Đề xuất giảm tiền điện và nhiều khoản phí cho doanh nghiệp thuỷ sản
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư góp ý Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
Chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu tại Công ty TNHH Thông Thuận (Ninh Thuận). Ảnh minh họa: TTXVN
Theo đó, hiệp hội đề xuất giảm 30% tiền điện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản giai đoạn 6 tháng cuối năm 2021 cũng như nhiều loại phí khác đến giữa năm 2022 để hỗ trợ phục hồi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.
Theo VASEP, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đóng vai trò chủ đạo, thúc đẩy và không tách rời với sản xuất của cả chuỗi thủy sản bao gồm lực nông dân nuôi trồng và ngư dân khai thác biển. Một doanh nghiệp chế biến thủy sản bao gồm rất nhiều công đoạn sử dụng điện để chế biến – cấp đông – kho bảo quản, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn đầu tư cả khâu nuôi trồng để hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, ngành thủy sản Việt Nam khẳng định được vị thế hiện nay nhờ vào sự đầu tư lớn của các doanh nghiệp cả khu vực chế biến lẫn nuôi trồng thủy sản để được cấp các chứng nhận quốc tế về phát triển thủy sản bền vững trong tất cả khâu như tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, BAP…
Bên cạnh lĩnh vực chế biến, đại dịch COVID-19 đã làm nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng nề nên cần được hỗ trợ để duy trì, tái đầu tư… làm nền tảng giữ vững vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Mục tiêu của Dự thảo Nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID -19 là “khôi phục trong thời gian sớm nhất” đã thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ. Tuy nhiên, với một số ngành hàng còn điểm chung chung và chưa đủ.
Video đang HOT
Điển hình, với ngành thủy sản nếu không khôi phục trong tháng 9/2021 sẽ làm gãy đỗ chuỗi cung ứng và không còn hoặc còn rất ít cơ hội để phục hồi. Nếu chỉ hỗ trợ cho “kho bảo quản” thủy sản như trong bản dự thảo hiện nay thì chưa đủ để có thể tạo ra tác động mang tính hỗ trợ duy trì và phục hồi cho các doanh nghiệp.
Vậy nên, việc hỗ trợ giảm 30% tiền điện cho tất cả doanh nghiệp từ khâu nuôi trồng – chế biến – cấp đông – bảo quản là giải pháp cần thiết, tạo động lực cho việc phục hồi của cả chuỗi sản xuất, xuất khẩu thủy sản.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy sản cũng kiến nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chi trả lương cho người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội khi phải đi cách ly hoặc dừng sản xuất theo quy định chống dịch trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Việc này sẽ giảm được một phần gánh nặng chi trả lương cho doanh nghiệp vốn đang phải gánh rất nhiều chi phí và áp lực do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Doanh nghiệp cũng đề nghị giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% quỹ lương xuống tối đa 1%, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ “doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19″.
Liên quan đến vấn đề dịch vụ hậu cần (logistics), VASEP đề nghị Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng tạm dừng việc thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biến từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022; điều chỉnh giảm ít nhất 30% các mức phí đang áp dụng. Cùng với đó, đề nghị các cảng biển giảm ít nhất 50% các phí dịch vụ tại cảng (phí nâng hạ container, phí bốc dỡ, lưu kho, cắm điện,..) từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022.
Về các chi phí sản xuất, đề nghị giảm ít nhất 50% phí hạ tầng của các khu công nghiệp từ tháng 8/2021 đến hết tháng 6/2022 nhằm giúp doanh nghiệp có thêm trợ lực để sớm phục hồi sản xuất, xuất khẩu trong và sau dịch.
Dòng tiền của nhà đầu tư trở nên chọn lọc hơn
Độ rộng thị trường tuy kém nhưng dòng tiền có sự chọn lọc ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thủy sản, hoặc nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.
Hình ảnh nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: TL.
Dòng tiền của nhà đầu tư trở nên chọn lọc hơn
Số ca nhiễm mới COVID-19 liên tục gia tăng và các tỉnh thành tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội. Điều này đã có những tác động đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Kết thúc phiên giao dịch 18/8, chỉ số VN-Index giảm 2,15 điểm còn 1.360,94 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 4,58 điểm còn 1.489,54 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 172 mã tăng/197 mã giảm, ở rổ VN30 có 11 mã tăng, 16 mã giảm và 3 mã giữ tham chiếu. Trong khi nhóm midcap giảm nhẹ 0,03% thì nhóm smallcap tăng 0,08%.
Đối với từng nhóm cổ phiếu riêng biệt, sự tăng giảm của các cổ phiếu đều có những "câu chuyện riêng". Cụ thể, nhóm cổ phiếu ngành thủy sản bứt phá mạnh khi Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh từ giữa quý III sang quý IV và sau khi dịch bệnh được kiểm soát giá tôm nguyên liệu sẽ phục hồi.
Cổ phiếu ngành dệt may lại có những diễn biến tiêu cực khi Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), giãn cách xã hội kéo dài làm gián đoạn chuỗi cung ứng do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo sản xuất. Hay ở chiều tích cực, nhóm cổ phiếu ngành cảng biển như DVP, ILB duy trì được sắc xanh trong bối cảnh thị trường giảm điểm khi Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sản lượng hàng hóa container qua hệ thống cảng biển Việt Nam trong 8 tháng, ước đạt gần 16,8 triệu TEUs, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán MB (MBS), thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh sang phiên thứ 2 liên tiếp với cùng kịch bản bán ở cuối phiên và được cộng hưởng từ lượng bán ròng của khối ngoại ở các mã trụ. Độ rộng thị trường tuy kém nhưng dòng tiền có sự chọn lọc ở nhóm cổ phiếu chứng khoán, thủy sản, hoặc nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công.
Về kỹ thuật, MBS cho rằng chỉ số VN-Index vẫn dao động nhỏ trong vùng 1.348 - 1.380 điểm đã kéo dài 7 phiên vừa qua, thanh khoản đang trong xu hướng giảm cũng cho thấy áp lực bán không lớn. Do vậy nhà đầu tư có thể tận dụng các nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục.
Còn theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), sau nhịp tăng điểm trong trạng thái giằng co, VN-Index trải qua nhịp lao dốc mạnh vào cuối phiên trước khi hồi phục và lấy lại 1 phần điểm số đã mất.
KBSV cho rằng mặc dù cơ hội mở rộng thêm nhịp hồi phục đang tiếp tục được duy trì nhưng chỉ số vẫn chưa vượt qua được ngưỡng cản then chốt quanh 1.390 điểm để củng cố cho khả năng vượt đỉnh. Theo góc nhìn của KBSV, nếu thị trường không sớm lấy lại xung lực tăng trong phiên tới, VN-Index sẽ đối mặt với rủi ro điều chỉnh rõ nét hơn khi đánh mất vùng hỗ trợ gần tại 1.350-1.355 điểm.
Theo đó, KBSV khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trạng thái trung hạn tương ứng với khả năng vượt đỉnh thành công, tạm đóng các vị thế ngắn hạn còn lại trong danh mục khi chỉ số tiếp cận vùng cản 1.390 điểm.
Linh hoạt các giải pháp hỗ trợ phục hồi sau '3 tại chỗ' Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam; trong đó, có khu vực Đông bằng sông Cửu Long khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Chế biến sản phẩm cá ngừ đại dương xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Bá Hải. Ảnh minh họa: Vũ...