Đề xuất dân bầu trực tiếp Chủ tịch Đà Nẵng
Đại biểu Vũ Trọng Kim đề nghị Quốc hội để người dân Đà Nẵng trực tiếp lựa chọn người đứng đầu chính quyền thành phố thông qua bầu cử.
Ngày 23/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác.
Theo đó, Chính phủ đề nghị thí điểm mô hình một cấp chính quyền địa phương tại Đà Nẵng, gồm HĐND và UBND; hai cấp hành chính còn lại (quận, phường) không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức UBND. Riêng huyện Hòa Vang và các xã trực thuộc tiếp tục giữ mô hình 3 cấp chính quyền gồm HĐND và UBND.
Đề xuất để người dân Đà Nẵng trực tiếp bầu chủ tịch thành phố, đại biểu Vũ Trọng Kim – Chủ tịch trung ương Hội cựu Thanh niên xung phong, nói “ra đời một mô hình mới thì người dân cần cảm nhận được sự dân chủ, sáng kiến của họ được tiếp thu, quyền lợi và chất lượng cuộc sống tăng lên”.
Theo ông Kim, “Đà Nẵng đã là thành phố đáng sống thì khi thí điểm chính sách đặc thù phải đáng sống hơn, thực sự là chính quyền nhân dân theo mô hình mới”.
Đại biểu Vũ Trọng Kim phát biểu tại nghị trường. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Về mô hình một cấp chính quyền địa phương ở Đà Nẵng, ông Kim phân tích “khi đó, khối lượng công việc của HĐND (cấp thành phố) sẽ nhiều hơn, đòi hỏi các ban của cơ quan này phải chất lượng, chuyên nghiệp, sâu sát với dân”.
Đồng tình với ý kiến trên, đại biểu Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, cho rằng mô hình chính quyền đô thị của Đà Nẵng phải đặc biệt, không giống các địa phương khác.
Video đang HOT
“Tôi cho là phải bầu trực tiếp Chủ tịch UBND thành phố, để ông ta nhiều quyền tự quyết đồng thời xây dựng cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực”, ông Thắng nói.
Lấy ví dụ Singapore chỉ có dân số khoảng 6 triệu người, bằng một nửa TP HCM, nhưng họ đã trở thành một đảo quốc phát triển với mục tiêu xuyên suốt là đặt người dân vào trung tâm phụng sự, ông Thắng nói “chính quyền đô thị ở Đà Nẵng nếu muốn phát triển được bền vững cũng phải đi theo hướng đó”.
“Nên cơ cấu 90% đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, chỉ cần vài lãnh đạo kiêm nhiệm, như vậy mới thực sự sát với dân, đủ quyền lực và thường xuyên làm việc vì dân”, Chủ tịch Hội nghề cá nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Việt Thắng. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói khi được giao cơ chế đặc thù, Đà Nẵng phải nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường cơ chế giám sát và kiểm soát quyền lực. “Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết, chúng tôi sẽ cùng cơ quan thẩm tra và các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục rà soát để đảm bảo chặt chẽ, đáp ứng quyền làm chủ của nhân dân”, ông Dũng nói.
Dự thảo nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua chiều 18/6.
Đà Nẵng là đô thị trực thuộc Trung ương, diện tích không lớn (hơn 1.285,4 km) song tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao. Toàn thành phố có 8 quận, huyện (bao gồm Hoàng Sa) và 56 phường, xã; tổng dân số hơn 1,1 triệu. Hiện Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc phân định quyền hạn, nhiệm vụ, phương thức quản lý bộ máy, phân cấp trên một số lĩnh vực chưa phù hợp với đặc thù về quản lý đô thị…
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, HĐND cấp tỉnh, thành là cơ quan bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch UBND cùng cấp.
Đà Nẵng: Các trường học cảnh giác với thông tin suy diễn về dịch nCoV
Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị các đơn vị, trường học lưu ý cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV cảnh giác trước một số mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin thiếu chính xác, suy diễn đã tạo tâm lý bất an cho nhân dân về dịch bệnh Corona
Ngày 29/1, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho hay, bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở vừa có văn bản số 193/SGDĐT-CTrTT (ngày 28/1) gửi các Phòng GD-ĐT quận, huyện; các trường, trung tâm trực thuộc Sở; các trường đại học ngoài công lập yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị, trường học lưu ý cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV cảnh giác trước một số mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin thiếu chính xác, suy diễn về dịch bệnh nCoV (Ảnh: HC)
Theo đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học nghiêm túc thực hiện những nhiệm vụ cấp bách theo Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện 43/CĐ-BGDĐT ngày 28/01/2020 của Bộ GD-ĐT và các văn bản chỉ đạo, Điện, Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Thành ủy, HĐND, UBND TP Đà Nẵng về phòng, chống dịch bệnh nCoV.
Cụ thể, tất cả các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP Đà Nẵng được yêu cầu tiến hành tổng vệ sinh trường, lớp; tiến hành khử trùng các dụng cụ nhà bếp, đồ dùng sinh hoạt cá nhân... trước khi học sinh, sinh viên đi học lại sau nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý.
Đồng thời căn cứ nội dung Chỉ thị số 05/CT-TTg, Công điện số 43/CĐ-BGDĐT; các văn bản chỉ đạo, các thông tin chính thống của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Bộ Y tế, Bộ TT-TT; UBND, Sở Y tế, Sở TT-TT TP Đà Nẵng; các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương... để đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV các kỹ năng cần thiết để phòng chống dịch bệnh nCoV.
Trong đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị thủ trưởng các đơn vị, trường học cần lưu ý cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV cảnh giác trước một số mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin thiếu chính xác, suy diễn, đã tạo tâm lý bất an cho nhân dân về dịch bệnh nCoV; phải biết chọn lọc, tiếp thu các thông tin chính thống do các cơ quan chức năng, các cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương cung cấp.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị, trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV và các dịch bệnh mùa đông xuân.
Đảm bảo các điều kiện chăm sóc sức khỏe, vệ sinh học đường và an toàn trường học, dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phẩm cho trẻ em, HS-SV; hướng dẫn thực hiện các quy định, nội quy về bảo quản và sử dụng các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong các cơ sở giáo dục. Giáo dục HS-SV làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương giáo dục, hướng dẫn trẻ em, HS-SV thực hiện các kỹ năng phòng chống dịch bệnh, tự chăm sóc khỏe, an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại trường học, tuân thủ việc ăn chín, uống chín, thay đổi thói quen có nguy cơ dẫn đến mất vệ sinh, an toàn thực phẩm,...)
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ rèn luyện thể lực phù hợp với độ tuổi, thể trạng của trẻ em, học sinh và điều kiện của gia đình để dự phòng các dịch bệnh.
Các đơn vị, trường học trên địa bàn cũng được Sở GD-ĐT Đà Nẵng yêu cầu hướng dẫn cán bộ, giáo viên, giảng viên, nhân viên, HS-SV hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh nCoV; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc;
Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục; chủ động phối họp chặt chẽ với các cơ sở y tế trên địa bàn, tăng cường công tác y tế trường học; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống các dịch bệnh trong trường học; tổ chức các bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và an toàn thực phấm; bảo đảm cung cấp đủ nước uống, nước sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn quy định, thường xuyên làm vệ sinh khuôn viên sân trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải quanh sân trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học.
Theo dõi chặt chẽ và phối hợp quản lý tốt sức khỏe HS-SV, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thông báo ngay cho cơ quan y tế để khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không đế dịch lây lan trong trường học;
Tăng cường kiểm tra, giám sát của ngành giáo dục cùng với ngành y tế, huy động sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh giám sát công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, vệ sinh trường học, an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục; phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về chăm sóc sức khỏe, an toàn thực phẩm, điều kiện vệ sinh trong trường học, nhằm đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, HS-SV.
Theo infonet
Đà Nẵng chi gần 20 tỷ mua thiết bị ứng phó virus corona Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ký văn bản đồng ý chi 20 tỷ đồng để mua sắm bổ sung trang thiết bị phòng, chống dịch bệnh năm 2020 cho Bệnh viện Đà Nẵng. Chiều 29/1, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ký văn bản về chủ trương mua sắm bổ sung trang thiết bị...