Đề xuất ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can
Để chống bức cung, nhục hình, VKSND Tối cao đề xuất trong quá trình điều tra bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can.
Ngày 30/3, tại phiên họp thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu Thể cho biết, Bộ Luật Tố tụng hình sự (2003) sau hơn 10 năm thi hành đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập. Đặc biệt, một số quyền quan trọng đảm bảo cho người bị bắt, tạm giữ, bị cáo còn thiếu nên cần ban hành Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi.
Theo ông Thể, Dự thảo Bộ Luật Tố tụng hình sự sửa đổi có 483 điều với 9 phần 38 chương. So với bộ luật hiện hành, dự thảo tăng thêm 137 điều, trong đó bổ sung 166, sửa đổi 290, giữ nguyên 27 và bãi bỏ 19 điều.
Một trong những quy định của dự thảo nhận được nhiều ý kiến tranh luận nhất tại phiên thẩm tra, là đề xuất bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình trong khi hỏi cung bị can. Tài liệu này có thể được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết (Điều 174). Theo cơ quan soạn thảo, đây là quy định thiết thực nhằm chống bức cung, nhục hình, mớm cung, giảm oan sai trong hoạt động tố tụng.
Ảnh minh họa từ internet
Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đa số ý kiến của nhóm nghiên cứu cho rằng quy định này áp dụng trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi. Nên chỉ cần làm trong trường hợp cần thiết như bị can kêu oan ngay từ đầu, bị can tố cáo bị bức cung, nhục hình hoặc bị can bị điều tra về tội có hình phạt chung thân hoặc tử hình.
Liên quan đến đề xuất, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhìn nhận các vụ oan sai không chiếm tỷ lệ lớn, song hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo ông Chung, quy trình hỏi cung có bản tường trình; người hỏi cung, ghi lời khai đều yêu cầu bị can đọc lại, công nhận là đúng; có luật sư ngồi bên cạnh và toàn bộ quá trình điều tra đều được VKS giám sát chặt chẽ. “Đó là những chế tài đảm bảo tính minh bạch và nghiêm túc”, ông Chung đánh giá.
Người đứng đầu Công an TP Hà Nội cũng cho rằng, hiện các nhà tạm giam, tạm giữ đều có lắp camera theo dõi. Dù không yêu cầu nhưng điều tra viên vẫn ghi âm và ghi hình, đặc biệt là những vụ án phạm tội có tổ chức hoặc có dấu hiệu thay đổi, phản cung liên tục. “Thậm chí các điều tra viên đều ghi vào biên bản hỏi cung là hôm nay có ghi âm, ghi hình. Sau khi ghi âm xong còn cho bị can nghe, hỏi lại có đúng không. Các tài liệu này được niêm phong lại để sau này công khai nếu cần thiết”, ông Chung nói.
Video đang HOT
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương lại cho rằng đây là một xu hướng hiện đại, tiến bộ, cần triển khai. Nhưng nếu đã quy định thì nên kết hợp cả ghi âm và ghi hình. Tuy nhiên, ông quan ngại, trước mắt khó có thể làm được đồng bộ vì đầu tư phương tiện kỹ thuật cho hàng trăm cơ sở tạm giam, tạm giữ là rất khó khăn.
Đồng quan điểm, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn kiến nghị nên trang bị cho tất cả các cơ quan tố tụng có thiết bị ghi âm ghi hình để đảm bảo sự minh bạch.
Về căn cứ và thời hạn tạm giam (Điều 93 và 169), VKSND Tối cao đề xuất chỉ áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định nghi can đó cản trở điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục phạm tội; bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng nhằm khắc phục việc lạm dụng tạm giam.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng cho rằng cần giảm thời hạn tạm giam đối với tội nghiêm trọng và tột rất nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn một lần thay vì hai lần như hiện nay. Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, Viện đề xuất quy định chỉ cho phép gia hạn hai lần, thay vì ba lần như hiện nay.
Nêu quan điểm, đa số các đại biểu cho rằng, căn cứ tạm giam như trên là không phù hợp vì thực tiễn chỉ vướng mắc đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng.
Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, hiện nhiều trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng cũng bị bắt tạm giam là bởi “tâm lý chung” của cơ quan điều tra, VKS, tòa án đều sợ những người sống lang thang, từ tỉnh lẻ tới không có nơi ở ổn định, khi cần triệu tập thì không thể tìm. “Tôi đồng tình với việc không bắt tạm giam đối tượng phạm tội ít nghiêm trọng, song cũng phải lường trước những khó khăn mà các cơ quan tố tụng sẽ gặp phải”, ông Sơn nói.
Về vấn đề này, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tán thành với người phạm tội lần đầu, tội phạm ít nghiêm trọng, chứng cứ, tội phạm đã rõ, khắc phục được hậu quả… thì nên áp dụng biện pháp chế tài như đặt tiền.
“Còn với tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức mà sau này chắc chắn lĩnh án giam mà lại bảo ra hạn tạm giam chỉ có hai lần. Điều tra đến lần thứ ba chẳng lẽ lại thả tội phạm ra à?”, ông Chung băn khoăn.
Một số đề xuất khác như quyền của người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình, hoặc buộc phải nhận có tội; về mở rộng trường hợp bắt buộc phải mời người bào chữa… cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Trong đó, đề xuất quy định mở rộng trường hợp bắt buộc phải mời người bào chữa cho người phạm tội có mức án từ 12 năm tù trở lên, thay cho mức án chung thân hay cao nhất, vấp phải quan ngại bởi lực lượng luật sư hiện hành không thể đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Ngày mai, Ủy ban Tư pháp tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Bộ Luật này sau đó sẽ nghe trình về Dự thảo Bộ Luật Hình sự.
Theo_Hà Nội Mới
Hủy án 12 năm tù vì chưa làm rõ chứng cứ đã kết tội bị cáo
Nhận định cấp sơ thẩm đã thiếu sót nghiêm trọng khi chưa tiến hành giám định chuyên môn về chữ viết, chữ ký của bị cáo và người bị hại - một chứng cứ quan trọng trong vụ án. Từ đó, tòa chấp nhận một phần đơn kháng cáo của bị cáo, tuyên hủy toàn bộ bản án 12 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên để điều tra lại từ đầu.
Ngày 16/3, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" do bị cáo Phạm Minh Hùng (SN 1966, Long An) thực hiện.
Vay tiền rồi bỏ trốn?
Theo bản án sơ thẩm, tháng 10/2011, Phạm Minh Hùng cùng con trai là Phạm Minh Cường đứng lên thuê kho và thành lập công ty để kinh doanh lương thực, trụ sở tại ấp Tân Lập A, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Đầu năm 2012, công ty trên bổ sung ông Nguyễn Văn Gan (SN 1973, Đồng Tháp) vào giữ chức vụ giám đốc, chịu trách nhiệm lo vốn kinh doanh.
Bị cáo sau phiên tòa.
Quá trình hoạt động, Hùng không hùn vốn với công ty mà chỉ làm môi giới mua bán lúa gạo tại kho. Qua trao đổi, Hùng đặt vấn đề nhờ ông Gan tìm người giới thiệu cho Hùng vay tiền làm vốn kinh doanh. Từ đó, ông Gan giới thiệu Hùng gặp vợ chồng ông Nguyễn Thanh Bình và bà Trần Thị Yến (ngụ xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để vay tiền.
Thấy Hùng thường xuyên có mặt tại kho gạo lại được ông Gan giới thiệu nên vợ chồng ông Bình đồng ý. Sau vài lần trả gốc và lãi sòng phẳng, Hùng tiếp tục vay nhiều lần với tổng cộng số tiền là 1,181 tỷ đồng. Do tất cả những lần vay tiền đều không làm giấy biên nhận nên ngày 31/7/2012, theo yêu cầu của ông Bình, Hùng ký giấy biên nhận xác nhận vay số tiền 1,181 tỷ đồng đồng thời cam kết trả hết nợ trong vòng 60 ngày.
Hết hạn, công ty nghỉ kinh doanh, Hùng chỉ trả được một phần rồi bỏ đi nơi khác. Ngày 26/3/2013, sau nhiều lần liên hệ không được, ông Bình làm đơn tố cáo Hùng với số tiền chiếm đoạt là 981 triệu đồng.
Nhiều mâu thuẫn
Quá trình điều tra, ban đầu Hùng thừa nhận có vay của ông Bình số tiền trên để kinh doanh gạo và nuôi tôm nhưng bị lỗ nên không trả được. Sau đó, Hùng thay đổi lời khai và cho rằng số tiền 981 triệu đồng nói trên là tiền nợ mua số đề của Yến thông qua hình thức nhắn tin qua điện thoại. Về giấy nhận nợ, do chưa trả tiền nên Hùng bị vợ chồng ông Bình thuê xã hội đen đến ép ký biên nhận nợ tiền vay, một số giấy tờ liên quan khác không phải chữ viết và chữ ký của bị cáo.
Cho rằng lời khai của Hùng không có cơ sở bởi bị không xuất trình được chứng cứ là tiền mua số đề, không cung cấp được tin nhắn, số điện thoại thể hiện bị cáo mua số đề của Yến. Trong khi đó, lời khai của bị hại, người làm chứng Nguyễn Văn Gan thì thể hiện có việc bị cáo vay mượn Bình- Yến như đã nói trên...Từ đó, TAND tỉnh Đồng Tháp tuyên phạt Hùng mức án 12 năm tù.
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, Hùng vẫn giữ nguyên lời khai và kêu oan. Bào chữa cho bị cáo, luật sư đã đưa ra nhiều tình tiết mâu thuẫn trong vụ án chưa được làm rõ. Đại diện VKSND Tối cao đã chỉ ra hàng loạt vấn đề chưa được làm rõ như: tại nhiều bút lục bị cáo không nhận tội, trong khi đó giấy nhận nợ ngày 31/7/2012 - chứng cứ duy nhất để kết tội bị cáo lại được viết trên giấy học sinh trên cả 4 mặt giấy, một số trang chữ viết hoàn toàn khác nhau.
Ngoài ra, bị cáo có giao nộp một biên bản thể hiện anh Bình đã ký tên xác nhận đã nhận đủ 1,181 tỷ đồng. Thế nhưng, tòa án cấp sơ thẩm và các cơ quan tiến hành tố tụng không xem xét biên bản trên, việc chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại là chưa thỏa đáng.
Mặt khác, toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án như giấy nhận nợ, giấy xác nhận đã trả nợ đều là giấy viết tay, thế nhưng quá trình điều tra cấp sơ thẩm chưa tiến hành giám định chuyên môn về chữ viết, lời khai của bị hại cũng có nhiều mâu thuẫn. Đại diện VKSND Tối cao đã đề nghị HĐXX hủy toàn bộ hồ sơ vụ án. Sau khi xem xét, HĐXX chấp nhận đề nghị trên, tuyên hủy toàn bộ bản án, trả hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại từ đầu.
M.Phượng
Theo_VietNamNet
Những màn phù phép 'thổi giá' tàu lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh vừa tống đạt quyết định đưa vụ án "thổi giá tàu lặn Tinro từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng" xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) ra xét xử phúc thẩm trong các ngày 19 và 20/3. Theo nội dung bản án sơ thẩm, trong...