Đề xuất dừng trang bán tour du lịch qua mạng của Golux
Chúng tôi lo ngại có hiện tượng sau khi cơ quan chức năng thực hiện quyết định đình chỉ hoạt động ở quận này thì họ lại mở chi nhánh mới ở quận khác với tên khác.
Liên quan đến vụ Công ty TNHH Golux (quận 1, TP.HCM) bị hàng chục khách hàng tố quỵt tiền do đã đóng tiền mà không được đi tour, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Minh Lý, Phó Chánh Thanh tra Sở Du lịch TP.HCM, cho biết trước đây Công ty Golux đã bị Thanh tra Sở xử phạt 45 triệu đồng về hành vi kinh doanh lữ hành quốc tế không có giấy phép, đồng thời bị đình chỉ hoạt động đến khi nào có giấy phép.
“Sau khi xử phạt, đình chỉ hoạt động, cơ quan chức năng đã mời công ty này lên làm việc vài lần, hướng dẫn, động viên, khuyến khích họ hoạt động thực hiện theo đúng quy định pháp luật” – ông Lý nói.
Theo ông Lý, Công ty Golux chuyên quảng cáo, bán tour trên mạng nên dù Thanh tra Sở và UBND Quận 1 thường xuyên kiểm tra vẫn gặp khó khăn. Mặt khác, trong thẩm quyền của ngành, Sở Du lịch sau đó kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư rút giấy phép nhưng phải làm theo Luật Doanh nghiệp nên cũng rất khó.
Ông Lý cho biết hôm 11-8, Thanh tra Sở cùng UBND Quận 1 xuống trụ sở công ty này để kiểm tra và trình kế hoạch đóng cửa, rút giấy phép của công ty. Một ngày sau, khách hàng đến trụ sở công ty đòi tiền, chiều cùng ngày, đoàn thanh tra Sở xuống làm việc tiếp thì không còn nhân viên nào của công ty ở đó.
Video đang HOT
Khách hàng mua tour qua mạng của Golux đã đến Sở Du lịch trực tiếp phản ảnh vì nghi ngờ bị quỵt tiền.
“Chúng tôi giải thích với người dân, Thanh tra Sở Du lịch có chức năng kiểm tra, xử lý hoạt động công ty lữ hành kinh doanh không phép, việc đòi lại tiền…không thuộc thẩm quyền. Đồng thời tiếp nhận thông tin để có những hỗ trợ cho người dân. Hai ngày nay Thanh tra Sở nhận được đơn phản ảnh của khách hàng trực tiếp đến Sở nhờ hỗ trợ.
Ban Giám đốc Sở chỉ đạo thanh tra ngày mai tiếp tục xuống công ty này kiểm tra. Nếu công ty này có người đại diện, hoạt động sẽ xử lý theo đúng quy định pháp luật… Đồng thời Sở du lịch sẽ chuyển hồ sơ vụ việc sang Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông ngăn chặn hoạt động trang mạng của công ty này.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang lo ngại có hiện tượng sau khi cơ quan chức năng thực hiện quyết định đình chỉ hoạt động ở quận này, sau đó họ mở chi nhánh mới ở quận khác với tên khác. Đây là lần đầu tiên trong năm 2018 có vụ việc lừa đảo như vậy. Trước đây một số công ty kinh doanh lữ hành quốc tế không phép như DH đã xử lý triệt để” – ông Lý nói.
Theo ông Lý, hiện nay trên một số trang mạng quảng cáo tour giá rẻ, người mua không để ý đến công ty đó có được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hay không mà chỉ chú ý đến giá rẻ. Vì vậy để tránh “tiền mất tật mang”, người dân không nên ham các tour du lịch được quảng cáo trên mạng mà giá quá rẻ. Trước khi mua tour, người dân nên tìm hiểu những công ty có tên tuổi uy tín, đối với các đơn vị cảm thấy chưa yên tâm thì tham khảo cơ quan quản lý nhà nước.
Người dân có thể tìm thông tin các công ty lữ hành trên trang web của Sở Du lịch hoặc đến trực tiếp Sở Du lịch để được tư vấn. Bên cạnh đó, hiện nay có các trạm thông tin du lịch trên đường Phạm Ngũ Lão (quận 1); bến Bạch Đằng, dinh Thống Nhất, sắp tới là tại sân bay Tân Sơn Nhất; tổng đài du lịch 1087…là những nơi cung cấp thông tin chuẩn cho du khách.
TU UYÊN
Theo PLO
14 loại giấy tờ được đi máy bay sau sai sót 'lỗi đánh máy'
Các loại thẻ Đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe vẫn được sử dụng làm thủ tục hàng không.
Cục Hàng không vừa có văn bản hướng dẫn về cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không, nhằm triển khai thông tư 45 có hiệu lực từ 15.1.
Hành khách đi máy bay nội địa có thể sử dụng một trong 12 loại giấy tờ sau: hộ chiếu; giấy thông hành, thị thực rời; thẻ thường trú, thẻ tạm trú; chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân; giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang; thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ đảng viên; thẻ nhà báo; giấy phép lái ô tô, giấy phép lái môtô; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay; thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam.
Hành khách được sử dụng nhiều loại giấy tờ để làm thủ tục hàng không. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Hai loại giấy tờ không phổ biến khác là giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận và giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án. Hai loại giấy này phải được dán ảnh, đóng dấu giáp lai của khách đi máy bay và chỉ có giá trị trong 30 ngày kể từ khi xác nhận.
Vào tháng 11.2017, Cục Hàng không đã soạn thảo thông tư 45 về chương trình an ninh hàng không, thay thế thông tư 01 trước đó. Cán bộ đánh máy đã sơ suất nên thẻ Đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái xe bị loại khỏi danh sách giấy tờ được chấp nhận để làm thủ tục đi các chuyến bay nội địa.
Sau vụ việc, lãnh đạo Bộ yêu cầu Cục Hàng không, Vụ Vận tải, Vụ pháp chế kiểm điểm trách nhiệm trong quá trình soạn thảo văn bản. Bộ Giao thông đã hủy bỏ một số nội dung của thông tư 45.
Theo Đoàn Loan (VnExpress)
Ông Đoàn Ngọc Hải lần đầu lên tiếng sau khi nộp đơn từ chức Lần đầu lên tiếng sau đơn từ chức, ông Đoàn Ngọc Hải cho biết sẽ đình chỉ ngay các bãi xe do các đơn vị của quận 1 đứng tên, trong hôm nay. Ngày 11.1, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó chủ tịch UBND quận 1 - cho biết những ngày qua vẫn đi làm bình thường trong khi chờ quyết định của...