Đề xuất chung cư có thời hạn, khách ‘quay xe’ mua nhà đất thổ cư
Nhiều người đang lưỡng lự mua chung cư đã nhanh chóng chuyển hướng sang nhà đất thổ cư vì lo lắng trước đề xuất chung cư có thời hạn.
Đang cân nhắc mua một căn chung cư 3,5 tỷ đồng trên đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), anh Lê Văn Linh (ở quận Đống Đa) đã thay đổi ý định vì lo lắng sau đề xuất chung cư có thời hạn, giá chung cư sẽ hạ.
” Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết thời hạn sở hữu nhà của người dân sẽ không áp dụng hồi tố, nhưng hiện mới chỉ là dự thảo. Căn hộ 3,5 tỷ đồng là một tài sản lớn của vợ chồng tôi, vì vậy, nếu sau này không được sở hữu vĩnh viễn thì tôi thực sự lo lắng“, anh Linh nói.
Sau khi bàn bạc, hai vợ chồng anh Linh quyết định từ bỏ ý định mua chung cư và chuyển sang mua nhà mặt đất. Số tiền 3,5 tỷ đồng để lựa chọn được một căn nhà ưng ý vào thời điểm này là khá khó khăn, nhưng nếu chọn những căn nhà nhỏ, trong ngõ thì vẫn có thể mua được.
Sau gần 1 tháng tìm kiếm, vợ chồng anh Linh đã quyết định chốt một căn nhà 35 m2, 5 tầng, giá 3,7 tỷ đồng tại phố Đông Thiên (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
” Căn nhà này cách khu chung cư tôi định mua tầm hơn 1 km, cách nơi làm việc của hai vợ chồng khoảng 3 km nên vẫn rất thuận tiện cho việc đi làm. Nhà có sổ đỏ đầy đủ, có thể yên tâm an cư“, anh Linh chia sẻ.
Nhiều người chuyển hướng mua nhà thổ cư để được sở hữu lâu dài. (Ảnh minh họa)
Chị Trần Ngọc Minh (Đông Anh, Hà Nội) cũng cho hay, với chị, căn hộ chung cư cũng như một tài sản mang tính kế thừa nên khi Bộ Xây dựng đề xuất thời hạn sở hữu nhà chung cư xác định theo thời hạn sử dụng công trình, chị Minh khá lo lắng.
Dù có thông tin những căn hộ mua trước khi luật có hiệu lực sẽ vẫn được sở hữu lâu dài nhưng điều khiến chị lo là 50 năm sau, công trình cũng sẽ cũ và xuống cấp, người dân cần di dời. Lúc đó, cách tính chi phí đền bù, vị trí tái định cư cho người dân nếu thu hồi dự án chung cư sẽ thế nào?
Video đang HOT
” Căn nhà mua với giá 2 – 3 tỷ đồng tại thời điểm này là cả một tài sản lớn, nhưng lại không biết được 50 năm sau sẽ ra sao?“, chị Minh băn khoăn.
Vì vậy, thay vì mua căn chung cư, chị Minh quyết định đem số tiền hơn 2 tỷ đồng mua một căn nhà đất thổ cư diện tích khoảng 30m2 nhưng được sở hữu vĩnh viễn và có thể làm “của để dành” cho các con sau này.
” Vẫn biết số tiền hơn 2 tỷ đồng mua nhà đất lúc này chỉ mua được những căn nhà nhỏ, ở sâu trong ngõ, nhưng đó là nhà của mình, xuống cấp vẫn có thể tự đập đi xây lại và sau này có thể để lại cho con cháu“, chị Minh nói.
Theo anh Thanh Tùng, chủ một phòng môi giới bất động sản ở quận Hoàng Mai, khá nhiều người thấy thông tin đề xuất chung cư có thời hạn đã tạm dừng việc mua căn hộ trong thời điểm này hoặc chuyển hướng mua nhà đất.
” Những trường hợp chuyển hướng mua nhà đất đa phần là những người cũng có mức thu nhập ổn định và cao. Họ cũng có sẵn tiền nên mới có thể chuyển hướng ngay, bởi giá nhà đất dù trong ngõ cũng có phần cao hơn giá chung cư“, anh Tùng nói.
GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, khái niệm hộ gia đình vẫn là một tế bào của xã hội, con cái vẫn cần nhờ đến bố mẹ. Một người bình thường, nếu không nhờ đến bố mẹ thì không biết đến bao nhiêu tuổi, sau bao năm cặm cụi đi làm mới có thể sở hữu một ngôi nhà, chưa chắc đã có nhà nếu không do thế hệ trước để lại. Vì vậy, tâm lý sở hữu nhà vĩnh viễn tại Việt Nam vẫn rất rõ rệt.
” Nếu chung cư có thời hạn thì người dân sẽ chỉ thích nhà liền đất. Diện tích nhỏ cũng được, hẹp cũng được, tồi tàn cũng được nhưng gắn bó lâu dài“, ông Võ phân tích.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội phân tích, chúng ta trước nay vẫn có tư duy “ăn chắc mặc bền”, nên nhà là tài sản lớn và được sở hữu lâu dài, nhưng theo thời gian sử dụng chung cư sẽ xuống cấp.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam hiện nay rất nhanh, cùng đó là mức sống của người dân được đòi hỏi cao hơn từng ngày. Do đó, những khu đô thị cũ hết niên hạn cũng cần được cải tạo, xây mới. Điều này, đảm bảo được sự an toàn cho người dân cũng như làm đẹp bộ mặt đô thị.
Không ít chuyên gia bất động sản cho rằng quy định thời hạn sử dụng chung cư là cần thiết, bởi điều này góp phần chỉnh trang đô thị, khi chung cư đã xuống cấp. Bên cạnh đó, trong khi giá chung cư liên tục leo thang như hiện nay thì việc quy định thời hạn sở hữu chung cư sẽ góp phần kéo giảm giá căn hộ.
Mua nhà chung cư 50 năm, tôi dư tiền đầu tư đất lãi vài tỷ đồng
Việc lựa chọn căn hộ chung cư 50 năm tại Minh Khai (Hai Bà Trưng - Hà Nội) đã giúp anh Nguyễn Tiến Đạt tiết kiệm cả tỷ đồng để đầu tư đất.
Anh Đạt kể, năm 2019 vợ chồng anh sau nhiều đắn đo, suy nghĩ đã quyết định chọn mua 1 căn chung cư gần 100m2, sở hữu 50 năm tại Minh Khai. Căn hộ có giá 25 triệu đồng/m2, tổng giá trị là 2,45 tỷ đồng. Căn hộ có vị trí vô cùng đắc địa khi nằm trên 2 mặt đường lớn, tầng hầm là chợ và tầng 1 có đầy đủ các dịch vụ, tiện ích như: ngân hàng, Café,...
" Sở hữu vị trí đẹp, dịch vụ, tiện ích sang trọng, đầy đủ, nhưng vì là chung cư 50 năm nên giá nhà tại đây lại khá mềm. Vợ chồng tôi tính toán nhà chung cư rồi cũng đến lúc xuống cấp, nên ở 50 năm cũng gần hết đời người, vì vậy, cân nhắc nhiều lần, vợ chồng tôi quyết định xuống tiền", anh Đạt chia sẻ.
Nhiều người chọn mua căn hộ chung cư 50 năm để lấy tiền đi đầu tư. (Ảnh minh hoạ).
" Nhà chung cư chỉ có niên hạn sử dụng, tôi mua căn hộ 50 năm tiết kiệm được cả tỷ đồng. Nghĩ thế nên vợ chồng tôi không đắn đo lựa chọn", anh Đạt chia sẻ.
Cũng theo anh Đạt, sau khi mua nhà, anh còn dư ra hơn 1 tỷ đồng. Số tiền này anh đã mua 1 mảnh đất vườn tại Phú Cát (Quốc Oai, Hà Nội). Mảnh đất rộng 1.000 m2, có 200 m2 đất thổ cư. Đến năm 2021, khi cơn sốt đất tại Quốc Oai xuất hiện, mảnh đất này của hai vợ chồng anh đã bán được 6,5 tỷ đồng.
" Bỏ hơn 1 tỷ mua đất, chỉ sau 3 năm tôi lời 5 tỷ. Số tiền này nếu tôi bỏ ra mua 1 căn chung cư sở hữu vĩnh viễn thì chắc giờ không có số tiền lời kia. Trong khi ở nhà 50 năm hay vĩnh viễn chất lượng xây dựng cũng như nhau", anh Đạt nói.
Anh cũng bày tỏ quan điểm, căn nhà là nơi để ở, vì vậy, chất lượng sống tốt là được. Còn nói nhà chung cư còn là tài sản cho con cháu sau này thì rất khó, vì khi nhà chung cư xuống cấp như các khu tập thể cũ hiện nay thì tài sản ấy tuy của mình, nhưng để bán được hay tiếp tục sử dụng nữa đều không thể chủ động quyết định, còn chờ vào cơ quan chức năng cũng như tìm kiếm nhà đầu tư.
" Thực tế, nhìn cải tạo các khu nhà tập thể cũ hiện nay có thể thấy, việc được đền bù 1 căn nhà mới hay tái định cư tại chỗ trên chính mảnh đất cũ là rất khó khăn và mất thời gian, trong khi nhà vẫn là sở hữu của mình mà không thể ở cũng không để làm gì", anh Đạt bày tỏ.
Giống như anh Đạt, anh Lê Văn Thành (Hà Đông - Hà Nội) cũng lựa chọn căn hộ 50 năm thay vì mua căn hộ vĩnh viễn.
Anh Thành cho hay, căn hộ 30 năm giá thành rẻ hơn 30% trong khi vị trí, chất lượng xây dựng gần như tương đương.
" Ở chung cư chỉ nên xác định để ở sung sướng, còn nếu muốn căn nhà còn là tài sản thì nên mua đất thổ cư, đất nền. Vì chỉ có đất mới giữ giá và lên giá nhanh. Còn chung cư càng ở càng khó lên giá, nhất là những chung cư bình dân vì nếu không bảo trì tốt, chung cư xuống cấp, người mua sẽ không mấy mặn mà", anh Thành nói.
Cũng theo anh Thành, nhờ lựa chọn mua chung cư 50 năm nên anh tiết kiệm được gần 1 tỷ đồng. Số tiền này cùng với tiền kiệm sẵn có, hai vợ chồng anh đã mua 1 lô đất nền ở Hưng Yên. Cơn sốt đất đầu năm 2021, vợ chồng anh cũng lãi vài trăm triệu đồng chỉ trong thời gian ngắn.
" 50 năm là một khoảng thời gian quá dài đối với cuộc đời của mỗi con người. Vì vậy, có nơi ở tiện nghi và có tiền dư đi đầu tư vẫn thích hơn có cái nhà làm tài sản nhưng sau này để giữ được tài sản ấy cũng gặp rất nhiều rắc rối, chứ không phải như nhà đất thích thì đập đi xây lại hoặc mua bán dễ dàng, kể cả hàng trăm năm sau", anh Thành chia sẻ.
Mới đây, tại dự thảo Luật Nhà ở 2013 sửa đổi do Bộ Xây dựng soạn thảo đưa ra 2 phương án về thời hạn sử dụng nhà chung cư. Phương án thứ nhất quy định cụ thể thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng của công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng. Theo đó, nhà chung cư được quy định cụ thể về thời hạn sở hữu căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình (50 năm, 70 năm). Hết thời hạn sử dụng này, có kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền nhà chung cư không còn sử dụng được thì chấm dứt quyền sở hữu nhà ở chung cư, các chủ sở hữu thực hiện phá dỡ, xây dựng lại nhà ở.
Phương án 2 quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật đất đai. Phương án này thì nhà chung cư không có thời hạn sở hữu mà thực hiện theo pháp luật về đất đai là ổn định, lâu dài.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, tại nhiều nước trên thế giới cũng đã có quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư như: Trung Quốc (70 năm), Thái Lan (30 năm), Singapore (90 năm), Mỹ (99 năm)...
Ông Khởi cho rằng, về mặt tích cực, quy định thời hạn sử dụng nhà chung cư giúp hạ giá thành sản phẩm căn hộ, giúp người dân đa dạng các hình thức sở hữu nhà ở phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế. Ngoài ra, đề xuất này giúp công tác cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, chỉnh trang tái thiết đô thị được thuận lợi, đảm bảo an toàn tài sản, tính mạng cho người dân.
Nhưng về mặt tiêu cực, quy định này có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người mua nhà ở vì từ trước tới nay đã hình thành thói quen trong quan điểm nhà ở là sở hữu lâu dài, vĩnh viễn.
TS. Phạm Duy Nghĩa: Quy định sở hữu chung cư 50 năm, 70 năm là can thiệp vào quyền tài sản Liên quan đến vấn đề sửa đổi các điều luật, TS. Phạm Duy Nghĩa, Trọng tài viên VIAC, giảng viên ĐH Fullbright cho rằng, cần phân định rõ ràng những vấn đề liên quan đến tài sản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và vấn đề quản lý hành chính. Tại Hội nghị góp ý...