Đề xuất gắn camera vào nhân viên bốc xếp sân bay Nội Bài
Để hạn chế mất cắp hành lý, Giám đốc Cảng vụ miền Bắc đề nghị gắn camera vào người đối với nhân viên bốc xếp hành lý giống như cảnh sát giao thông khi làm việc ở những nơi nhạy cảm.
Tại buổi kiểm tra công tác phòng chống mất cắp hành lý tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chiều 7/10, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ miền Bắc cho hay, trong quý III vừa qua, Cảng vụ đã kiểm tra đột xuất hơn 300 lượt nhân viên phục vụ tại sân bay Nội Bài, phát hiện và xử lý 24 cá nhân vi phạm, như: không khai báo tài sản, giữ tài sản của người khác….
Giám đốc Cảng vụ miền Bắc cho rằng, ngoài các biện pháp giám sát, cần tăng kiểm tra đột xuất để công tác phòng chống trộm cắp trong sân bay hiệu quả hơn. Ngoài ra, ông đề nghị gắn camera vào người nhân viên làm việc ở những nơi nhạy cảm, như gắn vào mũ hoặc chắn mũ giống như cảnh sát giao thông đã làm.
“Có hãng hàng không không cho chúng tôi gắn camera vào thùng hàng máy bay vì lo ảnh hưởng đến an ninh hàng không. Với những nơi như vậy có thể yêu cầu nhân viên gắn camera vào mũ hoặc chắn mũ”, ông Phương đề xuất.
Hầm hàng máy bay là khu vực “nhạy cảm” cần phải gắn camera phòng chống trộm cắp hành lý. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho rằng, cần bố trí lực lượng kiểm tra chéo, trong đó tăng cường kiểm tra đột xuất. Việc lắp camera theo dõi cũng phải có sự kiểm tra lực lượng giám sát camera và gắn công khai để những người có lòng tham biết sợ. Nguyên tắc quan trọng là làm sao để nhân viên phục vụ tuân thủ 3 không: “Không muốn, không dám và không thể”.
Đại diện Ủy ban An ninh hàng không quốc gia cho rằng, ngành hàng không mới giám sát nội bộ chứ chưa có sự phối hợp với cơ quan khác, do vậy cần tổ chức hội nghị đánh giá công tác phòng chống trộm cắp với cả 3 lực lượng hàng không, công an, hải quan. “Theo Thứ trưởng Công an Tô Lâm, cần tăng cường chia sẻ để phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tại sân bay, tạo cơ chế trao đổi thông tin”, ông Ngọc nói.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đánh giá, tình hình trộm cắp tại sân bay đã giảm, số vụ khiếu nại liên quan đến mất cắp hành lý ký gửi giảm rõ rệt và cần tiếp tục giảm nữa. Doanh nghiệp nào không kiểm soát nhân viên tốt, để mất trộm mất cắp thì Cục Hàng không phải thu hồi giấy phép, không cho hoạt động nữa.
“Chúng ta đang kêu gọi khách nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, nếu dịch vụ không tốt, còn tình trạng trộm cắp tại sân bay thì người ta không muốn vào nữa. Chúng ta phải thấy buồn vì điều này”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói.
Video đang HOT
Ông cũng yêu cầu Cục Hàng không báo cáo về việc chống mất cắp hành lý ký gửi, trong đó làm rõ cái gì làm được và chưa được, bài học kinh nghiệm để có các biện pháp tiếp theo, cải thiện hơn nữa công tác này.
Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, 9 tháng đầu năm, cả nước có 292 trường hợp khiếu nại mất cắp tài sản trong hành lý ký gửi. Những tháng đầu năm, số vụ khiếu nại lên tới hơn 50 vụ mỗi tháng, con số này là 28 vụ trong tháng 7, giảm còn 15 vụ trong tháng 8 và chỉ còn 9 vụ trong tháng 9.
Đoàn Loan
Theo VNE
TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam có 10 năm chuẩn bị đối mặt khó khăn
-TPP buộc Việt Nam thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép mà bộ máy quản lý hành chính cần vượt qua.
Đúng 21 giờ 30 ngày 6-10, lãnh đạo đoàn đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội). Tại sảnh sân bay, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam, đã cung cấp thông tin cho báo chí về kết quả kết thúc đàm phán TPP.
. Cuộc họp cấp Bộ trưởng của TPP lần này kéo dài nhiều ngày so với dự kiến. Ông có thể chia sẻ những giây phút căng thẳng trên bàn đàm phán?
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh: Có thể nói rằng cuộc họp cấp bộ trưởng lần này của TPP diễn ra rất khẩn trương, tận dụng tối đa thời gian đàm phán giữa các bên. Đến nửa đêm ngày mùng 4, rạng sáng 5-10 Việt Nam mới kết thúc đàm phán dệt may với Mỹ và Mexico. Tiếp đến lúc 3 giờ ngày 5-10, Việt Nam kết thúc đàm phán với Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ. 4 giờ 20 cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản mới kết thúc. Sau đó các nước đã đi đến kết thúc đàm phán TPP.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh. Ảnh: LH
Thời điểm nút thắt nhất là khi tìm kiếm thỏa thuận cho vấn đề thời gian bảo hộ độc quyền sinh dược. Chiều 4-10 khi chúng tôi nhận thấy các nước gần như đạt được thỏa hiệp nôi dụng này thì chúng tôi biết chắc sẽ đạt được thỏa thuận TPP.
Việt Nam đã nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng với phía Mexico, Mỹ. Các cuộc gặp này phải đạt được thoả thuận thì chúng tôi mới đàm phán tiếp được.
. Vậy TPP mang lại lợi ích gì cho Việt Nam, thưa ông?
Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu hơn, có cơ hội tham gia hơn vào chuỗi cung ứng hình thành trong khu vực TPP. Việt Nam cũng có thêm cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không bi phụ thuộc quá mức vào thị trường Đông Á. Khả năng mở rộng thị trường tại Mỹ và FTA với châu Âu trước đó sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu., đặc biệt là ngành dệt may.
Tại cuộc đàm phán, thỏa thuận dệt may đạt được vào gần phút cuối. Đó là thỏa thuận cân bằng, có lợi cho Việt Nam, đồng thời chấp nhận được cho các nước TPP.
. Bên cạnh thuận lơi, Việt Nam sẽ đối mặt với khó khăn nào lớn nhất?
Khó khăn của Việt Nam là sức ép cạnh tranh. Nhưng đây không phải lần đầu Việt Nam hội nhập mà ta đã có hành trang 20 năm nên Việt Nam đủ sức tiến vào cuộc chơi mới này. Tuy nhiên nông nghiệp, trong đó chăn nuôi sẽ khó khăn. Lúc này kết quả đàm phán chưa được công bố nhưng chúng tôi xin khẳng định chăn nuôi sẽ có ít nhất 10 năm để chuẩn bị trước khi thuế về 0%. Hy vọng trong lúc đó ta nỗ lực tái cơ cấu nông nghiệp để sức cạnh tranh lớn lên, chiến thắng trên sân nhà. Không có lý do gì Việt Nam là nước nông nghiệp mà không thắng trong sản phẩm nông nghiệp.
. Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt thì sao thưa ông?
Tôi nghĩ rất khó trả lời câu hỏi này vì mỗi doanh nghiệp nhìn vào TPP một góc độ khác nhau. Không thể có một câu trả lời chung cho doanh nghiệp thủy sản hay dệt may. Mỗi doanh nghiệp có câu trả lời riêng. Tuy nhiên các DN năng động, nếu họ có tư duy đúng cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên phải nhấn mạnh thêm bản thân DN phải xác định họ tự làm được trước khi cần Nhà nước thì tôi nghĩ họ sẽ thành công.
. Nhiều ý kiến cho rằng việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP là một sự kiện lịch sử. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Rất nhiều bộ trưởng TPP nói đây là hiệp định lịch sử. Đấy là quan điểm của họ, còn cá nhân tôi nhận thấy TPP là hiệp định có tính bước ngoặt vì là khu vực thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm 12 nước, ASEAN cũng chỉ 10 quốc gia. Hơn nữa, TPP chiếm 40% kinh tế và 30% thương mại toàn cầu. Do vậy, nói đây là thời khắc rất quan trọng trong lịch sử thương mại thế giới.
.TPP có nội dung gì khác biệt so với các FTA trước đây?
So với trước đây thì phạm vi cam kết của TPP rộng lớn hơn và mức độ sâu hơn. Đây là điển hình của các FTA thế hệ mới không chỉ các vấn đề truyền thống như thương mại, đầu tư, dịch vụ mà còn nhiều vấn đề phi truyền thống như doanh nghiệp nhà nước là lần đầu tiên được bàn đến trong một khu vực thương mại tự do.
.Vai trò của đoàn đàm phán Việt Nam trong những ngày cuối cùng?
Ta nỗ lực để cùng các nước kết thúc vấn đề đàm phán đa phương. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lần này đã có nhiều cuộc gặp rất quan trọng như với Bộ trưởng Mexico, Mỹ. Trong các cuộc gặp cấp Bộ trưởng, Bộ trưởng Hoàng đã thỏa thuận được các vấn đề thì các cấp dưới mới đàm phán tiếp được.
. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng TPP là động lực cải cách thể chế của Việt Nam, quan điểm của ông?
Chính xác. Tôi nghĩ như hồi WTO, TPP đưa ra các tiêu chuẩn rất cao về minh bạch hóa. Chống tham nhũng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó TPP bắt buộc các quan chức nhà nước thay đổi tư duy quản lý, lấy lợi ích của doanh nghiệp, người dân làm trọng tâm phục vụ. Đó là sức ép để bộ máy quản lý hành chính vượt qua bằng được.
Theo ông, dự kiến TPP sẽ ký chính thức vào khi nào?
Chúng tôi kỳ vọng TPP sẽ đươc ký chính thức vào khoảng đầu tháng Giêng 2016.
Xin cám ơn Thứ trưởng!
Theo NTD
Nhân viên vệ sinh sân bay lấy điện thoại của khách Một nữ nhân viên vệ sinh tại sân bay Nội Bài (Hà Nội) đã bị cơ quan chức năng xử phạt 7,5 triệu đồng với hành vi chiếm đoạt tài sản trong khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay. Cuối tháng 9, khi đang làm nhiệm vụ kiểm tra người ra vào qua lối đi nội bộ phía đông của...