Đề xuất giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh
Bộ Công Thương đề xuất giá điện sinh hoạt mới, trong đó mức giá điện ở bậc thấp nhất là 1.678 đồng và cao nhất 3.356 đồng/kWh.
Bộ Công Thương vừa lấy ý kiến các đơn vị liên quan về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo đề án được chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện. Theo đó, đề án giữ nguyên cơ cấu 4 nhóm khách hàng dùng điện gồm sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh và hành chính sự nghiệp và 5 khung giờ dùng điện cao điểm hiện tại. Việc bù chéo trong giá điện sẽ thay đổi mạnh, giảm bớt việc bù chéo giữa các hộ tiêu thụ điện có mức tiêu dùng khác nhau.
Theo đề án mới, giá điện sinh hoạt mới cao nhất hơn 3.300 đồng/kWh. (Ảnh: EVN)
Với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, theo phân tích của đơn vị tư vấn Công ty TNHH MTV Tư vấn và chuyển giao công nghệ Bách khoa – Trường đại học Bách khoa, phương án đồng giá (1 bậc) không áp dụng được trên thực tế nếu nhìn vào các mục tiêu định giá chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
Đề án đưa ra các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gồm 5 bậc:
Bậc 1: Áp dụng cho 100 kWh đầu tiên; giá điện mới là 1.753 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 1.678-1.734 đồng/kWh).
Bậc 2: Từ 101-200 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.014 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.014 đồng/kWh ).
Bậc 3: Từ 201-400 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.424 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.536 – 2.834 đồng/kWh).
Bậc 4: Từ 401-700 kWh; giá điện mới đề xuất là 2.871 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).
Bậc 5: Từ 701 kWh trở lên; giá điện mới đề xuất là 3.076 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).
Phương án này giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.
Video đang HOT
Các bậc từ 101-200 kWh và 201-300 kWh cũng được giữ nguyên trong khi giá điện cho các bậc từ 401-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.
Theo đề án, ưu điểm của phương án rút từ 6 bậc còn 5 bậc, nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ dưới 270 kWh/tháng tăng thêm bình quân khoảng 2,32% (mức tăng tối đa là 4,47%) so với tiền điện hiện hành. Các hộ có mức sử dụng từ 280 kWh đến 1.100 kWh có mức giảm tiền điện bình quân khoảng 2,47% (mức giảm tối đa là 4,82%). Các hộ có mức sử dụng từ 1.100 kWh trở lên có mức tăng tiền điện bình quân khoảng 3,87% (mức tăng tối đa là 4,63%).
Ngoài ra, số tiền ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội tăng 42 tỷ đồng/năm (tính theo số hộ nghèo, hộ chính sách xã hội năm 2020 là 1.546.540 hộ) do giá điện của bậc 1 được điều chỉnh tăng.
Trên cơ sở phân tích ý kiến của tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất 2 phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc.
Phương án 5 bậc được Bộ Công Thương thiết kế.
Phương án 1: Bộ Công Thương muốn giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ). Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 401-700 kWh và trên 700kWh.
Theo Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án này là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện. Nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Với phương án 2, Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc:
Bậc 1: cho 100 kWh đầu tiên.
Bậc 2: cho kWh từ 101-300.
Bậc 4: cho kWh từ 301-700.
Bậc 5: cho kWh từ 701 trở lên.
Cụ thể, giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100 kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ), ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần chênh lệch giảm doanh thu tiền điện được bù đắp từ hộ sử dụng điện từ 100-200 kWh; 301-400 kWh và trên 700kWh. Giá điện cho các bậc từ 101-700 kWh và từ 700 kWh trở lên được thiết kế nhằm bù trừ doanh thu cho các bậc thấp.
Theo Bộ Công Thương, phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806 kWh/tháng. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ thì tác động tăng tiền điện đối với các hộ có mức sử dụng từ 119-232 kWh/tháng là không lớn với mức tiền điện tăng thêm chỉ tối đa chỉ 12.100 đồng/tháng/hộ, tương ứng mức tăng tiền điện là 3,25%.
Bộ Công Thương cũng cho rằng phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.
Đề xuất EVN được tự quyết tăng giá điện: Càng thêm độc quyền?
Chuyên gia e ngại ngành điện vốn đã độc quyền, nay nếu lại được tự quyết tăng giá điện thì sự độc quyền càng tăng thêm.
Trả lời VTC News, Đại biểu Phạm Văn Hoà, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp nêu ý kiến: " Ngành điện vốn đã độc quyền rồi, nay nếu lại được tự quyết tăng giá điện bình quân thì sự độc quyền e rằng càng tăng thêm. Theo tôi, vấn đề này cần phải được cân đong, đo đếm, tính toán chi tiết, dựa trên tổng thể phát triển kinh tế xã hội chứ không chỉ cho riêng ngành điện, bởi ngành điện không đóng góp toàn bộ vào phát triển của nền kinh tế".
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, Việt Nam đang có thị trường bán buôn cạnh tranh, nhưng mới chỉ có một người mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nên vẫn chưa hình thành một thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Thị trường điện hiện có 4 khâu: sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ. Các phân khúc thị trường này tạo ra thị trường điện nói chung và mỗi phân khúc lại có 1 thị trường riêng. Hiện nay, dù thị trường sản xuất đang mở cửa cạnh tranh, nhưng EVN vẫn chiếm khoảng 2/3 thị trường.
Theo chuyên gia, chỉ có tạo ra thị trường cạnh tranh, thu hút được nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế thì các lĩnh vực kinh tế mới thành công, trong đó có ngành điện. Do đó, ngành điện không thể giữ mãi độc quyền. Việc cho EVN quyền tự quyết tăng giá bán điện bình quân nếu không được kiểm soát hiệu quả sẽ dễ làm tăng thêm sự độc quyền của tập đoàn này.
EVN đề xuất được điều chỉnh giá điện kịp thời khi thông số đầu vào tăng trên 1%. (Ảnh minh họa)
Chuyên gia kinh tế, PGS TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính), nhận xét, dự thảo cho phép EVN được chủ động quyết định tăng giá bán điện bình quân nếu thông số đầu vào tăng từ 1% đến dưới 5% là sự mở rộng thẩm quyền tương đối lớn đối với EVN.
" Với ngành kinh doanh độc quyền như ngành điện thì tăng giá 1% cũng cần cân nhắc, tránh trường hợp liên tục điều chỉnh. EVN là đơn vị đang sản xuất, kinh doanh điện nên nếu giao quyền tự quyết giá điện cho doanh nghiệp sẽ dễ làm nảy sinh tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi". Nhà nước vẫn phải định giá hoặc quy định giá trần nhưng theo cơ chế thị trường", ông Long nêu quan điểm.
Ông Lưu Trọng Văn, Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm Nhân Hoà (Hà Nội) thừa nhận việc tăng giá điện là hợp lý vì phù hợp với quy luật thị trường, khi mức giá bán lẻ điện bình quân vẫn được áp dụng theo mức từ năm 2019 đến nay.
Tuy nhiên, việc ngành điện đề xuất được tự quyết tăng giá bán lẻ điện bình quân trong trường hợp các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành là không phù hợp. Việc xác định chi phí đầu vào biến động tăng 1% là rất nhạy cảm vì dung sai nhỏ, nên nếu tăng trên 1% chi phí đầu vào đã cho tăng giá điện có thể khiến tần suất tăng giá điện thường xuyên hơn, gây nhiều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và người dân.
Ông Văn cũng cho rằng, nếu có đơn vị canh tranh thì việc ngành điện tự điều chỉnh giá bán lẻ là có thể hiểu được. Nhưng điện đang là ngành độc quyền nên việc họ muốn tự ý tăng giá bán điện là không hợp lý.
"Điện và nước là ngành liên quan đến an sinh xã hội nên phải được sự kiểm soát của Nhà nước chứ không phải là mặt hàng tự do buôn bán ngoài thị trường. Nếu không kiểm soát chặt thì rất dễ tăng thêm tính độc quyền cho ngành điện", ông Văn nêu quan điểm.
Đồng tình với ý kiến này, PGS- TS Định Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, câu chuyện thiếu công khai, minh bạch, không rõ ràng về giá điện từ lâu đã được đề cập. Ngoài ra, tính độc quyền của ngành điện xưa nay vốn không "được lòng" dư luận, rất nhiều ý kiến muốn Nhà nước phá thế độc quyền này. Do đó, cần cân nhắc việc trao quyền tự quyết điều chỉnh giá điện cho EVN, nếu không muốn bị người tiêu dùng phản đối.
"Việc EVN được tự điều chỉnh giá bán lẻ khi thông số đầu vào thay đổi 1% là yếu tố cần cân nhắc kỹ, bởi từ trước đến nay, nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như giá nhập là thông tin không được công bố rộng rãi. Vậy người dân sẽ so sánh ra sao để biết được EVN đang thua lỗ do giá đầu vào cao? Đối tượng chịu tác động chính là người tiêu dùng mà họ không được biết những thông tin đó thì họ sẽ không phục", ông Thịnh phân tích.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng câu chuyện giá điện luôn nhận được quan tâm của công luận bởi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và kinh doanh của doanh nghiệp.
" Hiện nay dư luận vẫn nói rằng EVN là doanh nghiệp độc quyền, không chịu cơ quan giám sát nào. Bộ Công Thương nên có một hội đồng độc lập để giúp giám sát và đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp liên quan đến điều chỉnh giá điện và hoạt động kinh doanh của ngành điện. Đây cũng là một yêu cầu rất lành mạnh giúp EVN phát triển và nhận được sự ủng hộ của người dân", ông Doanh nói.
" Tôi nghĩ cần có lộ trình, không nên quyết định ngay một cách hành chính. Nên có bước chuẩn bị về tâm lý để người dân, doanh nghiệp có thể chấp nhận được, các ngành sản xuất chủ động tính toán chi phí đầu vào cũng như có thời gian kịp đổi mới công nghệ. Đồng thời nên tham khảo rộng rãi ý kiến công luận vì giá điện có thể tác động mạnh mẽ đến sản xuất, tiêu dùng của người dân. Điều chỉnh như thế nào để phù hợp doanh nghiệp người dân trong tình hình hiện nay là một vấn đề cần xem xét cẩn thận", ông Doanh nói thêm.
Theo dự thảo được Bộ Công Thương xây dựng, khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
So với Quyết định số 24/2017 của Thủ tướng, đây là điểm mới đáng chú ý vì trước đây giá bán lẻ điện bình quân chỉ được điều chỉnh tăng khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 3% trở lên.
Tương tự, khi các thông số đầu vào trên biến động làm giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá bán lẻ điện bình quân cũng được điều chỉnh giảm ở mức tương ứng nhưng không thấp hơn mức giá tối thiểu của khung giá. Cùng đó, EVN điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Đáng chú ý, trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 1% đến dưới 5% so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng và tăng giá bán lẻ điện cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện theo quy định hiện hành về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện.
Bộ Công Thương lý giải về đề xuất tiếp tục phát triển gần 2.430 MW điện mặt trời Theo báo cáo số 3787/BCT-ĐL của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ này đã đề xuất tiếp tục phát triển gần 2.430 MW điện mặt trời đến năm 2030 và lý giải xung quanh nội dung này. Ảnh minh họa: TTXVN. Theo Bộ Công Thương, với dự án chưa đưa vào vận hành, có 51 dự án/một phần dự án...