Đề xuất giao Bộ GTVT triển khai Dự án PPP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu muốn Bộ GTVT thực hiện vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án PPP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ giảm tải cho Quốc lộ 51, tạo liên kết nhanh về giao thông của các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu với Tp.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có tờ trình số 186/TTr – UBND gửi Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số nội dung tại tờ trình số 174/TTr – UBND ngày 20/10/2020 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo hình thức BOT.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và giao Bộ GTVT là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng Dự án. Lãnh đạo tỉnh này cũng đề xuất người đứng đầu Chính phủ cân đối nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 để tổ chức thực hiện Dự án.
Giải thích lý do của đề xuất này, ông Nguyễn Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu theo hình thức BOT thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT, đi qua địa bàn 2 tỉnh với diện tích đất thu hồi, tái định cư lớn nên việc phối hợp thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và dự báo sẽ kéo dài. Hơn nữa, việc tổ chức thực hiện các dự án PPP, loại hợp đồng BOT quy mô lớn như Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đòi hỏi phải có bộ máy quản lý có kinh nghiệm và chỉ đạo thống nhất.
Bên cạnh đó, phần vốn hỗ trợ của Nhà nước tại Dự án xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu lên tới 6.670 tỷ đồng vượt quá khả năng cân đối ngân sách của 2 tỉnh. Đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các dự án trọng điểm đang triển khai của 2 địa phương.
Video đang HOT
Trước đó, tại Tờ trình số 174/TTr – UBND, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án PPP đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn I.
Tuyến đường thuộc phạm vi Dự án giai đoạn I có chiều dài 53,7 km với điểm đầu kết nối tuyến tránh Quốc lộ 1 qua Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao với đường vành đai Tp. Bà Rịa (Quốc lộ 56), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó đoạn tuyến nằm trên địa phận tỉnh Đồng Nai là 34,2 km và trên địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 19,5 km.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư Dự án giai đoạn I theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, trong đó đoạn Biên Hòa – Long Thành có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường từ 24,75 m – 27 m; đoạn Long Thành – Tân Hiệp (nút giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m – 34,5 m; đoạn Tân Hiệp – Phú Mỹ (nút giao với đoạn nhánh nối ra cảng Cái Mép – Thị Vải) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 m – 34,5 m; đoạn Phú Mỹ – nút giao Quốc lộ 56 có quy mô 4 làn xe cao tốc, chiều rộng nền đường từ 24,75 – 27 m. Dự án dự kiến xây dựng 7 nút giao liên thông; 13 cầu vượt dòng chảy; 4 cầu vượt đường ngang và 19 đường ngang vượt cao tốc.
Theo tính toán sơ bộ, Dự án có tổng mức đầu tư là 19.012 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 9.115 tỷ đồng; chi phí GPMB là 5.985 tỷ đồng…
Về phương án tài chính Dự án, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 6.770 tỷ đồng, bao gồm chi phí GPMB toàn tuyến và một phần chi phí xây lắp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; phần còn lại sẽ do Nhà đầu tư huy động từ nguồn vốn tự có và vốn tín dụng. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép thu phí hoàn vốn trong thời gian dự kiến 24 năm 6 tháng.
Trong trường hợp được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, Dự án sẽ bắt đầu các thủ tục lựa chọn nhà đầu tư từ quý IV/2021 đến quý I/2022; triển khai xây dựng công trình từ quý I/2023 và hoàn thành sau 36 tháng thi công.
Vì sao cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh giảm hơn 26.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư?
Việc dư luận so sánh tổng mức đầu tư của dự án theo quy hoạch với dự án đã được phân kỳ đầu tư, giảm chiều dài, mặt cắt ngang là khập khiễng.
Tổng mức đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giảm hơn 26.000 tỷ đồng do dự án đã được nghiên cứu phân kỳ đầu tư, chiều dài dự án giảm, quy mô mặt cắt ngang giảm so với quy hoạch ban đầu của Bộ GTVT (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1212 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.
Theo quyết định phê duyệt, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài khoảng 115 km, quy mô 4 làn xe, được thiết kế tốc độ 80 km/h, tổng mức đầu tư khoảng 20.939 tỷ đồng. Dự án triển khai qua hai giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2020 - 2024 và giai đoạn 2 của dự án được thực hiện sau năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án với nhà đầu tư. Trước đó, từ cuối năm 2018, Tập đoàn Đèo Cả được tỉnh Cao Bằng mời tham gia nghiên cứu, tìm hiểu dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh theo hình thức PPP.
Sau khi thông tin này được đăng tải, trên một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội bày tỏ hoài nghi về công tác lập tổng mức đầu tư được Bộ GTVT nghiên cứu trong quy hoạch trước đây lên tới 47.520 tỷ đồng, đến nay đơn vị tư nhân vào nghiên cứu, tổng mức đầu tư dự án giảm xuống chỉ còn 20.939 tỷ đồng, giảm hơn 26.500 tỷ đồng.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hữu Dũng - Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng A2Z cho biết, nếu với tổng mức đầu tư của dự án lên tới hơn 47.500 tỷ đồng sẽ không đảm bảo khả năng hoàn vốn của dự án khi thực hiện bằng hình thức BOT, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần rà soát và nghiên cứu lại.
Do đó, để phát huy hiệu quả kết nối khu kinh tế cửa khẩu của hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Tư vấn A2Z đã đề xuất điều chỉnh hướng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh kết nối vào tuyến đường nối cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Tập đoàn Đèo Cả đang đầu tư) đi cửa khẩu Tân Thanh. Khi đó, tổng chiều dài tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh rút ngắn xuống còn 115km (giảm 29km so với quy hoạch ban đầu).
Đồng thời, kết hợp với việc áp dụng công nghệ thi công hầm xuyên núi (do các nhà thầu Việt Nam hiện nay đã làm chủ được công nghệ NATM) để tiết giảm chi phí đầu tư của dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.
Theo đề xuất nghiên cứu của đơn vị tư vấn, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh dài 115km được thiết kế với quy mô tương tự các dự án cao tốc Bắc - Nam, bao gồm 4 làn xe cơ giới, nền đường rộng 17m, tốc độ thiết 80km/h; trên tuyến xây dựng 18 cầu, 6 hầm đường bộ (dài 2.550m), 21 hầm giao thông dân sinh,... tổng mức đầu tư dự án khoảng 20.939 tỷ đồng, giảm hơn 26.000 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư theo quy hoạch.
Ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết, TEDI là cơ quan được Bộ GTVT giao chủ trì nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo ông Sơn, trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 326 ngày 1/3/2016, tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài 144km, mặt cắt ngang là 22m và tiến trình đầu tư sau năm 2030 với tổng mức đầu tư khoảng 47.520 tỷ đồng.
"Việc dư luận so sánh tổng mức đầu tư của dự án theo quy hoạch với dự án đã được phân kỳ đầu tư, giảm quy mô mặt cắt ngang từ 22m xuống 17m, chiều dài tuyến giảm từ 144km xuống 115km là khập khiễng vì không cùng hệ tham chiếu nên không thể so sánh được", ông Sơn chia sẻ.
Chậm nhất đến 31.12.2020 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 19/2020/QĐ-TTg quy định về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng (ETC). Chậm nhất đến 31.12.2020 phải triển khai xong thu phí không dừng Quyết định này thay thế Quyết định 07/2017 về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức...