Đề xuất công khai dự án nhận cọc để huy động vốn
Sở Xây dựng kiến nghị công khai thông tin pháp lý các dự án huy động vốn bằng hình thức đặt cọc để phòng rủi ro cho người mua.
Theo báo cáo tình hình thị trường bất động sản của Sở Xây dựng TP HCM, đại dịch bùng phát mạnh từ đầu năm 2020 đến giữa năm nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế xã hội. Thị trường bất động sản thành phố cũng bị suy giảm, tốc độ chậm lại nhưng vẫn xuất hiện nhiều vi phạm trong hoạt động kinh doanh.
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP HCM vẫn còn tình trạng dự án chưa hoàn thành thủ tục pháp lý nhưng chủ đầu tư đã đặt cọc, giữ chỗ, hứa mua, bán. Các đơn vị phát triển dự án, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh… đã ký hợp đồng mua bán nhà ở với khách hàng nhưng không công khai hoặc công khai không đầy đủ, thiếu trung thực thông tin về bất động sản theo quy định.
Trước mặt trái này, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo các sở ngành liên quan công khai thông tin pháp lý các dự án nhằm ngăn chặn hoạt động kinh doanh trái pháp luật.
Khảo sát của VnExpress cũng cho thấy, các trường hợp đặt cọc mua nhà hoặc nền đất trên giấy có giá trị lên đến hàng trăm, thậm chí cả tỷ đồng vẫn diễn ra khá phổ biến tại TP HCM và vùng phụ cận. Bên bán thường dùng hợp đồng đặt cọc để huy động dòng vốn này của khách hàng dù dự án chưa xây xong móng hoặc hạ tầng còn ngổn ngang. Các trường hợp đặt cọc mua nền (nhà) đất với giá trị lớn có thể gặp rủi ro vì Luật quy định lỏng lẻo và thiếu chế tài về hành vi này.
Thị trường bất động sản phía Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng nhiều lần kiến nghị loạt giải pháp ngăn chặn nguy cơ và rủi ro cho khách hàng khi đặt cọc số tiền quá lớn để mua nền (nhà) đất.
Video đang HOT
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự có đề cập sơ bộ đến hành vi đặt cọc nhằm mục đích “để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng. Thế nhưng, Luật Kinh doanh Bất động sản không có quy định về “đặt cọc” là điểm bất cập đáng lưu ý vì đây là lỗ hổng pháp lý quá lớn.
HoREA cho biết, lợi dụng kẽ hở này, các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức như: thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận hợp tác đầu tư… với giá trị đặt cọc lớn, gây rủi ro cho khách hàng. Trong lúc Luật Kinh doanh bất động sản quy định sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng không quá 30% giá trị hợp đồng.
Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự quy định “Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.
Hiệp hội này kiến nghị, hành vi đặt cọc khi mua nhà đất cần được quy định, thậm chí nêu rõ chế tài trong các luật chuyên ngành mới đảm bảo an toàn cho người mua. Ví dụ, đặt cọc” để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán bất động sản hình thành trong tương lai (trong đó có đất nền), thì phải vừa tuân thủ quy định của Bộ Luật Dân sự, phải vừa tuân thủ quy định của Luật Kinh doanh Bất động sản mới chặt chẽ.
Ngoài ra, hiện nay Bộ Luật Dân sự không quy định tỷ lệ hoặc giới hạn của giá trị đặt cọc trên giá trị của hợp đồng (hoặc hợp đồng dự kiến giao kết), mà do các bên tự thỏa thuận. Lợi dụng sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong trường hợp này, nên các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng.
Theo HoREA, việc nhận đặt cọc với giá trị lớn cũng không phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Bởi lẽ, Luật này quy định chủ đầu tư dự án bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được thu lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng. Song trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bán nền (nhà) đất thu tiền cọc vượt xa tỷ lệ này. Nếu dự án xảy ra sự cố, khách hàng có thể bị chôn dòng vốn lớn, thậm chí rơi vào thế yếu nếu muốn đòi lại tiền vì luật thiếu chế tài và quy định về hành vi đặt cọc còn quá lỏng lẻo.
"Nguồn vốn đang tập trung vào lĩnh vực rủi ro hơn là sản xuất kinh doanh"
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 31/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Chính phủ các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2021.
NGUỒN VỐN ĐANG TẬP TRUNG VÀO MỘT SỐ LĨNH VỰC RỦI RO
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/2021 vẫn có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tăng trưởng GDP quý I/2021 tăng 4,48% so cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng quý 1/2020 cho thấy sự thích nghi, sức chống chịu và xu thế phục hồi của nền kinh tế ngày càng gia tăng". Chỉ số CPI tháng 3 tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I chỉ tăng 0,29%. Tiến độ thu ngân sách khả quan, tổng thu ngân sách quý I đạt 30,1% dự toán, cao hơn các năm trước.
Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lưu ý nhiều điểm quan trọng khác như nguồn vốn tập trung vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hơn là để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. "Một phần nguyên nhân do lãi suất ở mức thấp, dòng tiền đang có xu hướng đầu tư vào thị trường bất động sản, một phần do công tác quản lý đất đai, quy hoạch và việc thổi giá của đối tượng môi giới, tạo nên các cơn sốt đất, khiến giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh trong những tháng đầu năm, bất chấp diễn biến của dịch bệnh", Bộ trưởng nhận định.
Thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhưng chủ yếu là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản và ngân hàng, sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất còn hạn chế.
Tương tự, tổng mức huy động vốn vào thị trường chứng khoán tăng cao, tuy nhiên, giá trị phát hành cổ phiếu giảm, cho thấy nguồn vốn vào thị trường không thực sự để phục vụ mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, cần chú trọng theo dõi sát diễn biến các thị trường trên, không để xảy ra tình trạng bong bóng thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến nền kinh tế.
GIÁM SÁT CHẶT CHẼ TÍN DỤNG VÀO BẤT ĐỘNG SẢN, CHỨNG KHOÁN
Cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP quý 1 đạt 4,48%, tuy cao hơn mức tăng trưởng dự báo trong Báo cáo tháng 1/2021 nhưng vẫn thấp hơn 0,64 điểm phần trăm so với mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết 01/NQ-CP.
Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,5% thì quý 2/2021 GDP cần đạt mức tăng trưởng 7,19% (cao hơn 0,08 điểm phần trăm so với Nghị quyết 01); quý 3 cần tăng 6,78% (cao hơn 0,07 điểm phần trăm) và quý 4 cần tăng 7,16% (cao hơn 0,49 điểm phần trăm).
Tư lệnh ngành kế hoạch và đầu tư đánh giá, để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đặt ra là khá nặng nề, cần tập trung các giải pháp để kích thích tăng trưởng, thúc đẩy phục hồi toàn diện nền kinh tế. Cụ thể, thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh việc mua và triển khai tiêm vaccine Covid-19. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
"Chỉ số giá ở mức thấp, trong khi cân đối ngân sách được bảo đảm là những điều kiện thuận lợi để tiếp tục mở rộng chính sách tài khóa, kích thích tăng trưởng kinh tế; triển khai chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện ngay các chính sách hỗ trợ bổ sung các ngành, lĩnh vực đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; xem xét điều chỉnh hợp lý việc tăng giá, phí một số mặt hàng do nhà nước quản lý theo lộ trình", Bộ trưởng nêu.
Đáng chú ý, Bộ trưởng đề nghị tập trung theo dõi sát diễn biến của các thị trường tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, BOT giao thông. Tích cực triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát, hạn chế nợ xấu mới phát sinh; giám sát các tổ chức tín dụng có các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Bộ Tài chính tập trung theo dõi thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 153/2020/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tăng cường giám sát biến động của thị trường chứng khoán, chống thao túng giá, phòng ngừa rủi ro tăng nóng của thị trường. Phát triển các quỹ đầu tư dài hạn và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tận dụng cơ hội thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán để phát triển thị trường.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư ngân sách nhà nước, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
QUẢN LÝ CHẶT VIỆC CẤP ĐẤT, SỬ DỤNG ĐẤT
Bộ trưởng cũng đề xuất, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc sử dụng và khai thác tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đang xây dựng và phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng diện tích đất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều dự án có diện tích sử dụng đất lớn được lập ra với mục đích chiếm dụng đất, trông chờ chênh lệch địa tô, bán lại dự án, không phải mục đích đầu tư phát triển... cản trở đến hiệu quả sử dụng đất, phát triển kinh tế của các địa phương.
Do vậy, cần phải thực sự tiết kiệm, quản lý chặt chẽ, hiệu quả việc cấp đất, sử dụng đất cho các dự án; cấp đất phải căn cứ vào nhu cầu, khả năng thực tế triển khai gắn với các điều kiện nhất định về tiến độ, kết quả thực hiện dự án, nghĩa vụ với nhà nước và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Việc cấp và giao đất phải được thực hiện hiệu quả, công khai, minh bạch thông qua các hình thức đấu thầu, đấu giá theo đúng quy định và bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Dự án kênh chống ngập sân bay Tân Sơn Nhất tăng 1.460 tỷ đồng Vốn cải tạo kênh Hy Vọng - một trong hướng thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, tăng hơn 1.460 tỷ đồng (khoảng 280%) so với trước do giải phóng mặt bằng. Đề xuất chủ trương đầu tư công dự án gửi Sở Xây dựng TP HCM mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng...