Đề xuất dân bán rác thải, công ty thu gom trả tiền
“Quan điểm của tôi là người dân phải bán rác thải và công ty đi thu gom, vận chuyển, phân loại là người đi mua rác.
Anh phải trả tiền cho tôi thay vì bắt tôi trả tiền, rồi sinh ra vứt bừa rác”, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề xuất tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), ngày 12/8.
Sửa đổi luật bảo vệ môi trường lần này tiếp tục đề cập việc phân loại rác thải ảnh: như ý
ược trả tiền người dân sẽ “nhiệt tình” phân loại
Theo Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Quốc hội Phan Xuân Dũng, dự thảo đã luật hóa việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản (chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác).
Hộ gia đình, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm chi trả một phần kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý, phần kinh phí còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Riêng chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế không phải chi trả kinh phí thu gom, vận chuyển và xử lý.
Liên quan đến thuế, phí, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, hai Bộ TN&MT và Tài chính sẽ phối hợp đề xuất mức hợp lý, ngoài thu ngân sách còn để giảm thiểu nguồn thải. Như thế sẽ rõ hơn, vì Bộ Tài chính cũng không thể biết được đâu là chất ô nhiễm, mức độ ô nhiễm thế nào. Còn ngân sách, lần này sẽ làm rõ trách nhiệm chủ đạo của nhà nước, đồng thời xác định vai trò của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề xuất thay đổi phương thức mới, trái ngược hoàn toàn với cách làm hiện nay. Qua đó phải phân thành hai loại, với rác thải công nghiệp, nhà máy xả thải phải trả tiền. Còn rác thải sinh hoạt, người dân phải là người bán rác thải, được thu tiền về, còn công ty thu gom, vận chuyển phải trả tiền mua rác. “Vì bắt tôi trả tiền nên sinh ra vứt bừa rác. Nhưng nếu tôi bán rác, được tiền, dù không nhiều thì tôi vẫn ý thức, nhiệt tình phân loại để bán. Nhà máy phải đi mua của ông vận chuyển để xử lý ra các loại sản phẩm”, ông Phúc đề xuất.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
Đồng tình với đề xuất trên, song Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị có quy định ở một mức nào đó. Nghĩa là anh càng xả thải nhiều chất thải sinh hoạt, anh càng phải trả phí nhiều, vì người ta phải thu gom, xử lý rác. “Nếu không phải trả tiền lại khuyến khích người ta xả thải nhiều. Anh có quyền bán nhưng nếu xả nhiều thì phải trả phí”, ông Lưu nêu quan điểm.
Thùng rác ba ngăn, phân loại tại nhà
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Phan Thanh Bình cũng ủng hộ phân thành 3 loại rác ngay tại nguồn, nhưng theo ông đây là vấn đề khó, nói chục năm nay rồi mà ngay ở thành phố lớn cũng chưa làm được. Trong khi đó, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cho rằng, nếu quyết tâm làm đồng bộ sẽ tạo ra một thói quen tốt trong dân cư.
“Như anh Nguyễn Hạnh Phúc nói, phân loại rác, người dân bán được thì họ bán, còn xả thải vào môi trường, họ phải trả phí… Địa phương tôi trước đây thí điểm ở phường thì dân hưởng ứng. Nhưng khi thu gom thì tất cả đổ lên một xe thành ra rất lãng phí. Quan trọng là có nhận thức đồng bộ. Tôi đề nghị nghiên cứu lộ trình ngắn hơn, đến tận năm 2025 thì dài quá”, ông Túy nêu.
Đồng tình với việc quản lý chất thải rắn Chính phủ trình, tuy nhiên để mang lại hiệu quả, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý sau này phải có chiến dịch truyền thông, dần dần thay đổi ý thức, hành động của người dân và toàn xã hội như đối với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phải tạo thói quen phân loại rác tại nguồn, tại từng hộ, từng nhà, đâu phải đợi tới nhà máy mới phân loại.
Tuy nhiên, theo bà Ngân, muốn làm điều này phải có điều kiện cụ thể, nhà thu gom rác làm thùng 3 ngăn khác màu và in chữ luôn. Theo Chủ tịch Quốc hội, có thể đăng ký làm kiểu mẫu cho từng khu phố, từng huyện, từng tỉnh giống như phong trào xây dựng nông thôn mới. “Luật này phải cụ thể hóa Hiến pháp, làm sao cho môi trường trong lành. Chất thải rắn, chất thải khí, chất thải lỏng…tất cả đều phải được xử lý. Trước mắt là rác sinh hoạt rất nhiều, cần phải được xử lý”, bà Ngân đề nghị.
"Giãn cách xã hội không có nghĩa là không làm việc"
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc phiên họp 44 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 20/4.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ trong việc phối hợp chặt chẽ để điều chỉnh chương trình làm việc linh hoạt, phù hợp.
Trong đó, các Uỷ ban của Quốc hội đã họp trực tuyến để thẩm tra, đảm bảo nội dung trình ra Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nhiều nội dung lớn cũng được chuẩn bị theo cách thức làm việc mới, trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Tuy vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, dù Phiên họp lùi hơn một tuần do ảnh hưởng của dịch bệnh, trước đó Tổng Thư ký Quốc hội cũng có văn bản đề nghị các cơ quan liên quan bằng hình thức làm việc phù hợp chuẩn bị kịp thời các nội dung nhưng đến hôm nay vẫn còn thiếu một số tài liệu.
"Điều này cần chú ý. Trong thời gian giãn cách không có nghĩa là không làm việc, để công việc ách tắc. Phải thay đổi phương thức làm việc" - bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao tinh thần khẩn trương của Chính phủ trong tiếp thu ý kiến tại phiên họp bất thường của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sớm triển khai gói an sinh hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Theo chương trình phiên họp, từ ngày 20-23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 5 dự án luật, gồm: Dự án luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (cho ý kiến lần 2); Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Một số vấn đề lớn của dự án Luật Thanh niên (sửa đổi).
Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; Phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019; Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019; Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em".
Đặc biệt là cho ý kiến về việc trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); phê chuẩn gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động Quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức và Báo cáo chuẩn bị kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá 14.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng dự phòng thời gian để xem xét các nội dung nếu đủ điều kiện.
Ngọc Thành
Rác thải tồn đọng tại nội thành Hà Nội nhanh chóng được thu dọn Chiều 18-7, đại diện Công ty Môi trường đô thị Hà Nội cho biết, ngay sau khi người dân hai xã Hồng Kỳ và Nam Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) gỡ bỏ rào chắn, đơn vị đã huy động tối đa nhân lực, phương tiện để vận chuyển, xử ly rác. Công nhân Công ty Môi trường đô thị Hà Nội khẩn...