Đề xuất đưa môn giáo dục thể chất vào thi đại học
108 cố vấn của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) đề xuất đưa Giáo dục thể chất vào thi đại học nhằm giải tỏa áp lực thi cử cho học sinh.
Wu Zhiming, đại diện nhóm đề xuất, cho rằng nếu môn Giáo dục thể chất được quan tâm ngang với môn tiếng Trung hay Toán, học sinh sẽ dành nhiều thời gian tập thể dục. Điều này giúp cân bằng giữa rèn luyện thể chất và tinh thần trong nhà trường, giải quyết các vấn đề sức khỏe trẻ em đang gia tăng tại quốc gia này như béo phì, cận thị.
Theo Ủy ban Y tế Trung Quốc, tỷ lệ cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên là 53,6% vào năm 2018 trong khi tỷ lệ béo phì ở học sinh đã vượt quá 10%.
Wu chỉ ra môn Giáo dục thể chất đang bị xem nhẹ do hệ thống đánh giá năng lực của Trung Quốc tập trung vào điểm số, thứ hạng. Từ đó, buộc các trường phải giảm thời gian cho Giáo dục thể chất để tập trung cho các môn chính khóa như Toán, tiếng Trung.
Cùng với đó, việc thiếu giáo viên có chuyên môn, cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất cũng làm giảm chất lượng môn Giáo dục thể chất trong trường học. Người này đánh giá các chính sách giảm bớt gánh nặng cho học sinh sẽ không thể thành công nếu tình trạng trên tiếp diễn.
Video đang HOT
“Trường học Trung Quốc đã tập trung vào giáo dục tinh thần hơn thể chất. Nhiều trường cắt bớt thời gian học Thể dục cho các môn chính khóa, thậm chí bỏ qua thời gian học thể chất bắt buộc theo quy định của Bộ Giáo dục”, Wu nói.
Học sinh một trường tiểu học tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc, đi học ngày 25/5. Ảnh: Lin Guiyan/ China Daily.
Tuy nhiên, đề xuất đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều trên phương tiện truyền thông. Nhiều người cho rằng đề xuất này sẽ tạo thêm gánh nặng cho học sinh. “Thi Giáo dục thể chất không làm giảm thời gian của học sinh cho các môn chính khóa mà sẽ chiếm dụng thời gian nghỉ ngơi vốn ít ỏi của các em”, một người bình luận trên mạng xã hội Weibo, nhận được hơn 500 lượt thích.
Số khác cho rằng đây là ý tưởng thiết thực, có ích đối với học sinh. “Tôi rất vui khi thấy những đề xuất nhằm giảm bớt gánh nặng cho học sinh. Giờ chỉ cần sự hợp tác nghiêm túc, cụ thể từ phía gia đình và nhà trường để đảm bảo đề xuất được áp dụng thành công”, một người viết.
Tại Trung Quốc, điểm số môn Giáo dục thể chất được sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3 tại nhiều trường học nhưng không được đánh giá trong kỳ thi đại học. Tại kỳ thi đại học, thí sinh sẽ thi 4 môn, mỗi môn 3 tiếng, gồm: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh, Hóa, Lý), hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa, Sử, Chính trị).
Nhóm teen Mỹ vận động học sinh California góp sức trong dịch Covid-19
Một nhóm học sinh trung học ở khu vực Tam Thung lũng của bang California (Mỹ) đang triển khai thách thức mới, đề nghị thưởng tiền cho các học sinh đưa được giải pháp phòng chống dịch hiệu quả trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng.
Stella Chen (đứng) là người dẫn đầu sáng kiến Challenge Covid-19 - Facebook/ Stella Chen
Vì dịch Covid-19, nhiều tiểu bang của Mỹ quyết định đóng cửa trường học, hủy bỏ các kỳ thi và đẩy các học sinh trung học vào tình trạng bị trì hoãn việc lên đại học.
Trước tình trạng trên, một nhóm học sinh ở thành phố San Ramon, bang California, đề nghị các bạn đồng trang lứa hãy vận dụng năng lực sáng tạo của bản thân để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Nỗ lực trên, tên chính thức là "Thách thức Covid-19", đề nghị các học sinh cấp hai và cấp ba ở vùng Tam Thung lũng, phía đông vùng vịnh San Francisco, hãy đề xuất một dự án thuộc một trong 4 lĩnh vực - tổng quát, thương mại, giáo dục và STEM, đề cập đến một vấn đề xã hội do Covid-19 gây ra.
Một trong những người tổ chức, Stella Chen, 17 tuổi, học sinh Trường trung học Thung lũng Dougherty, cho hay tổng cộng sẽ có 4 dự án được chọn, với giá trị giải thưởng cho giải nhất là 300 USD, theo trang tin Patch.com hôm 6.4.
Nhóm của Chen hồi năm ngoái đã nhận được khoản quỹ 1.000 USD từ một tổ chức phi lợi nhuận và dự kiến sẽ tổ chức một cuộc thi tập trung vào trí thông minh nhân tạo.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát và nhiều sự kiện bị hủy bỏ, Chen nghĩ ra sáng kiến tổ chức một thách thức khác, phù hợp hơn với tình hình dịch bệnh. Và số tiền 1.000 USD được chuyển sang phục vụ sự kiện này.
Phi Yến
Sinh viên quốc tế lâm cảnh chông chênh Khi gần như tất cả các quốc gia trên thế giới đóng cửa biên giới, ưu tiên đối nội hơn đối ngoại để chống dịch, sinh viên quốc tế, bao gồm sinh viên Việt Nam, khó tránh khỏi cảm giác hoang mang, lo lắng vì bị "bỏ rơi". Các sinh viên đang theo học đại học tại Mỹ đã chuyển sang học trực...