Đề xuất đầu tư thêm trạm đo mưa
Nhận định tầm quan trọng của hệ thống đo mưa đối với việc nâng cao chất lượng các bản tin cảnh báo thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang đề xuất tỉnh tăng cường mật độ của các trạm đo mưa trên địa bàn.
Toàn tỉnh có 65 trạm đo mưa
Theo lãnh đạo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, đến nay, toàn tỉnh có 65 trạm đo mưa. Trong đó, ngành Khí tượng thủy văn đầu tư 39 trạm; các dự án khác đầu tư cho tỉnh 26 trạm. Bên cạnh đó, đài cũng được trang bị 12 trạm truyền tin; 3 trạm hải văn tại Trường Sa và nhiều máy móc, thiết bị, mô hình hiện đại, góp phần tăng cường hiệu quả các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết.
Trạm đo mưa đặt tại xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh.
Ông Lê Xuân Thái – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, ngoài 39 trạm đo mưa do ngành Khí tượng thủy văn đầu tư (tự lo lắp đặt, vận hành và hoạt động từ nguồn kinh phí của đài), trong số 26 trạm đo mưa tự động do các dự án đầu tư cho tỉnh, có 16 trạm do Công ty Cổ phần Tài nguyên nước (WATEC) hỗ trợ lắp đặt, bảo trì và cung cấp số liệu. Hàng năm, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh hợp đồng với WATEC cung cấp số liệu đo mưa nhằm cập nhật số liệu dự báo, cảnh báo phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Kinh phí thuê bao cung cấp số liệu là 14,4 triệu đồng/trạm/năm. 10 trạm đo mưa còn lại được Quỹ Hỗ trợ phòng tránh thiên tai miền Trung hỗ trợ lắp đặt và bàn giao cho tỉnh để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai. Tổng giá trị gói lắp đặt do quỹ thực hiện hỗ trợ cho tỉnh là 380 triệu đồng. Việc đưa vào khai thác, sử dụng số liệu các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã giúp cung cấp số liệu liên tục về lượng mưa tại khu vực đã lắp đặt, góp phần bổ sung vào hệ thống số liệu quan trắc khí tượng, thủy văn tại các địa phương và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh; kịp thời cung cấp các bản tin cảnh báo về mưa lũ phục vụ chỉ đạo, điều hành, ứng phó thiên tai của tỉnh. Số liệu còn được chỉnh lý, lưu trữ theo tiêu chuẩn ngành để làm cơ sở dữ liệu phục vụ các nội dung khác. Tuy nhiên hiện nay, các trạm này đã hết thời hạn hợp đồng cung cấp số liệu.
Video đang HOT
Xem xét bổ sung thêm trạm đo mưa
Theo ông Võ Anh Kiệt – Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, số lượng các trạm đo mưa cùng các hệ thống đo thời tiết khác góp phần quan trọng quyết định độ chuẩn của các bản tin thời tiết, đặc biệt là dự báo, cảnh báo mưa lũ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mật độ trung bình đảm bảo độ chính xác của hệ thống đo mưa phải là 15km 2/trạm. Hiện nay, hệ thống đo mưa trên địa bàn tỉnh chỉ mới đáp ứng 1/3 yêu cầu. Vì thế, những năm tới, tỉnh cần đầu tư thêm trạm đo mưa.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh vừa đề xuất UBND tỉnh cho phép tiếp tục sử dụng kinh phí từ Quỹ Phòng chống thiên tai để thực hiện hợp đồng cung cấp số liệu đo mưa tự động đối với các trạm đo mưa tự động được lắp đặt trên địa bàn tỉnh từ năm 2020 đến 2025, dự kiến khoảng 350 triệu đồng/năm. Đồng thời giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan rà soát nhu cầu, số lượng trạm đo mưa, tránh trùng lắp với các dự án khí tượng, thủy văn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh và đề xuất kinh phí cụ thể, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai để thực hiện theo các quy định hiện hành.
Mới đây, UBND tỉnh có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, căn cứ quy định của Luật Khí tượng thủy văn, đối chiếu với quy hoạch trạm đo mưa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn tỉnh, rà soát lại yêu cầu, số lượng trạm đo mưa đã có để làm việc với Sở NN-PTNT nghiên cứu, bổ sung, lắp đặt các trạm đo mưa cần thiết phục vụ nhu cầu dự báo khí tượng thủy văn đang thực hiện và vị trí lắp đặt theo quy hoạch của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, báo cáo UBND tỉnh quyết định trước ngày 30-7. Giao Sở NN-PTNT lập dự toán kinh phí cụ thể, Sở Tài chính thẩm định theo đúng quy định pháp luật, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí duy trì hợp đồng cung cấp dịch vụ đo mưa tự động năm 2020 từ nguồn Quỹ phòng chống thiên tai; số liệu đo mưa tại các trạm đo mưa do tỉnh hỗ trợ kinh phí đầu tư, duy trì hoạt động được chuyển giao cho Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Trung Bộ xử lý để phục vụ chung cho công tác dự báo khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới, nâng chất lượng xe buýt thu hút hành khách
Hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn thành phố thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập.
Để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ giao thông công cộng, TP Cần Thơ đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, tăng sức hấp dẫn cho xe buýt.
Xe buýt xuống cấp
Xe buýt xuất bến tại điểm đầu - điểm cuối xe buýt đường Nguyễn Văn Linh, quận Ninh Kiều.
Theo Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái thuộc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Cần Thơ, thành phố có 41 xe buýt, trong đó, 12-13 xe tham gia hoạt động trên 4 tuyến. Bao gồm: tuyến số 10 (phường Ba Láng) - trạm Ô Môn hoạt động 4 xe/ngày, tần suất 40-45 phút/xe; tuyến trạm Ô Môn - Lộ Tẻ hoạt động 4 xe/ngày, tần suất 45-50 phút/xe; tuyến Ô Môn - Cờ Đỏ hoạt động 2 xe/ngày, tần suất 50-60 phút/xe; tuyến Lộ Tẻ - Kinh B hoạt động 2 xe/ngày, tần suất 50-60 phút/xe. Trong 41 xe, có 7 xe liên doanh và 34 xe thuộc Ban Quản lý và Điều hành VTHKCC. Bên cạnh các tuyến nội tỉnh, có 5 tuyến xe buýt liên tỉnh hoạt động trên địa bàn thành phố đến từ Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang và Đồng Tháp.
Xe buýt là phương tiện VTHKCC, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố, nhất là những người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, thống kê của Sở GTVT thành phố, VTHKCC hiện nay chỉ chiếm khoảng 1% tổng nhu cầu đi lại trên địa bàn. Nguyên nhân do việc phát triển hệ thống xe buýt ở Cần Thơ thời gian qua gặp một số hạn chế như: đa số phương tiện hoạt động trên các tuyến đều là xe cũ, đã qua sử dụng nhiều năm nay; xe buýt không có máy lạnh, không thuận tiện trong thời tiết nắng nóng... dẫn đến người dân sử dụng xe buýt ngày càng ít. Mặt khác, tất cả các tuyến xe buýt trên địa bàn đều không được trợ giá, hoạt động không hiệu quả, thua lỗ nên một số xe dừng hoạt động.
Chú Nguyễn Văn Thanh ở phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt, chia sẻ: "Đi xe buýt có ưu điểm là giá tiền rẻ nên tôi vẫn dùng xe buýt cho việc di chuyển. Tuy nhiên, xe hiện giờ đã cũ kỹ, không có máy lạnh những lúc nắng nóng rất khó chịu. Tôi nghĩ nếu xe buýt được đầu tư mới, sạch, chất lượng tốt sẽ thu hút nhiều hành khách hơn".
Cần nâng chất lượng
Trước thực trạng trên, nâng cao chất lượng phương tiện xe buýt theo hướng hiện đại, tiện nghi, bảo đảm đầu tư phương tiện phù hợp với hệ thống hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân, tháng 10-2019, UBND TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019-2021. Thành phố đề ra mục tiêu tăng cường tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC bằng xe buýt tại TP Cần Thơ đến năm 2020 đạt từ 5-10%.
Để thực hiện mục tiêu trên, cuối tháng 6-2020, UBND TP Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 1277/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC trực thuộc Sở GTVT thành phố. Trung tâm có chức năng thực hiện công tác quản lý, điều hành và giám sát VTHKCC trên địa bàn thành phố. Trong năm 2020, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp được ngân sách bảo đảm kinh phí chi thường xuyên. Từ năm 2021 trở đi, căn cứ nguồn thu của đơn vị sẽ xây dựng lại cơ chế tài chính trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tiếp đó, UBND TP Cần Thơ công bố danh mục mạng lưới 5 tuyến VTHKCC bằng xe buýt nội tỉnh trên địa bàn TP Cần Thơ. Theo đó, thành phố mở mới 5 tuyến xe buýt không trợ giá, bao gồm: tuyến Ba Láng - Cờ Đỏ với cự ly 54,9km; tuyến Lộ Tẻ - Vĩnh Thạnh cự ly 62,5km; tuyến Ô Môn - Kinh B cự ly 58,4km; Sân bay Cần Thơ - thị trấn Phong Điền cự ly 53,1km; tuyến Sân bay Cần Thơ - Bến xe khách Trung tâm TP Cần Thơ cự ly 21,6km. Dự kiến số lượng xe buýt là 138 xe và 501 điểm dừng, nhà chờ; tần suất 15 phút/xe. Trên cơ sở đó, Sở GTVT TP Cần Thơ xây dựng quy trình lựa chọn và ban hành kế hoạch lựa chọn đơn vị khai thác tuyến VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thông báo đến doanh nghiệp trong và ngoài thành phố quan tâm tham gia đầu tư khai thác 5 tuyến xe buýt trên. Ông Tống Hoàng Kha, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết: Kể từ khi thông báo, đến ngày 16-7-2020, đã có 3 doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu đầu tư khai thác các tuyến xe buýt trên.
Ông Tống Hoàng Kha, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết: 5 tuyến xe buýt mở mới nhìn chung là các tuyến giao thông huyết mạch của thành phố. Trong đó, kết nối Sân bay quốc tế Cần Thơ với bến xe khách trung tâm và các điểm du lịch; kết nối các trường học, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn; kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố để khuyến khích người dân sử dụng xe buýt. Qua tính toán sơ bộ, nếu các doanh nghiệp tham gia đầu tư đảm bảo chất lượng xe, phục vụ tốt sau năm đầu khai thác, doanh nghiệp có thể có lãi. Sở GTVT thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến xe buýt theo đúng quy trình, phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động 5 tuyến xe mới, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân ...
Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đầu tư khai thác 5 tuyến VTHKCC bằng xe buýt
Theo Sở GTVT thành phố, đó là đơn vị mới có tiềm lực, đáp ứng các tiêu chí: phương tiện đưa vào khai thác phải hoàn toàn mới; xe có máy lạnh, đầy đủ trang thiết bị kể cả sàn xe thấp dành cho người khuyết tật... Khi nhà đầu tư tham gia đề xuất phương án khai thác tuyến, lộ trình của 5 tuyến xe buýt nêu trên có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nhà đầu tư được quyền khai thác quảng cáo trên thân xe ứng với số phương tiện xe buýt của nhà đầu tư khai thác trên các tuyến. Đồng thời, được quyền khai thác các bãi đỗ xe buýt kết hợp điểm đầu - điểm cuối xe buýt và các dịch vụ khác do nhà đầu tư xây dựng theo quy định.
Cần sớm có cơ chế hỗ trợ cho các tàu cá gặp nạn trên biển Mỗi chuyến ra khơi khai thác hải sản, các ngư dân đối diện với bao rủi ro, vì thế cần sớm có cơ chế hỗ trợ cho các tàu cá gặp nạn trên biển. Hiện Sở NN&PTNT Đà Nẵng đã có những kiến nghị để tháo gỡ vướng mắc. Mỗi chuyến tàu ra khơi khai thác hải sản luôn đối mặt nhiều nguy...