Đề xuất giảm phí bảo trì đường bộ cho 800.000 phương tiện
Bộ Giao thông – Vận tải vừa đề xuất Bộ Tài chính miễn, giảm phí bảo trì đường bộ cho các phương tiện vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đối tượng đề xuất giảm là những đơn vị có phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được Sở Giao thông – Vận tải địa phương cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
Vận tải hành khách chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Ảnh: Tuấn Lương
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện tổng số lượng phương tiện đã được cấp phù hiệu, biển hiệu là hơn 800.000 phương tiện. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tác động qua từng giai đoạn nên Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất giảm mức phí bảo trì đường bộ các tháng 3, 4, 5 và 6 của năm 2020.
Theo Bộ Giao thông – Vận tải, do dịch Covid-19, vận tải hành khách đường bộ thiệt hại nhiều nhất. Doanh thu của các doanh nghiệp vận tải hành khách giảm 75% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, số lượng phương tiện hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng giảm từ 30-40% so với trước khi xảy ra dịch. Tuy nhiên, sản lượng vận tải hàng hóa giảm không đáng kể, chỉ giảm 4% so với cùng kỳ tháng 3-2019.
Về mức miễn, giảm, Bộ Giao thông – Vận tải cho rằng, do vận tải hàng hóa không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19 nên đề xuất giảm 10% phí bảo trì đường bộ trong tháng 3-2020. Đến tháng 4-2020, vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng lớn nên đề xuất giảm 25%. Tháng 5-2020, vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng không đáng kể nên đề xuất giảm 5% phí bảo trì đường bộ.
Tháng 3-2020, vận tải hành khách vẫn diễn ra bình thường, nhưng do tâm lý sợ lây nhiễm Covid-19 nên nhu cầu đi lại của người dân bị hạn chế. Vì vậy, Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất giảm 30% phí bảo trì đường bộ. Trong tháng 4-2020, toàn bộ hoạt động vận tải hành khách phải dừng hoạt động nên Bộ đề xuất giảm 100% phí bảo trì đường bộ.
Đến tháng 5-2020, vận tải hành khách đã được phép hoạt động bình thường, tuy nhiên tâm lý của người dân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên nhu cầu đi lại chưa tăng cao. Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất mức giảm cho tháng này là 50% phí bảo trì đường bộ.
Trong tháng 6-2020, Bộ đề xuất giảm 15% phí bảo trì đường bộ để hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được bình ổn hoạt động sản xuất và khắc phục khó khăn.
Từ ngày 4-5, xe buýt TPHCM hoạt động trở lại
Văn phòng UBND TPHCM cho biết, đồng chí Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP, đã chấp thuận phương án tổ chức hoạt động vận tải ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM.
Cụ thể, đối vối hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng taxi, xe hợp đồng, xe du lịch hoạt động trở lại bình thường. Đối với hoạt động xe buýt có trợ giá, Sở GTVT TPHCM rà soát và công bố từng tuyến cụ thể hoạt động trở lại từ ngày 4-5.
Dự kiến, 69 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại với tối đa 50% số chuyến theo biểu đồ ngày thường và 27 tuyến xe buýt còn lại tiếp tục tạm ngưng hoạt động. Từ ngày 11-5, 69 tuyến xe buýt có trợ giá hoạt động trở lại với số chuyến 80% số chuyến theo biểu đồ ngày thường và các tuyến còn lại hoạt động trở lại với số chuyến tối đa 50% so với số chuyến theo biểu đồ ngày thường.
Đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt không trợ giá và liên tỉnh liền kề, Sở GTVT TPHCM xem xét và phối hợp với các địa phương có liên quan để thống nhất công bố hoạt động trở lại theo phương án đề xuất của các doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến, đảm bảo phục vụ nhu cầu khách đi lại ổn định.
Đối với hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định hoạt động trở lại bình thường 100% số chuyến trong biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ thấp và tối đa đến 50% theo biểu đồ đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ.
Kiến nghị hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải hành khách Các tuyến xe khách cố định bắt đầu hoạt động trở lại nhưng phải áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. Các tuyến xe khách cố định bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 23/4, nhưng phải áp dụng nhiều biện pháp đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Theo đó, các...