Đề xuất cơ chế mới về hòa giải, đối thoại tại Tòa án là phù hợp
Qua hơn 9 tháng thực hiện thí điểm, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, việc triển khai thí điểm tại Tòa án thành phố và 9 Tòa án quận, huyện được thực hiện kịp thời, phù hợp.
Toàn cảnh buổi “ Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TP HCM”.
Sáng 8/10, TAND TP HCM đã “Tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại TP HCM”.
Theo báo cáo, sau thời gian thực hiện thí điểm, các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại TAND TP HCM và 9 Tòa án quận, huyện đã thụ lý 9.991 đơn, số vụ đưa ra hòa giải đối thoại 6.501, số vụ hòa giải thành 5.189, đạt tỷ lệ 79,8%. TP HCM cùng với Hà Nội, Bình Dương, Khánh Hoà là một trong 4 địa phương đạt tỷ lệ hòa giải cao nhất.
Trao bằng khen cho những cá nhân có thành tích xuất sắc.
Lãnh đạo TAND TP HCM cho biết, Chánh án TAND quận, huyện thực hiện thí điểm thường xuyên bám sát hoạt động của các Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, kịp hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ và báo cáo kịp thời đến ban chỉ đạo Tòa án tối cao những vướng mắc trong quá trình triển khai thí điểm hòa giải, đối thoại, nhằm thực hiện quy trình, kỹ năng hòa giải, đối thoại.
Video đang HOT
Ngoài ra, các Đối thoại viên, Hòa giải viên có nhiều tâm huyết đã chủ động, tích cực nghiên cứu nội dung vụ việc xây dựng kế hoạch làm việc với đương sự, tiến hành hòa giải, đối thoại.
Qua hơn 9 tháng thực hiện thí điểm đối mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính, việc triển khai thí điểm tại TAND TP HCM và 9 Tòa án quận, huyện được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và kịp thời.
Theo đánh giá của TAND TP HCM, việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế mới về hoà giải, đối thoại tại Tòa án là phù hợp, trong đó nổi bật.
Cụ thể, phát huy ý chí tự do và quyền tự định đoạt của đương sự, tạo điều kiện cho các bên thực thi quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất. Đây là bước quan trọng để thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngăn ngừa tiêu cực phát sinh, góp phần xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh. Việc hòa giải thành công sẽ giảm tải công việc và áp lực đối với công tác xét xử, tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Bên cạnh đó việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, đối thoại là phù hợp với xu thế của thời đại, thúc đẩy giao lưu dân sự, phát triển kinh tế. Các khiếu nại hành chính, việc tổ chức đối thoại linh hoạt theo mô hình này sẽ khắc phục được bất cập, nâng cao hiệu quả trong giải quyết các khiếu nại hành chính.
Phương thức này thu hút được lượng ngoài biên chế nhà nước có trình độ chuyên môn, đã được đào tạo, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm để tham gia hòa giải, đối thoại các tranh chấp, khiếu kiện. Kết quả của hoạt động thí điểm góp phần quan trọng để TAND tối cao sớm hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc xây dựng Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua.
Trân Định – Phi Sơn
Theo BVPL
Xứng đáng là lực lượng tiên phong
Công đoàn Việt Nam không chỉ là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, người lao động mà còn là tổ chức để tập hợp, giáo dục họ phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vì sự phồn vinh của đất nước
Sáng 24-7, tại Hà Nội, Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Công đoàn (CĐ) Việt Nam - 90 năm xây dựng và phát triển" do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tham dự có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
Tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ông Bùi Văn Cường, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết đã tròn 90 năm kể từ sự kiện thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ - tiền thân của tổ chức CĐ Việt Nam ngày nay. Từ khi thành lập đến nay, với những tên gọi phù hợp hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, CĐ Việt Nam luôn phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của cách mạng Việt Nam; thực hiện tốt vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân (CN) và người lao động (NLĐ), tập hợp đông đảo CNVC-LĐ, thực hiện đường lối của Đảng, tạo cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, nhà nước. Vai trò to lớn đó của CĐ Việt Nam đã được khẳng định trong Hiến pháp và các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của nhà nước. Đó là minh chứng, là sự khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức CĐ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước.
GS-TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - khẳng định giai cấp CN luôn là lực lượng tiên phong, đứng ở trung tâm của các sự kiện quan trọng của đất nước, kế thừa xứng đáng và làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng của dân tộc. Thời kỳ đổi mới, giai cấp CN và tổ chức CĐ luôn ở tuyến đầu, là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, đội ngũ CN cả nước có trên 15 triệu người, làm việc trong tất cả thành phần kinh tế, tham gia đóng góp ngày càng lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh mới, mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song giai cấp CN và NLĐ Việt Nam vẫn giữ vững truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo, tin tưởng vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. "Tổ chức CĐ không chỉ là người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CN, NLĐ mà còn là tổ chức để tập hợp, giáo dục CN, NLĐ phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, vì sự phồn vinh của đất nước" - GS-TS Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ.
Ông Võ Văn Thưởng (thứ hai từ phải sang) - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - trao đổi với các đại biểu tại hội thảo
Lấy đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi làm mục tiêu hoạt động
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường nhấn mạnh hiện nay trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các quốc gia. Đây là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU)... sẽ có tác động trực tiếp đến tổ chức CĐ Việt Nam. NLĐ có thêm cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống; tiêu chuẩn lao động tiệm cận gần hơn với các công ước quốc tế, quan hệ lao động ngày càng đa dạng, phức tạp; yêu cầu của đoàn viên, NLĐ đối với tổ chức CĐ ngày càng cao. Thực tế ấy, đòi hỏi tổ chức CĐ Việt Nam phải tiếp tục phát huy những kinh nghiệm và lợi thế đang có, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, tập trung đổi mới đồng bộ cả về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động CĐ để hoàn thành tốt vai trò tổ chức đại diện cho giai cấp CN và NLĐ, đồng thời là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị Việt Nam.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, Đại hội XII CĐ Việt Nam đã đúc kết 3 vấn đề cho đổi mới tổ chức và hoạt động CĐ, trong đó có việc xây dựng các nhiệm vụ cốt lõi của CĐ đồng bộ cả mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài. Ông Hải cho biết điểm cốt lõi là xác định quan điểm "phục vụ" của tổ chức CĐ. Tính chiến lược của quan điểm "phục vụ" là nhấn mạnh phần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ CĐ. Trách nhiệm ấy của cán bộ CĐ là vì lợi ích có được, vì địa vị xã hội có được và vì sự phân công của tổ chức. Theo ông, có NLĐ tất yếu có tổ chức CĐ để tập hợp, đại diện, lãnh đạo NLĐ; song, có đoàn viên mới có tổ chức CĐ và có tổ chức CĐ mới có cán bộ CĐ. Vì thế, Đại hội XII CĐ Việt Nam quyết định phương thức hoạt động tổng quát: "Cấp trên phục vụ cấp dưới, tổ chức CĐ phục vụ đoàn viên, NLĐ" với yêu cầu lấy nhu cầu hợp pháp, chính đáng của tập thể CNVC-LĐ là cơ sở hoạt động và "lấy việc đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của CNVC-LĐ làm mục tiêu hoạt động".
Tạo động lực cho công nhân
Để xây dựng giai cấp CN Việt Nam lớn mạnh, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn cho rằng thời gian tới, tổ chức CĐ cần tiếp tục nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động CN; tạo động lực cho CN phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt của khối liên minh giai cấp CN, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. "Bên cạnh đó, cần đổi mới hình thức tổ chức và phương thức hoạt động của CĐ để nâng cao sức hấp dẫn; đoàn kết, vận động, tập hợp CN, mở rộng đối tượng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức" - ông Huấn bày tỏ.
Bài và ảnh: VĂN DUẨN
Theo Nguoilaodong
Đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của VN trên biển Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng đề nghị Trung Quốc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của VN trên biển theo luật pháp quốc tế, không để ảnh hưởng tiêu cực đến đà phát triển quan hệ hai nước. Sáng 21.7, tại TP.Quý Dương, thủ phủ tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) đã khai mạc hội thảo lý...