Đề xuất dán tem phân biệt đào rừng
UBND dân huyện Vân Hồ đề xuất dán 11.000 tem cho hoa đào xuất xứ địa phương để tránh nhầm lẫn giữa đào trồng và đào rừng.
Ngày 12/1, ông Vũ Thanh Hải, Phó Chủ tịch huyện Vân Hồ, cho hay huyện vừa kiến nghị UBND tỉnh Sơn La đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho phép người dân được khai thác, buôn bán, vận chuyển cành đào, gốc đào trồng, làm tem nhãn cho đào trồng của Vân Hồ và tổ chức Lễ hội hoa đào 2021.
“Chủ trương cấm chặt, bán đào rừng là đúng. Tuy nhiên, thời gian qua người dân băn khoăn, lo không bán được đào trồng trong dịp Tết, ảnh hưởng tới thu nhập”, ông Hải nói.
Mẫu tem huyện Vân Hồ đề xuất dán cho hoa đào xuất xứ từ địa phương. Ảnh: TTVH.
Theo ông Hải, những năm qua tại hai xã Lóng Luông và Vân Hồ, người dân nhận thấy trồng đào bán gốc, cành dịp Tết đem lại thu nhập cao, nên đã phát triển trồng loại cây này. Hiện trên địa bàn huyện có hơn 500 ha đào trồng và không có đào rừng tự nhiên.
Video đang HOT
Huyện Vân Hồ đề xuất dán tem xác minh nguồn gốc đối với đào trồng dựa trên số liệu thống kê diện tích, số lượng gốc đào trồng của các hộ dân và huyện phát ra số tem tương ứng.
Phòng văn hóa thông tin huyện Vân Hồ đã thiết kế 2 mẫu tem, kích thước dài 15 cm và 20 cm, số lượng 11.000 tem.
Hoa đào nở trên một cánh rừng Tây Bắc. Ảnh: Lê Trung Kiên.
Trước đó, phát biểu tại hội nghị của ngành nông nghiệp chiều 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cấm việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết, để gìn giữ nét đẹp của nông thôn, miền núi.
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, giải thích Thủ tướng yêu cầu cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết, chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng.
“Người dân miền núi hay miền xuôi trồng được đào để bán dịp Tết thì cần khuyến khích, vì vừa để người dân có cây đẹp chơi Tết, vừa góp phần tăng thu nhập cho người trồng”, ông Dũng nói.
Rộn ràng sinh viên đón tết Tây
Tết dương lịch là dịp để nhiều sinh viên tổ chức các buổi vui chơi với bạn bè, gia đình và đặt nhiều mong ước cho một năm mới an lành, thành công.
Những chàng sinh viên chuẩn bị đón tết Tây - NGUYỄN ĐIỀN
Tết Tây cũng là dịp đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tuy không phải là cái tết cổ truyền của dân tộc nhưng đây cũng là dịp người trẻ có thể vui chơi bên cạnh những người thân yêu, cầu mong điều tốt đẹp và may mắn cho năm mới.
Nguyễn Duy Tân, SV ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết sẽ cùng nhóm bạn tham quan Suối Tiên trong ngày đầu của năm mới: "Thời SV là vui nhất, được cùng nhóm bạn khám phá nhiều địa điểm tại Sài Gòn, chụp lại vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm sau này".
Ở các ký túc xá, nhiều SV không có điều kiện về nhà vào dịp tết Tây đã có những hoạt động thú vị như trang trí phòng ở, mua sắm quần áo giá rẻ, họp mặt đàn hát... tạo ra không khí vui tươi, để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Tại ký túc xá Trường ĐH Sư phạm (Q.11, TP.HCM), không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp, để chuẩn bị cho đêm hội xuân, từng nhóm SV tổ chức trang trí phòng ở, cùng nhau tập hát, nhảy múa... Những hình ảnh quen thuộc với ngày tết như hoa đào, hoa mai... được đính kết khéo léo khiến cho không gian nhiều phòng ở trở nên tươi mới, đầy sức sống. Từng nhóm SV mỗi người một việc như làm đồ hóa trang, làm cổng trại để có một đêm hội xuân đáng nhớ, để lại nhiều dấu ấn đẹp cho thời SV.
Tỉ mỉ gắn từng chi tiết hoa lên tấm áo tái chế từ ni lông để chuẩn bị cho phần thi thời trang của đêm hội xuân, Võ Thị Chính, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: "Qua năm mới em mong muốn tình hình dịch Covid-19 sẽ dứt điểm để không phải nghỉ tết dài như năm 2020, hoàn thành tốt việc học, ra trường đúng hẹn và có được công việc tốt trong tương lai".
Lê Thành Đạt (quê Bến Tre, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: "Đây là cái Tết dương lịch đầu tiên phải xa nhà, không được họp mặt với gia đình nhưng đổi lại có những người bạn cùng em đàn hát, lắng nghe những câu chuyện của nhau khiến em xua tan đi phần nào nỗi nhớ nhà". Đạt mong muốn năm mới sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới và vững vàng với những thử thách của cuộc sống.
Nguyễn Minh Bảo, SV Trường ĐH Văn Lang, tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập mua sắm tết: "Thù lao của những ngày tết Tây sẽ tăng gấp 2 - 3 lần so với ngày thường nên mình sẽ tranh thủ gác lại hoạt động vui chơi để kiếm thêm tiền mua sắm cho tết ta. Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn nên phải tranh thủ làm việc bù lại và hy vọng năm mới mọi thứ sẽ may mắn, cuộc sống bình yên hơn năm cũ".
'Chính phủ chỉ cấm chặt đào rừng tự nhiên' Thủ tướng yêu cầu cấm chặt đào rừng tự nhiên mang về thành phố chơi Tết, chứ không cấm mua bán đào do người dân miền núi hoặc miền xuôi trồng. Ngày 26/12, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giải thích như trên về chỉ đạo của Thủ tướng cấm chặt đào rừng chơi Tết. Ông nói...