Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo”
Sáng 30-11, Hội đồng Tư vấn kinh tế – xã hội, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo” trên địa bàn tỉnh.
Đại biểu phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, đề xuất một số giải pháp, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; định kỳ tổ chức tôn vinh, khen thưởng ở cấp viện, trường, các đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp tỉnh; tạo sự kết nối giữa các cơ sở khoa học và đào tạo nhân lực có trình độ cao với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng hội nhập và cạnh tranh quốc tế; phát triển mạnh các đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó, cần ban hành Thể lệ đánh giá, công nhận sáng kiến, ý tưởng mới và Quy chế làm việc của Hội đồng thẩm định sáng kiến, ý tưởng mới do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì; cần hình thành giải thưởng “Người Việt đoàn kết sáng tạo” cấp tỉnh…
Xóm đạo hiến hàng nghìn mét vuông "đất vàng" để mở đường
Để xây dựng nông thôn mới và khu dân cư kiểu mẫu, người dân xóm đạo ở thành phố Hà Tĩnh đã hiến gần 5.000m2 đất cho việc mở rộng đường.
Những năm trước, "cơn sốt" đất xuất hiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Thạch Hạ - xã ven đô của thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) cũng không ngoại lệ.
Video đang HOT
Thế nhưng, giữa lúc giá đất "sôi sùng sục", nhiều người dân của địa phương này vẫn cùng nhau đoàn kết, hiến đất mở đường nhằm xây dựng nông thôn mới.
Một người dân bên tuyến đường thôn Trung được mở rộng, nhựa hóa nhờ sự đồng lòng của bà con giáo dân (Ảnh: Dương Nguyên).
Thôn Trung (xã Thạch Hạ) có 117 hộ với 497 nhân khẩu. Ở đây, 100% người dân theo đạo Thiên Chúa. Ngày trước, đường vào thôn này chỉ rộng 2-3m, nắng bụi bặm, mưa lầy lội. Điều đó khiến địa phương này dù là thuộc thành phố nhưng gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.
Nhưng giờ đây, thôn Trung nói riêng và xã Thạch Hạ nói chung đã có bước thay đổi chóng mặt. Đường được nhựa hóa, bê tông hóa, mở rộng lên 5-7m, với những hàng cây xanh hai bên.
Ông Lê Đức Luận (56 tuổi), Trưởng thôn Trung, cho biết, phong trào hiến đất mở đường bắt đầu từ năm 2017 khi có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới và đặc biệt là xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Là gia đình giáo dân mở đầu cho phòng trào hiến đất của địa phương, ông Luận cho hay, gia đình ông đã hiến 200m2 đất ở và 500m2 đất nông nghiệp cho việc mở đường.
Ngoài ra, ông cũng cùng cán bộ địa phương đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động bà con. Ban đầu, nhiều hộ cũng ngần ngại vì đất đai lúc đó có giá trị. Nhưng qua thời gian, thấy đường của thôn được mở rộng, đẹp lên, họ đồng lòng cùng hàng xóm.
Ông Luận cùng vợ vui vẻ khi thấy quê hương ngày càng phát triển (Ảnh: Dương Nguyên).
"Bà con còn hiến cả nhiều ngày công để xây dựng đường. Trước đây, đường vào nhà chúng tôi chật hẹp, phải đi lên bờ ruộng hay bờ đê. Nhưng chỉ sau ít năm, đường được mở rộng, nhựa hóa khang trang, sạch sẽ, ô tô thoải mái đi vào tận nhà", ông Luận vui vẻ kể.
Sống tại thôn Trung, bà Nguyễn Thị Kính cho hay, thời điểm "sốt", đất ở địa phương có giá trị 2-3 triệu đồng/m2. Nhưng theo quan điểm của bà, mình là công dân của đất nước nên cần phải có trách nhiệm đóng góp cho xã hội. Vì thế, gia đình bà cũng hiến 120m2 đất.
"Xây dựng nông thôn mới cần chung sức, đồng lòng. Tôi và mọi người chấp nhận chịu thiệt để đóng góp cho xã hội, từ đó cũng mang lại lợi ích cho chính mình và con cháu mai sau", bà Kính nói.
Camera giám sát an ninh được lắp đặt trên các tuyến đường mở rộng ở thôn Trung (Ảnh: Dương Nguyên).
Đến nay, người dân thôn Trung đã hiến hơn 4.800m2 đất mở đường, trong đó một nửa diện tích được hiến là đất ở. Nhiều hộ gia đình hiến cả hàng trăm m2.
Nhờ vậy, toàn bộ tuyến đường thôn Trung được mở rộng, nhựa hóa, đường nội đồng được đổ bê tông. Thôn còn lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trên toàn tuyến, cũng từ nguồn xã hội hóa.
Kinh tế địa phương, đời sống người dân phát triển đồng đều. Thôn Trung nay trở thành khu dân cư kiểu mẫu và chỉ còn một hộ cần sự hỗ trợ của xã hội.
Ông Nguyễn Sông Hàn, Chủ tịch UBND xã Thạch Hạ cho biết, địa phương là vùng ven đô thành phố, giá đất cao. Trước đây, đời sống người dân còn khó khăn, việc hiến đất là rất khó. Nhưng nhờ công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt có sự đóng góp rất lớn của cán bộ chủ chốt ở các thôn, người dân đã tin tưởng và ủng hộ chính sách phát triển của địa phương.
"Xã chúng tôi có 60% là người Công giáo. Các xóm đạo thực hiện đóng góp cho nông thôn mới rất tốt, nhất là hiến đất, hiến hàng rào, đóng góp xã hội hóa để xây dựng các công trình phúc lợi trên địa bàn", ông Hàn tự hào nói.
Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam 4/10: Tháo gỡ 'điểm nghẽn' cho phát triển việc làm Trong xu thế hội nhập quốc tế cũng như sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu về kỹ năng lao động là rất quan trọng với mỗi quốc gia; nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng, hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ở nước...