Đề xuất Chủ tịch nước được quyền yêu cầu Thủ tướng giải trình
Trong góp ý lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Sở Tư pháp Lâm Đồng đề nghị bổ sung quyền Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao… họp giải trình, giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội.
Ngày 15/3, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị góp ý và báo cáo kết quả lấy ý kiến của bộ này về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Báo cáo cho thấy, có nhiều ý kiến tập trung góp ý vào chương Chủ tịch nước và các kiến nghị liên quan đến Chỉnh phủ, Thủ tướng, các Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Quyền đặc biệt của Chủ tịch nước khi xảy ra chiến tranh
Trong góp ý về những điều khoản cụ thể liên quan đến Chủ tịch nước, Sở Tư pháp Bắc Ninh và Phú Thọ cho rằng, cần phải khẳng định Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội, đối ngoại.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ Đoàn đặc công 1
Sở Tư pháp Quảng Ninh đề nghị bổ sung quy định Chủ tịch nước, trong thời gian Quốc hội không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách chức các chức danh của Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Video đang HOT
Trong khi đó Cục Thi hành án dân sự tỉnh Sơn La cho rằng cần bổ sung nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt của Chủ tịch nước trong điều kiện đất nước có chiến tranh với tư cách là “thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng An ninh”.
Còn Sở Tư pháp Lâm Đồng ý kiến rằng, để đảm bảo vị trí, vai trò của Chủ tịch nước được thực quyền hơn, cần xây dựng một số quy định về quyền của Chủ tịch nước đối với các cơ quan hành chính, cơ quan tòa án, viện kiểm sát, tạo cơ chế đầy đủ, toàn diện đối với việc kiểm soát quyền lực giữa hệ thống các cơ quan. Vì vậy, cần bổ sung quyền của Chủ tịch nước được chủ trì, yêu cầu Thủ tướng, Chánh án Toàn án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao họp giải trình về việc giải quyết các vấn đề bức xúc trong xã hội.
Thủ tướng cũng phải báo cáo trách nhiệm công tác trước dân
Liên quan đến các quy định của Dự thảo về Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ Tư pháp nhấn mạnh về trách nhiệm của Thủ tướng, Dự thảo Hiến pháp mới chỉ bổ sung quy định trách nhiệm của Thủ tướng báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Trách nhiệm của Thủ tướng trong việc báo cáo công tác trước nhân dân thì chưa được quy định, trong khi lại yêu cầu các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm này là chưa hợp lý.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
Theo Bộ Tư pháp Thủ tướng cũng phải có trách nhiệm báo cáo công tác của mình trước nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về công tác của mình. Đây cũng là trách nhiệm chính trị của Thủ tướng, là một phương thức để nhân dân có được cơ chế giám sát hoạt động của Thủ tướng.
Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng, Bộ Tư pháp cho là còn bó hẹp, chưa có điều khoản mở để tạo sự chủ động, linh hoạt cho Thủ tướng điều hành đất nước, nhất là trong những tình huống đột xuất, khẩn cấp.
Hơn nữa cũng chưa có các quy định cụ thể về nhiệm vụ của Thủ tướng với vai trò lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ, nhất là lãnh đạo Chính phủ thực hiện quyền hành pháp; chỉ đạo việc chuẩn bị, triệu tập và chủ tọa các phiên họp Chính phủ; giải quyết những vấn đề còn có ý kiến khác nhanh giữa các thành viên Chính phủ giữa địa phương với các bộ, ngành (trong thực tiễn đã có những trường hợp có sự khác nhau giữa Trung ương, địa phương nhưng chưa có cơ chế giải quyết) hoặc giữa các địa phương với nhau.
Theo Dantri
Bắt hai Phó giám đốc Sở ở Bình Phước
Sáng nay 22.2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với 3 người, trong đó có 2 phó giám đốc Sở.
Cụ thể, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã bắt tạm giam ông Nguyễn Tuấn Cảnh (53 tuổi), Phó giám đốc Sở Tư pháp, kiêm Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh Bình Phước ông Trương Văn Phẩm, Phó giám đốc Sở Tài chính và ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Quỹ phát triển đất (thuộc UBND tỉnh Bình Phước), nguyên Trưởng phòng giá và quản lý công sản (thuộc Sở Tài chính tỉnh Bình Phước) về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, cuối năm 2010, UBND tỉnh Bình Phước đã cho phép bán 323 ha đất cao su thuộc huyện Lộc Ninh (Bình Phước) để đầu tư dự án mở rộng Quốc lộ 13 đoạn Lộc Tấn - Bù Đốp.
Lợi dụng việc này, hội đồng định giá 323 ha đất gồm các bị can như trên đã bán cho một số cá nhân với giá 264 triệu đồng/ha, trong khi giá thị trường vào thời điểm lúc ấy phải từ 450 - 550 triệu đồng/ha.
Việc làm này đã gây thất thoát cho nhà nước số tiền hàng tỉ đồng.
Trước đó, ngày 21.2, Ủy ban kiểm tra tỉnh Ủy Bình Phước đã có quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với 3 bị can.
Rất đông người dân hiếu kỳ đến xem lực lượng chức năng đưa ông Trương Văn Phẩm từ Sở Tài chính về trại tạm giam - Công an tỉnh Bình Phước
Xe chở ông Trương Văn Phẩm về trại tạm giam
Theo TNO
"Cảnh giác, chủ động đối phó với mọi tình hình" Đó là một trong những chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ngày hôm qua 15-2, khi đồng chí đi kiểm tra tình hình đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong những ngày Tết nguyên đán Quý Tỵ, tình hình an ninh trật tự trên địa...