặt đường trên toàn tuyến là nhu cầu cấp bách, VEC đang cân đối các khoản chi phí, đầu tư bảo trì để triển khai.
Hoàn thành sửa chữa cao tốc Nội Bài - Lào Cai trước Tết dương lịch Liên quan đến tiến độ sửa chữa hằn lún, hư hỏng trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 2/11, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, nhà thầu trúng thầu gói thầu số 2 sửa chữa hư hỏng mặt đường từ Km48 088...