Đề xuất điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh: Người dùng ít điện sẽ chịu thiệt
Các chuyên gia cho rằng, với đề xuất điện 1 giá lên tới gần 3.000 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), khách hàng dùng ít không nên lựa chọn phương án này.
Mới đây, khi đưa ra dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương đã đưa ra 2 phương án lựa chọn về biểu giá điện. Trong 2 phương án này, có phương án cho phép người dùng điện được lựa chọn một giá điện thay vì dùng bậc thang lũy tiến.
Cụ thể, khách hàng được quyền chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá. Thời gian tối thiểu khi khách hàng thay đổi từ giá bán lẻ điện 5 bậc sang điện một giá (hoặc ngược lại) là một năm (12 kỳ hóa đơn thanh toán).
Các phương án về giá điện vừa được đưa ra tại dự thảo:
Trong đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt cho khách hàng lựa chọn một giá cũng có 2 phương án tương ứng là 145% và 155% so với mức giá bán lẻ điện bình quân. Với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 1.864,44 đồng/kWh, theo tính toán, người dùng sẽ phải trả khoảng 2.703 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) nếu chọn phương án 145% và khoảng 2.890 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT) nếu chọn phương án 155%.
Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, biểu giá điện một giá cho sinh hoạt phải được tính trên cơ sở các kịch bản chọn lựa phương án của các nhóm hộ tiêu dùng khác nhau, và có tính dự phòng tất cả các chi phí phát sinh. Đó là lý do vì sao Bộ đưa ra đề xuất mức giá khá cao, cao hơn khoảng 10-15% con số tôi ước tính trước đó.
“Nếu tính toán kỹ sẽ thấy rằng với mức giá điện một giá này, người nghèo không được lợi gì cả. Chủ yếu người lựa chọn phương án này là người sử dụng rất nhiều điện”, ông Hà Đăng Sơn nhận định.
Video đang HOT
Đề xuất một giá điện vừa được Bộ Công Thương đưa ra thu hút sự quan tâm từ phía chuyên gia, dư luận. (Ảnh minh họa: KT)
Đồng tình với quan điểm trên, GS. TS. Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam cũng cho rằng, phương án điện một giá bằng 155% giá điện bình quân là “hơi cao”. Bởi, thông thường một giá phải cao hơn giá bình quân. Vì ở quốc gia nào, điện sinh hoạt phải bù lỗ điện công nghiệp, để sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để đưa ra những con số cao hơn 145% hay 155%, cơ quan soạn thảo cần phải làm rõ, có cơ sở chứng minh những con số này. Đồng thời lý giải tại sao lại đưa ra 2 phương án 145% và 155%.
“Chính phủ đã có mức giá bán lẻ bình quân (hiện là 1.864,44 đồng/kWh), khi tính toán thì lấy mức đó rồi cân đối cho phù hợp, đảm bảo lợi ích các bên. Tôi chưa hiểu vì sao phải đưa ra 2 phương án về điện một giá như thế?”, ông Long nói.
Cũng theo GS. TS. Trần Đình Long, giá dự kiến theo phương án một giá điện trong dự thảo cao gần bậc 5, chứ không phải trung bình bậc 3. Điều này khiến những người tiêu dùng ít điện chịu thiệt. Do đó, ông Long cho rằng, từ 5 bậc nên xem xét tới phương án 3 bậc trước khi xuống một giá luôn.
“Điện một giá trước sau gì chúng ta cũng phải tính đến khi hoàn thiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nhưng từ đây đến thời điểm đó mấy năm nữa. Tôi thấy thời điểm này chưa thích hợp để đưa giá điện một giá”, GS. TS. Trần Đình Long nêu ý kiến.
Không ủng hộ phương án điện một giá mà dự thảo nêu ra, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, giá điện bậc thang vẫn hợp lý hơn trong bối cảnh hiện nay.
“Nếu tính cả VAT thì giá điện một giá là hơn 3.000 đồng/kWh thì thử hỏi những người thu nhập thấp, học sinh, sinh viên, công nhân… họ có đủ tiền trả không. Trong khi người giàu dùng nhiều điện lại được lợi. Sẽ có lợi cho người tiêu thụ nhiều điện, khi họ dùng hàng nghìn kWh cũng chỉ bị áp một giá vì chỉ phải trả mức rẻ hơn nhiều so với trước khi dùng bậc thang”, ông Ngãi nói.
Làm một tính toán đơn giản, nếu chọn bậc thang lũy tiến như trong dự thảo, những người dùng 700kWh trở lên thì sẽ phải dùng giá điện khoảng hơn 5.000 đồng/kWh. Vậy nếu chọn điện một giá, họ có lợi hơn rất nhiều. Do vậy, nên để cơ cấu biểu giá điện theo 5 bậc. Trong đó, mức độ giãn cách các bậc bao nhiêu cần tính toán để đảm bảo 2 điều kiện: Tập đoàn Điện lực VN (EVN) không bị lỗ và thứ 2 là đảm bảo mức chi trả của người dân.
Theo nhiều chuyên gia, nếu phương án một giá điện để giá thấp sẽ không đảm bảo được mục tiêu tiết kiệm điện. EVN cũng sẽ giảm doanh thu ở những người đang dùng nhiều điện, có thể tạo áp lực chung lên giá điện. Tuy nhiên, Việt Nam theo lộ trình Thủ tướng phê duyệt từ năm 2022 – 2024 phải vận hành thử thị trường bán lẻ điện cạnh tranh và tiến đến năm 2025 phải hoàn chỉnh thị trường bán lẻ điện này. Do vậy, giải pháp thu gọn khoảng cách các bậc tính giá điện trong lúc này là cần thiết, tuy nhiên, việc điều chỉnh cơ cấu biểu giá như thế nào để hợp lý, đảm bảo sự chi trả cho người dân cũng như sự cân đối của ngành điện là vấn đề cần được tính toán thận trọng./.
Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh: Người nghèo không được lợi gì cả
Bộ Công Thương đề xuất áp dụng song song giá điện bậc thang và điện một giá cho người dân lựa chọn sử dụng. Song, mức giá điện một giá lên tới gần 3.000 đồng/kWh nên người dùng ít không nên chọn điện một giá.
Khi tiếp cận bản dự thảo này, ông Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh cho biết, ông không bất ngờ khi thấy mức giá một giá cho sinh hoạt cao hơn hẳn so với mức giá bán lẻ trung bình.
Ông Sơn chia sẻ: Trong các phỏng vấn trước đó tôi đã nói rằng biểu giá điện một giá cho sinh hoạt phải được tính trên cơ sở các kịch bản chọn lựa phương án của các nhóm hộ tiêu dùng khác nhau, và có tính dự phòng tất cả các chi phí phát sinh. Đó là lý do vì sao Bộ đưa ra đề xuất mức giá khá cao, cao hơn khoảng 10-15% con số tôi ước tính trước đó. Nếu tính toán kỹ sẽ thấy rằng với mức giá điện một giá này, người nghèo không được lợi gì cả. Chủ yếu người lựa chọn phương án này là người sử dụng rất nhiều điện.
Ông Sơn phân tích thêm, việc lựa chọn mức 700 kWh/tháng cũng cho thấy Bộ Công Thương đã cân nhắc mức tiêu dùng trung bình của nhóm hộ trung lưu, và theo tính toán sơ bộ ở mức tiêu dùng tới 700 kWh/tháng thì tiền điện chi trả trong mọi phương án đề xuất đều ngang bằng hoặc thấp hơn chút ít so với mức đang áp dụng hiện tại.
Khi sử dụng ở mức vượt trên 700 kWh/tháng thì người dùng có lợi hơn nếu lựa chọn mức giá điện một giá. Còn người dùng dưới 700 số điện một tháng thì thiệt hơn nếu chọn phương án một giá điện, và do đó sẽ có xu hướng chọn phương án giá bậc thang như cũ.
Đáng chú ý, dự thảo đã xem xét đưa ra khung thời gian tối thiểu khi khách hàng chuyển từ mức giá bán lẻ điện 5 bậc sang mức giá bán lẻ điện một giá hoặc ngược lại là một năm tính từ thời điểm bắt đầu đăng ký thay đổi (12 kỳ hóa đơn thanh toán). Điều này đảm bảo cho ngành điện dự báo nhu cầu tiêu thụ điện cũng như đảm bảo chi phí sản xuất cung ứng điện năng nằm trong ngưỡng kiểm soát được, thay vì liên tục phải điều chỉnh hợp đồng và hồ sơ khách hàng.
Một phương án giá điện bậc thang mới đang được lấy ý kiến.
Kịch bản 1: Chênh lệch về số tiền phải trả giữa việc dùng điện một giá, điện bậc thang mới với biểu giá bán lẻ hiện hành (mức giá này chưa bao gồm 10% VAT)
Khi giá điện một giá được Bộ Công Thương đưa ra lấy ý kiến với mức giá gần 3.000 đồng/kWh, nhiều phản hồi của độc giả nói rằng Bộ đang ép người dùng phải dùng giá điện bậc thang. Vậy theo ông mức giá điện một giá Bộ Công Thương đưa ra có phù hợp với bối cảnh Việt Nam không?
- Trong biểu giá bậc thang đề xuất thì mức giá bậc 4 cũng chỉ tương đương với mức cao nhất (bậc 6) của biểu giá cũ, và chỉ có mức giá bậc 5 cho kWh từ 701 trở lên mới bị áp giá cao với mục đích kiềm chế tiêu thụ nhiều điện năng. Còn với mức giá một giá thì nằm trong khoảng giữa bậc 4 và bậc 5 của biểu giá điện sinh hoạt cũ, nên cũng không thể coi là "ép người dùng chọn biểu giá bậc thang", vì các hộ tiêu dùng nhiều điện sinh hoạt vẫn có quyền lựa chọn phương án phù hợp cho gia đình mình.
Hiện nay lượng khách hàng dùng ở mức 400 số trở lên chỉ chiếm khoảng 11% tổng các hộ tiêu dùng điện sinh hoạt, nên nếu áp mức một giá thấp thì sẽ kích thích nhóm khách hàng này tiêu dùng điện nhiều lên. Trong nhóm khách hàng sử dụng dưới 400 số cũng lại có động lực để tiêu thụ nhiều điện hơn, nghĩa là các mục tiêu về sử dụng giá điện để tiết giảm nhu cầu tiêu dùng điện năng, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ không đạt được.Ở đây rõ ràng có thông điệp chính sách liên quan tới việc tiết kiệm điện. Tại sao đưa ra mức điện một giá cao như vậy? Lý do là khi thiết kế biểu giá chúng ta không biết là những ai sẽ đăng ký sử dụng giá điện một giá này, và liệu có phải toàn bộ nhóm hộ tiêu thụ trên 700 kWh/tháng sẽ lựa chọn phương án một giá hay không.
Cho nên, việc đưa ra mức giá kể trên có thể là tín hiệu thử nghiệm của Bộ Công Thương để xem phản ứng xã hội và xem mức quan tâm của các bên liên quan đến đâu. Nên nhớ đây mới là dự thảo lần 1, chưa hẳn là bản cuối cùng. Trên cơ sở phản hồi, tính toán sơ bộ của các nhóm khác nhau, Bộ có thể có sự điều chỉnh các phương án biểu giá này, sau khi xác định được các nhóm thực sự quan tâm và đăng ký dùng điện một giá.
Kịch bản 2: Chênh lệch về số tiền phải trả giữa việc dùng điện một giá, điện bậc thang mới với biểu giá bán lẻ hiện hành (mức giá này chưa bao gồm 10% VAT)
Ở phương án áp dụng song song biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang và điện một giá, bậc 5 là bậc cao nhất của kịch bản 1 có mức giá lên tới hơn 5.108 đồng/kWh. Còn ở kịch bản 2, bậc 5 có mức giá thấp hơn là hơn 3.449 đồng/kWh. Tính toán sơ bộ, ở kịch bản 1 số tiền phải trả hàng tháng giữa người dùng điện bậc thang có chênh lệch đáng kể so với người dùng điện 1 giá, còn ở kịch bản 2 mức chênh lệch không nhiều như kịch bản 1. Ông có nhận xét gì về điều này?
- Việc đưa ra quá nhiều phương án biểu giá nhưng không nêu rõ mục tiêu cần đạt được của mỗi phương án là gì cũng gây khó khăn cho quá trình tham vấn chính sách.
Vấn đề ở đây không phải là giá cao hay thấp. Ví dụ khi xem xét kịch bản 1 đặt ra ở bối cảnh thiếu điện, phải nhập khẩu, mua điện giá cao, thì mục tiêu cần đạt được là làm sao tiết giảm tối đa nhu cầu, để người dân tự giác cắt giảm lượng điện tiêu thụ. Còn trường hợp các yếu tố đầu vào ổn định, trong tầm khống chế thì Bộ Công Thương hoàn toàn có thể áp dụng một kịch bản thứ 2, cho phép người dân được tiêu dùng ở mức độ phù hợp. Việc lựa chọn kịch bản nào không phụ thuộc vào Bộ Công Thương mà phụ thuộc nhiều vào cung cầu điện năng.
Tiếc là các mục tiêu đề ra khi xây dựng phương án 2A và 2B không được tường minh để người dân có thể hiểu được và hợp tác tốt với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Việc áp dụng giá điện một giá song song với giá điện bậc thang, người dân có quyền lựa chọn sử dụng biểu giá điện nào dường như chỉ là giải pháp để thỏa mãn mong muốn một số bộ phận người dân?
- Cái tôi kỳ vọng không phải là điện một giá. Điều tôi kỳ vọng là ban hành một cơ chế song song giữa điện bậc thang và việc lắp đặt công tơ 3 giá tính tiền điện sinh hoạt theo 3 khoảng thời gian trong ngày tương ứng với các giờ cao điểm, giờ thấp điểm và giờ bình thường.
Điều đó sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc quản lý phụ tải trong giờ cao điểm. Dù đã có định hướng, chỉ đạo về lắp công tơ 3 giá cho các hộ gia đình nhưng vì nhiều lý do vẫn chưa triển khai được. Hy vọng chúng ta sẽ sớm nhìn thấy ban hành giá điện bậc thang và công tơ 3 giá.
Xin cảm ơn ông!
Đề xuất 2 phương án giá điện sinh hoạt Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thông tin sửa đổi lại cơ cấu biểu giá bán lẻ điện tại Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ. Giá điện sẽ được tính lại cách tính. Ảnh: EVN Theo đó, đối với khách hàng sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt, Bộ Công thương đề...